Trong thực hành nghi lễ Công giáo: múa hát dâng hoa, rước kiệu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng truyền thống đến đời sống đạo của giáo dân H'Mông ở giáo xứ Sapa (Lào Cai (Trang 48)

Một phong tục lâu đời của người phương Tây là coi tháng Năm là tháng của hoa. Dần dần tháng Năm, tháng hoa được gắn với hình ảnh mẹ Maria. Sự tôn kính này được lưu truyền rộng rãi và được hệ thống hóa từ cuối thế kỷ XVII.

Từ rất sớm trong phụng tự, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã thực hành nhiều nghi lễ tôn kính Đức Maria với các hình thức như Kiệu Đức Bà, múa hát dâng hoa…

Từ rất lâu, các xứ họ đạo miền Bắc, Trung đều có hội hát và hội dâng hoa thực hiện múa hát dâng hoa trong tháng Năm - tháng Đức Bà - tháng Hoa. Mỗi đội dâng hoa đều có ít nhất 12 em và một em đánh trống chầu cầm nhịp. Các em là con gái tuổi từ 9 đến 16, có thân hình cân đối, khuôn mặt dễ coi, biết hát và múa. Cũng có thể chọn một đội từ 14 đến 17 tuổi.

Thông thường người ta lấy vãn 12 hoa gồm 12 em được gọi là 12 con hoa làm chuẩn. Mười hai con hoa được chia làm 6 cặp, trong 6 cặp chỉ có 5 cặp cầm hoa với một màu (trắng, đỏ, xanh, vàng, tím) còn cặp thứ 6 thì cầm bó đủ màu hoặc có khi cầm nến. Cũng có khi 12 con hoa cầm 12 loại hoa khác nhau như: hồng, cúc, huệ, sen, thược dược… hoa nào không nở vào tháng 5 thì có thể được thay bằng hoa giả.

Ở giáo xứ Sapa, dâng hoa được tổ chức vào tháng 5 và tháng 10 hàng năm. Mỗi nhà thờ họ đều có hai đội con hoa gồm cả nam và nữ tuổi từ 10 đến 13 hoặc 14 và từ 15 đến 18 tuổi. Số con hoa trong một đội từ 16 đến 20 người. Hoa được cắm vào bát hoặc bó. Tuy không cố định từng loại hoa cụ thể nhưng được phân chia theo sắc hoa.

Đạo cụ phục vụ cho múa hát dâng hoa thường đơn giản, cũng giống như ở những nơi khác đều bao gồm quạt giấy, trống chầu và kiệu hoa.

Rước kiệu và múa hát dâng hoa thường được tổ chức vào tối thứ 7 và chủ nhật trong tháng Hoa.

Lời bài hát, giai điệu trong múa hát dâng hoa ở giáo xứ Sapa chủ yếu được lấy từ Thánh ca.

Trong hội làng truyền thống của người Việt có trò chơi kéo chữ. Còn trong múa hát dâng hoa của Công giáo Việt Nam nói chung và ở Sapa nói riêng cũng được di chuyển, sắp xếp theo biểu tượng thập giá, hình mặt trăng, hình ngôi sao (Đức Maria là mặt trăng là ngôi sao biển) hay hình mỏ neo (Đức Maria là niềm trông cậy), hình triều thiên. Hoặc đội hình múa hát dâng hoa xếp theo hình chữ A và M (chữ đầu của AveMaria - kính mừng Maria).

Con hoa được học từ cách cầm hoa, cầm quạt đến học tư thế đứng, tư thế quỳ, cách xoay tròn, cách hái hoa và các biểu tượng ước lệ.

Múa hát dâng hoa là một trong những nghi lễ Công giáo gắn quyện với văn hóa truyền thống Việt Nam. Đó là sự cải biên của các làn điệu dân ca, các sự mô phỏng các điệu múa dân gian, múa chèo, là xếp chữ hay xếp hình tượng. Vì vậy, múa hát dâng hoa vừa mang yếu tố nghi lễ Công giáo, vừa thấm đượm nghi lễ cổ truyền. Ở giáo xứ Sapa, ngoài những nét cơ bản giống các xứ họ đạo khác về múa hát dâng hoa thì cũng có những nét riêng đặc trưng trong văn hóa truyền thống của họ. Trang phục vẫn là yếu tố hàng đầu được giữ gìn và sử dụng trong sinh hoạt tôn giáo của tín đồ Công giáo nơi đây. Không giống hình ảnh các con hoa mặc những chiếc váy

trắng thiên thần, tay cầm bó hoa trong nghi thức dâng hoa. Từ việc tuyển

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng truyền thống đến đời sống đạo của giáo dân H'Mông ở giáo xứ Sapa (Lào Cai (Trang 48)