Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đại đoàn kết dân tộc trong

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 74)

tộc trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay

Kế thừa truyền thống đoàn kết của cha ông trong lịch sử, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng Cộng sản Việt nam luôn được coi trọng, nhất quán thực hiện và đạt hiệu quả cách mạng cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, tình hình trong nước và quốc tế có những thay đổi, do đó, chiến lược đại đoàn kết của Đảng cũng có những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng. Trải qua các kỳ Đại hội của Đảng từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986) đến Đại hội lần thứ X (4- 2006) với các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương các khoá trên, đã thể hiện tính nhất quán và đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng ta trong việc kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà đặc biệt là tưởng đại đoàn kết dân tộc nhằm để hình thành và phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới. Đại hội VI của Đảng đã hoạch định đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để. Một trong những cơ sở để Đảng hoạch định đường lối đổi mới là: đổi mới từ các cơ sở Đảng và quần chúng nhân dân. Đảng khẳng định: “Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng” [4, tr.73]. Tháng 6- 1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Cương lĩnh đã khái quát quá trình cách mạng Việt Nam và nêu lên những bài học lớn trong đó có bài học

“Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử. Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Cương lĩnh cũng đồng thời xác định một trong những phương hướng cơ bản để thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh là phải thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất. Năm 1993, công cuộc đổi mới ở nước ta đã giành được những thành tựu bước đầu song cũng đứng trước những thách thức to lớn, nhất là sau sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô. Tình hình đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý, tình cảm của một số cán bộ, đảng viên, gây hoang mang, dao động. Do vậy, ngày 17-11-1993, Bộ Chính trị khoá VII ra Nghị quyết số 07-NQ/TW Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường mặt trận dân tộc thống nhất. Phân tích bối cảnh quốc tế, Bộ Chính trị cho rằng “yếu tố dân tộc trở thành một đặc điểm cực kỳ quan trọng”. Các nước đang phát triển tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức tạp để thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, chống lại các thế lực thù địch nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Nhân dân các nước đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách liên quan đến vận mệnh chung của loài người như giữ gìn hoà bình, bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nổ dân số, ngăn ngừa và đối phó với các bệnh tật hiểm nghèo. Bộ Chính trị nhấn mạnh, đại đoàn kết dân tộc là đường lối cơ bản của Đảng và Nhà nước ta nhằm thực hiện những mục tiêu của công cuộc đổi mới. Tổng kết mười năm đổi mới đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6-1996) chỉ rõ: Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của cả dân tộc; Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hội và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Đó là sự tiếp nối và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

về đại đoàn kết, là sự khẳng định những giá trị lý luận và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001) chủ trương tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên cơ sở động viên và phát huy sức mạnh toàn dân tộc. Đại hội khẳng định: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội” [5, tr.86]. Đây là đường lối đại đoàn kết có nội dung khoa học và cách mạng. Đó là một bước đột phá trong tư duy lý luận của Đảng. Nó không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong thời điểm hiện tại mà còn có giá trị to lớn, sâu xa trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam từ nay về sau. Bởi vì, mục tiêu tổng quát của cách mạng nước ta là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Muốn thực hiện được mục tiêu tổng quát ấy phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, không chỉ bao gồm lực lượng của công nhân, nông dân, trí thức mà còn bao gồm các giai tầng xã hội khác nhau như tiểu chủ, tư sản dân tộc… Do đó, Nghị quyết cũng khẳng định: “Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài” [5, tr.123]. Quan điểm trên chính là sự cụ thể hoá, sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong thời đại toàn cầu và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “lấy mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước

ngoài; xoá bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử quá khứ, thành phần giai cấp. Tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc. Đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội” [6, tr.116]. Làm cơ sở thực hiện đại đoàn kết trong thời kỳ hiện nay. Những quan điểm, chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta nhằm thực hiện đại đoàn kết trong thời kỳ đổi mới đất nước thể hiện qua các nghị quyết từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) đến Đại hội X (2006). Được thể hiện qua các nội dung sau: Đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Là đường lối, chiến lược của cách mạng Việt Nam là nguồn sức mạnh động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo sự thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại đoàn kết dân tộc là sự nghiệp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức. Đảng được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo của mình thông qua đương lối và chính sách, liên hệ mật thiết với nhân dân. Nhà nước không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và quản lý, tạo điều kiện để nhân dân được làm những việc mà pháp luật cho phép. Nhà nước và nhân dân cùng nỗ lực phấn đấu cho sự phát triển của đất nước, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội. Thực hiện đồng bộ các chính sách và pháp luật của Nhà nước nhằm phát huy dân chủ và giữ vững kỷ cương trong xã hội. Tổ chức và động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước làm kinh tế giỏi, phát triển kinh tế đi liền với phát triển văn hoá - xã hội; mỗi hộ đều phấn đấu làm giàu cho mình, cho cộng đồng và đất nước, thu nhập chính đáng, nâng cao đời sống. Chăm lo và bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội. Tôn trọng và phát huy vai trò gương mẫu,

dẫn dắt của những người tiêu biểu, có uy tín trong cộng đồng dân cư, các dân tộc, các tôn giáo… Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh và chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng đã đi vào cuộc sống, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: Cách mạng Tháng Tám thành công; tiến hành hai cuộc kháng chiến suốt 30 năm, đánh thắng mọi thế lực xâm lược từ bên ngoài, hoàn thành thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, vượt qua mọi khó khăn thử thách, giữ vững ổn định chính trị, mở rộng quan hệ hợp tác với bạn bè thế giới, tiến hành công cuộc đổi mới với những thành quả bước đầu.

Bước vào thế kỷ XXI dân tộc ta đang đứng trước một thời kỳ mới, với những triển vọng đầy hứa hẹn, nhưng cũng không ít nguy cơ, thách thức. Trong bối cảnh đó, vấn đề đại đoàn kết càng trở nên vô cùng quan trọng. Thực tế lịch sử cách mạng nước ta mấy chục năm qua đã cho chúng ta bài học quý báu là: dù trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, chừng nào giương cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc, thì chẳng những bảo đảm thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng, mà còn giữ vững được độc lập tự chủ; càng giữ vững được độc lập tự chủ, thì càng có điều kiện, có khả năng thực tế để thực hiện đại đoàn kết dân tộc, và thắng lợi của sự nghiệp cách mạng càng to lớn hơn. Mối quan hệ biện chứng đó đã được Đảng ta giải quyết thành công trong thực tế cách mạng nước ta suốt mấy thập kỷ qua. Điều đó càng chứng tỏ tầm vóc vĩ đại và sức mạnh to lớn của tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)