Văn hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa mới trong thời kỳ 1945-1954 (Trang 77)

Xét từ giác độ học vấn, ngoại trừ một số lượng nhỏ trí thức xuất sắc do thiên phú hoặc do tự đào tạo mình, nền giáo dục thực dân cũ gần như để lại hai

thành phần người trong xã hội: Thành phần không biết chữ và thành phần được đi học.

Thành phần không biết chữ, hay nói theo Hồ Chí Minh là “mù chữ” chiếm hầu hết tổng số dân Việt Nam: “Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta. Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trăm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được?” [52, tr. 36]

Còn đối với thành phần thứ hai, mặc dù được đi học nhưng cũng chẳng khá hơn: “Dưới chế độ thực dân phong kiến, mục đích đi học là cốt được mảnh bằng để làm ông thông, ông phán, lĩnh lương nhiều, ăn ngon, mặc đẹp. Thế thôi, số phận dân tộc thế nào, tình hình thế giới biến đổi thế nào, không hay, không biết gì hết. Mục đích giáo dục nô lệ của thực dân phong kiến chỉ để đào tạo ra những trí thức nô lệ để hầu hạ chúng” [55, tr. 398-399].

Đó là một thách thức không nhỏ trong những ngày đầu thành lập nước, khi cả dân tộc bắt tay vào việc xây dựng một nền văn hóa giáo dục mới.

Để thực hiện thành công những mục tiêu cho toàn bộ nền văn hóa như đã nêu ở phần 2.1, văn hóa giáo dục đóng góp một phần vô cùng quan trọng. Bởi lẽ công cuộc xây dựng một xã hội mới Độc lập - Tự do - Hạnh phúc không thể do một nhóm người hoàn thành trong một thời gian nhất định được. Mà cần phải huy động trí tuệ và sức lực của nhiều thế hệ gian khổ xây dựng trong thời gian rất lâu dài. Việc các thế hệ sau có đi đúng hướng, có làm đúng những nguyện vọng chân chính của những nhà cách mạng chân chính trước không, phụ thuộc rất lớn vào sự nghiệp giáo dục mà Hồ Chí Minh cùng các nhà lãnh đạo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc bấy giờ phải đối mặt.

Ngay trong những ngày đầu tháng 9-1945, nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lá thư Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên học sinh chính là một tuyên ngôn cho nền giáo dục mới: “Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [52, tr. 32-33]. “Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em” [52, tr. 32]

Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh mà cả dân tộc khát khao khó có thể đạt được nếu không có những con người hiện thực tiến hành. Việt Nam phải vượt qua chiến tranh, khôi phục đất nước và đưa đất nước tiến kịp trào lưu chung của cả thế giới, để “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Một nền giáo dục mới phải đào tạo ra những chuyên gia xây dựng đất nước và đào tạo ra những con người để “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Nền giáo dục đó tuyệt đối không được chỉ “sản xuất” ra những con người nô lệ cho những kẻ cầm quyền, không được tạo ra những kẻ chỉ biết răm rắp tuân theo mệnh lệnh một chiều từ trên xuống mà không hề biết đến vận mệnh của bản thân, gia đình và dân tộc như trong thời kỳ trước. Những con người mới phải được tự do theo đuổi và phát triển những năng lực sẵn có của mình. Bởi lẽ mỗi người là một thế giới riêng với đầy đủ năng lực và hạn chế trong bản thân. Cần

có sự tự do cho họ hành động để tự hiểu về khả năng và yếu kém của bản thân, để từ đó tự rèn luyện mình, tự “đào tạo” mình. Điều này bên cạnh tầm quan trọng của chế độ chính trị, một nền giáo dục chân chính là hết sức cần thiết. Sự giáo dục mang tính máy móc, thậm chí chỉ để phục vụ cho những mưu toan chính trị ích kỷ mà Hồ Chí Minh cũng như bao nhà hiện sinh khác trên thế giới lúc bấy giờ lên án, hoàn toàn xa lạ với một chế độ giáo dục mới trong nền văn hóa mới. Đó là mục tiêu và cũng là sứ mệnh to lớn, lâu dài mà cả người lãnh đạo, người dạy, người học cần phải tự nhắc nhở mình trên con đường hướng tới tương lai. Nhưng trước hết, nền giáo dục mới phải làm cho người dân Việt Nam thoát nạn mù chữ trước đã, “giặc dốt” là thứ giặc cần tiêu diệt ngay (đứng sau “giặc đói”):

Quốc dân Việt Nam!

Muốn giữ vững nền độc lập,

Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,

Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” [52, tr. 36]. (Bài Chống nạn thất học trên báo Cứu quốc ngày 4-10-1945)

Chúng ta cần tiêu diệt giặc đói để người dân có đủ thể lực, tiêu diệt giặc dốt để người dân có trí lực. Khi người dân có đủ sức khỏe, người dân mới “học tập tốt, lao động tốt” được; và khi người dân có tri thức, người dân mới có thể tự chăm lo sức khỏe tốt hơn cho bản thân và cộng đồng được. Và khi có đủ thể lực và trí lực dân tộc chúng ta mới đủ khả năng chiến thắng thứ giặc cuối cùng: giặc ngoại xâm. Như vậy, mục tiêu trước mắt đặt ra lúc bấy giờ cho giáo dục là xóa mù chữ, nâng cao dân trí vừa phục vụ tốt cho công cuộc chống ngoại xâm, vừa

phục vụ tốt cho công cuộc xây dựng đất nước trong hoàn cảnh chiến tranh và hòa bình sau này. Mọi quyết định của chủ tịch Hồ Chí Minh đều mang tầm nhìn xa trông rộng, thể hiện một cái nhìn biện chứng thực tiễn vô cùng sắc sảo. Đó là những bài học về phương pháp luận vô cùng quý giá cho các thế hệ sau.

Người còn đưa ra các yêu cầu cho giáo dục như sau:

Một là: Nâng cao dân trí là nhiệm vụ, là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam - những chủ nhân tương lai của chế độ Dân chủ Cộng hòa. “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [52, tr. 8]. Do vậy, việc giáo dục là bắt buộc cho tất cả mọi người, ai cũng phải biết chữ, biết học tập để tiếp thu thêm tri thức cho mình, cho dân tộc. Ngay từ tháng 10 năm 1945, Hồ Chí Minh nói:

“Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí. Chính phủ đã ra hạn trong một năm, tất cả mọi người Việt Nam đều phải biết chữ quốc ngữ. Chính phủ đã lập một Nha Bình dân học vụ để trông nom việc học của dân chúng” [52, tr. 36].

Sau đó, trong bức thư gửi tướng Trần Tu Hòa cuối năm 1945, Hồ Chí Minh viết: “Về văn hoá: Thực hành chế độ giáo dục bắt buộc, mở nhiều trường học, rạp hát, tổ chức các lớp bình dân học vụ, giúp đỡ những người nghèo mà hiếu học. Phát triển thể dục, đức dục, bãi bỏ học phí nhập học do người Pháp đặt ra” [52, tr. 118].

Hai là: Như đã phân tích ở trên, giặc dốt là thứ giặc hết sức nguy hiểm cho dân tộc và chế độ mới, vì vậy, không được chậm chễ, phải nhanh chóng “thanh toán nạn mù chữ”. Từ những ngày đầu sau cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh tuyên bố: “Chính phủ đã ra hạn trong một năm, tất cả mọi người Việt Nam đều phải biết chữ quốc ngữ” [52, tr. 36].

Và năm 1947, khi gặp các đại biểu thân sĩ trí thức, phú hào tỉnh Thanh Hóa, Hồ Chí Minh lại nói: “Tỉnh Thanh Hoá có tiếng là văn vật, nhưng nay xét số người biết chữ còn ít hơn số người chưa biết chữ. Ngày xưa đi học biết chữ nho còn hàng 10 năm mới đọc được, chứ nay chữ quốc ngữ chỉ ba tháng mà còn nhiều người chưa biết chữ. Cái đó các nhà văn hoá phải chịu một phần trách nhiệm. Tôi có ý kiến ra kỳ hạn trong một năm phải thanh toán cho xong nạn mù chữ, các ngài thấy có được không?” [53, tr. 59].

Ba là: Nền độc lập dân tộc có được là do xương máu của biết bao người Việt Nam, nền giáo dục mới này phải là nền giáo dục của dân, do dân, và vì dân. Do vậy, giáo dục phải dành cho toàn dân, có nghĩa là ai cũng được giáo dục và có khả năng giáo dục cho cộng đồng. Hồ Chí Minh nói: “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ, như các anh chị em trong sáu, bảy năm nay đã gây phong trào truyền bá quốc ngữ, giúp đồng bào thất học. Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình. Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử” [52, tr. 36- 37].

Bốn là: Để tránh việc nhiều người nói ít người làm hoặc không có ai chịu trách nhiệm chính, và để tập trung quản lý cho có hiệu quả, phải có cơ quan

chuyên trách việc giáo dục, điều này chúng ta tiến hành thuận lợi vì chính quyền đã thuộc về nhân dân. Hồ Chí Minh tuyên bố:

“Chính phủ đã lập một Nha Bình dân học vụ để trông nom việc học của dân chúng” [52, tr. 36].

Năm là: Giáo dục phải có hệ thống, phải có chương trình để đào tạo ra những con người ưu tú phục vụ tốt cho cách mạng. Trong một phiên họp Ủy ban Cải cách giáo dục khi vừa mới giành được chính quyền, Hồ Chí Minh căn dặn: “Các bậc học nên thành một hệ thống chung. Nhà nước ta là nhà nước của dân, phải lo sao để toàn dân, trước hết là người lao động nghèo được quyền học hành. Phải cấp học bổng cho học sinh nghèo. Từ cấp trung học nên hướng cho học sinh học theo chuyên nghiệp hoặc phổ thông, sớm đi vào các cấp chuyên ban” [35, tr. 219-220]. Năm 1948, trong bức thư gửi Hội nghị Giáo dục toàn quốc, Hồ Chí Minh đã đưa ra những yêu cầu hết sức cụ thể cho giáo dục như sau:

“Chúng ta cần phải có một nền giáo dục kháng chiến và kiến quốc. Vì vậy, chúng ta:

1. Phải sửa đổi triệt để chương trình giáo dục cho hợp với sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.

2. Muốn như thế, chúng ta phải có sách kháng chiến và kiến quốc cho các trường.

3. Chúng ta phải sửa đổi cách dạy cho hợp với sự đào tạo nhân tài kháng chiến và kiến quốc.

4. Chúng ta phải đào tạo cán bộ mới và giúp đỡ cán bộ cũ theo tôn chỉ kháng chiến và kiến quốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Về bình dân học vụ, nhờ sự hy sinh cố gắng của nam nữ giáo viên, đã có kết quả rất tốt đẹp. Bây giờ, số đông đồng bào đã biết đọc biết viết thì chúng ta

phải có một chương trình để nâng cao thêm trình độ văn hoá phổ thông của đồng bào” [53, tr. 462].

Sáu là: Nền giáo dục mới phải thực tế, thực dụng và toàn diện. Hệ thống giáo dục mới phải phù hợp với các tầng lớp, các lứa tuối và các thành phần công việc khác nhau. Mục đích giáo dục là chung nhất (“Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm trọn nhiệm vụ người chủ của nước nhà” [55, tr. 398-399]), nhưng, nội dung cũng như phương pháp giáo dục phải hết sức uyển chuyển, phù hợp với thực tiễn. Yêu cầu thực dụng đối với giáo dục không có nghĩa là tạo ra những con người chỉ biết đến chủ nghĩa cá nhân. Mà cần phải hiểu rằng toàn bộ nội dung giáo dục cần phải phục vụ tốt cho việc kháng chiến - kiến quốc; không được phép có bất cứ tri thức nào viển vông xa rời thực tế, không phục vụ được gì cho cuộc sống người dân và cách mạng. Hồ Chí Minh nói: “Người già thì chết, người trẻ thì già. Chúng ta già thì chúng ta phải chết, ta phải chuẩn bị cán bộ. Trước học một đường, hành một nẻo. Nay phải sửa chương trình làm sao để học thì hành được ngay” [53, tr. 59-60].

Nội dung giáo dục chính là hình ảnh tương lai của dân tộc. Tương lai dân tộc có trở thành hiện thực hay không, đó là sứ mệnh đặt ra cho nền giáo dục kháng chiến - kiến quốc. Đó là một nền giáo dục dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hành. Hồ Chí Minh nói: “Từ tiểu học, trung học, cho đến đại học, là nơi rèn luyện nhi đồng và thanh niên. Óc những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy sự học tập ở trong trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên, và tương lai của thanh niên tức là tương lai của nước nhà. Vì vậy, cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cường, quyết không chịu

thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ. Phải dùng những lời lẽ giản đơn, những thí dụ thiết thực mà giải thích: Dân chủ là gì, tự do là gì, thuộc địa là gì. Vì sao ta phải kháng chiến. Họ có thể làm những việc gì để giúp đỡ kháng chiến. Nên giữ bí mật thế nào, đề phòng Việt gian thế nào. Nên giúp đồng bào tản cư thế nào. Nên giúp bình dân học vụ thế nào, v.v… Cố nhiên, trong lúc dạy, chớ nên làm cho học trò có tư tưởng vị quốc như bọn phát xít, vị quốc nghĩa là chỉ biết yêu trọng nước mình mà khinh ghét nước người. Cũng phải tránh cách nói vu vơ, như có người nói chuyện với các em nhi đồng, mà đem “tân dân chủ” và “cựu dân chủ” ra mà nói. Nói tóm lại: Trong chương trình học, phải trọng về môn tinh thần và đạo đức. Phải tẩy sạch óc kiêu ngạo, tự phụ, mà giáo dục thực dân còn để lại” [53, tr. 102]. Đây là một trong những yêu cầu giáo dục xuyên suốt quá trình kháng chiến - kiến quốc của dân tộc. Trong bức thư gửi Đại hội Giáo dục toàn quốc năm 1951, Hồ Chí Minh lại nhắc nhở:

“Đại hội nên chú ý làm thế nào cho việc giáo dục liên kết với đời sống của nhân dân, với công cuộc kháng chiến và kiến quốc của dân tộc. Làm thế nào để phối hợp việc giáo dục của trường học với việc tuyên truyền và giáo dục chính trị chung của nhân dân” [54, tr. 266].

Bảy là: Phải thi đua trong giáo dục. Trước tiên là thi đua xóa mù chữ: “Về

văn hoá, những nơi đã diệt xong nạn mù chữ thì phải thi đua học thêm nữa.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa mới trong thời kỳ 1945-1954 (Trang 77)