Đoàn kết với các dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 37)

2.2.3.1. Vai trò của đoàn kết các dân tộc thiểu số trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Các dân tộc thiểu số ở nước ta, đại bộ phận sinh sống ở miền núi, trên một địa bàn lớn, chiếm ba phần tư diện tích tự nhiên của cả nước, nơi có nguồn tài nguyên phong phú đa dạng. Miền núi còn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với môi trường sinh thái của cả nước. Miền núi nhiều nơi là biên cương của Tổ quốc, có nhiều cửa ngõ thông thương với các nước láng giềng và các nước trong khu vực nên có vị trí khá quan trọng không những về kinh tế mà cả về an ninh quốc phòng.

Là một bộ phận hợp thành trong tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh, vai trò của đoàn kết các dân tộc thiểu số không tách rời vai trò đoàn kết nói chung, đồng thời theo Hồ Chí Minh, đoàn kết các dân tộc thiểu số còn có vai trò rất riêng đối với cách mạng Việt Nam.

Xuất phát từ mục tiêu của cách mạng là: Giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (trong đó có giải phóng giai cấp) và giải phóng con người. Đồng thời, quán triệt nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nhưng quần chúng nhân dân phải được giác ngộ, giáo dục, tập hợp, đoàn kết lại thì cách mạng mới giành được thắng lợi. Ngay từ khi hoạt động ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã chú ý đến việc tuyên truyền

cách mạng đến tất cả vùng nông thôn, miền núi, đặc biệt ở một số tỉnh, nơi có “thiên thời - địa lợi nhân hoà”, nơi có “Địa thế hiểm yếu che chở và quần chúng cảm tình ủng hộ” [20, tr.504]. Khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh quyết định chọn Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng. Bởi vì đây có địa hình hiểm trở, các dân tộc thiểu số nơi đây như Người đã nói “rất trung thành, chịu khó”, “rất thật thà và rất tốt”. Hai yếu tố hiểm trở của địa hình và đồng bào có tinh thần cách mạng, trong khi đó lực lượng địch lại mỏng và yếu, do đó ta dễ bề xây dựng chính quyền cách mạng.

Có thể nói, việc chọn Cao Bằng và sau này là Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nam Bộ,… một vùng núi có nhiều thành phần dân tộc thiểu số sinh sống làm căn cứ địa cho cách mạng cả nước, Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện sự vận dụng sáng tạo những lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông ta mà còn thấy rõ tầm quan trọng của đoàn kết các dân tộc thiểu số, trong việc củng cố chính trị, kinh tế, quốc phòng biên giới của Tổ quốc đối với sự thành bại của cách mạng.

Người viết: “Lòng yêu nước của đồng bào, nhập với địa thế hiểm trở của núi sông thành một lực lượng vô địch” [49, tr.19]. Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng: “Miền núi có một vị trí cực kỳ quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng của cả nước” [35, tr.608].

Đại đoàn kết các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam là một quốc sách trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Các dân tộc thiểu số ở nước ta, tuy có nguồn gốc lịch sử, phong tục tập quán, tiếng nói, chữ viết khác nhau, cư trú xen kẽ trên nhiều miền khác nhau của đất nước và có số dân không đồng đều, nhưng từ lâu đã gắn bó, đoàn kết với nhau thành một khối thống nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Lịch sử đã ghi nhận công lao và đóng góp to lớn của các dân tộc miền núi nước ta vào thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, Minh, Thanh. Từ khi bị thực dân Pháp xâm lược, các dân tộc thiểu số lại sát cánh cùng đồng bào người Kinh đứng lên

kháng chiến, chống ngoại xâm. Hưởng ứng Cần Vương có các phong trào của Hà Văn Mao - người Mường, Cầm Bá Thước, Đốc Hạnh, Đốc Thiết - người Thái,… các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Quang Bích ở Hưng Hoá; của Đề Kiều, Đốc Ngữ ở lưu vực sông Đà, đã được hưởng ứng tham gia của nhân dân các dân tộc thiểu số trong vùng. Trong suốt 80 năm đô hộ của thực dân pháp, từ Việt Bắc, Tây Bắc đến Tây Nguyên… không lúc nào không bừng lên các cuộc đấu tranh kiên cường giành quyền sống, quyền tự do của nhân dân các dân tộc thiểu số anh em.

Cũng có một thực tế lịch sử là, hơn 80 năm đô hộ nước ta, với âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt và độc ác, thực dân pháp thực hiện chính sách “chia để trị”. Chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp để lại hậu quả rất nặng nề, phá vỡ truyền thống đoàn kết vốn có giữa các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.

Trên cơ sở của sự hiểu biết sâu sắc về truyền thống đoàn kết của dân tộc, đồng thời thấy rõ âm mưu “chia để trị” của thực dân Pháp. Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc, qua đó để củng cố, tăng cường mối quan hệ bền chặt giữa các dân tộc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Ngay từ những ngày đầu của cách mạng, Người đã quan tâm tới những thanh niên các dân tộc thiểu số ra nước ngoài tìm đường cứu nước, Người đã tập hợp lực lượng thanh niên này thành đội ngũ, trực tiếp huấn luyện, đào tạo để sau này đưa về nước hoạt động cách mạng, làm nòng cốt cho cơ sở đảng ở địa phương đồng bào các dân tộc ở miền núi. Trước khi đặt chân về Tổ quốc, tháng 12 năm 1940, đến biên giới Việt - Trung tại 2 làng Nậm Quang và Ngàm Tấy (Tĩnh Tây, Trung Quốc), Người cũng đã mở lớp huấn luyện cấp tốc cho 40 thanh niên dân tộc ở Cao Bằng, sau đó đưa họ về nước mở rộng phong trào cách mạng và tổ chức đường dây liên lạc về nước.

Sau hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài, trở về nước, Người đã chọn vùng rừng núi có đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống làm “đại bản doanh” để xây dựng, củng cố, phát triển lực lượng cách mạng trong cả nước.

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, để tăng cường sự đoàn kết các dân tộc thiểu số vì sự nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc, Hồ Chí Minh còn tranh thủ, vận động các thủ lĩnh dân tộc, những nhân vật có thanh thế trong các tộc người, kéo họ về với cách mạng. Người đã cử đồng chí Trần Đăng Ninh mang thư của Người lên Đồng Văn gặp “Vua Mèo” Vương Chí Sình, vận động bầu họ Vương vào Quốc hội khoá I, rồi kết nghĩa anh em với “vua Mèo”.

Chính sách đại đoàn kết chân thành của Hồ Chí Minh đã làm thất bại âm mưu “chia để trị” của mọi kẻ thù, đã động viên được các dân tộc thiểu số anh em sát cánh với nhân dân cả nước chiến đấu chống kẻ thù chung, đưa sự nghiệp kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đi đến thắng lợi, hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

2.2.3.2. Đoàn kết các dân tộc thiểu số phải dựa trên cơ sở bình đẳng dân tộc, chống tư tưởng kì thị, hẹp hòi, tư tưởng dân tộc lớn

Bình đẳng dân tộc là một trong những nội dung quan trọng được các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin đề cập đến khi bàn về vấn đề dân tộc.

Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph. ăngghen viết: “Hãy xoá bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng bị xoá bỏ” [13, tr.624]. V.I.Lênin trong tác phẩm về quyền dân tộc tự quyết cũng đã xem “các dân tộc có quyền bình đẳng” là một trong những nội dung cơ bản của Cương lĩnh dân tộc. Nội dung này, sau đó được chính Lênin phát triển và cụ thể hoá trong Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, được thông qua tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản. Bình đẳng dân tộc theo quan điểm của các nhà kinh điển Mác-Lênin là quyền của một dân tộc, không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá

cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da… Bình đẳng dân tộc là bình đẳng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, nhưng trước hết phải bình đẳng về kinh tế. V.I.Lênin viết: “Chế độ dân chủ tư sản, do bản chất của nó, vốn có cái lối đặt vấn đề một cách trừu tượng hoặc hình thức về quyền bình đẳng nói chung, trong đó bao gồm cả quyền dân tộc bình đẳng”, theo Lênin “ngay cả trong vấn đề dân tộc, phải đặt lên hàng đầu không phải là những nguyên tắc trừu tượng hoặc hình thức, mà thứ nhất là sự đánh giá đúng tình hình lịch sử cụ thể và trước hết là tình hình kinh tế” [10, tr.197-198]. Tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng sáng tạo những quan điểm về bình đẳng dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng đối với các dân tộc ở Việt Nam, do những điều kiện về lịch sử, thêm vào đó là hiệu quả của chính sách “chia để trị” lâu dài của thực dân Pháp đã làm cho các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất có sự phát triển chênh lệch nhau về nhiều mặt, có sự xa cách nhau. Vì thế, càng phải đoàn kết, muốn đoàn kết thực sự vững chắc và lâu dài, càng phải quan tâm đến bình đẳng dân tộc, nhất là đối với các dân tộc thiểu số. Xem đó như là một nguyên tắc “nhất thành bất biến” trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung, đoàn kết các dân tộc thiểu số nói riêng. Tiếp thu lời dạy của Lênin rằng: “chỉ có một sự quan tâm lớn lao đến lợi ích của các dân tộc khác nhau thì mới loại trừ được nguồn gốc của mọi sự xung đột, mới trừ bỏ được lòng nghi ngờ lẫn nhau, mới trừ bỏ được nguy cơ gây ra những mưu đồ nào đó, mới tạo được lòng tin, nhất là lòng tin của công nhân và nông dân không nói cùng một thứ tiếng; nếu không có lòng tin đó thì những quan hệ hoà bình giữa các dân tộc cũng như sự phát triển thuận lợi đôi chút của tất cả những gì quý báu trong nền văn minh hiện đại đều tuyệt đối không thể có được” [12, tr.287]. Hồ Chí Minh chỉ rõ tính ưu việt của chế độ ta trong thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc:

“… Trước kia bọn thực dân và phong kiến dùng mọi cách để chia rẽ các dân tộc. Chúng làm cho dân tộc này khinh rẻ và oán ghét dân tộc khác, để chúng dễ dàng áp bức bóc lột tất cả các dân tộc ta. Ngày nay, chế độ ta là chế độ dân chủ, Đảng và Chính phủ ta chăm lo phục vụ lợi ích của nhân dân. Đồng bào tất cả các dân tộc, không phân biệt lớn nhỏ, phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà, để cùng nhau xây dựng Tổ quốc chung, xây dựng chủ nghĩa xã hội là cho tất cả các dân tộc được hạnh phúc, ấm no” [35, tr.282], hoặc “Dưới chế độ thực dân và phong kiến, đồng bào rẻo cao sống rất cực khổ, ngày nay, đồng bào rẻo cao được tự do bình đẳng, không bị áp bức bóc lột như trước kia” [35, tr.323].

Người chỉ rõ tính ưu việt của chế độ dân chủ: “…chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là tất cả đồng bào các dân tộc đều là người chủ nước nhà” [35, tr.326].

Sẽ không có đoàn kết thực sự nếu không có quan điểm và hành động bình đẳng thực sự giữa các dân tộc, giữa đồng chí với đồng chí, đồng bào với đồng bào. Bình đẳng giữa các dân tộc, giữa người với người là một trong những nguyên tắc cao nhất đã được Hồ chủ tịch quan tâm. Vì lẽ đó mà mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập (1945), Người trích bản Tuyên ngôn độc lập (1776) của nước Mỹ: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do…. Dẫn thêm bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (1789) của cách mạng Pháp, Người nhấn mạnh tự do, bình đẳng về quyền lợi cho mọi dân tộc trên phạm vi quốc tế cúng như trong từng quốc gia. Do đó, nguyên tắc bình đẳng là một trong những cơ sở xã hội quan trọng để đoàn kết đồng bào các dân tộc nước ta.

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước nhà được độc lập, một trong những công việc quan trọng đầu tiên mà Hồ Chí Minh đã làm ngay là thực

hiện mối quan hệ bình đẳng giữa các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất trên cơ sở pháp lý. Tại phiên họp hội đồng Chính phủ Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 3 tháng 9 năm 1945, tức là chỉ sau một ngày tuyên bố độc lập, Hồ Chí Minh đã đề nghị “Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái, mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống” [21, tr.8]. Khi báo cáo kết quả tham gia dự thảo Hiến pháp tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá I, Người khẳng định: “Nước ta là một nước thống nhất. Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ”, “chính sách dân tộc của chúng ta là nhằm thực hiện bình đẳng giúp nhau giữa các dân tộc để cùng nhau tiến lên chủ nghĩa xã hội” [33, tr.587]. Vẫn chưa thoả mãn với việc thể chế hoá tư tưởng bình đẳng giữa các dân tộc, Hồ Chí Minh còn khẳng định với đồng bào các dân tộc thiểu số về quyền bình đẳng của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam thống nhất. Phát biểu tại Hội nghị các dân tộc thiểu số ngày 3 tháng 12 năm 1945, Người nói: “Anh em thiểu số chúng ta sẽ được: Dân tộc bình đẳng. Chính phủ sẽ bãi bỏ hết những điều hủ tục cũ, bao nhiêu bất bình trước sẽ sửa chữa đi” [21, tr.110]. Hồ Chí Minh còn thường xuyên chăm lo, đôn đốc và theo dõi những diễn biến cụ thể, những bước triển khai thực hiện để xác lập cơ sở cho việc thực hiện quyền bình đẳng đối với các dân tộc thiểu số, Người nói: “Ngày nay, nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Trong Quốc hội có đầy đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ có “NHA DÂN TỘC THIỂU SỐ” để săn sóc cho tất cả các đồng bào” [21, tr.217].

Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Người đứng đầu soạn thảo đã ghi rõ trong “điều 1: Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo. Điều 8 lại ghi rõ: Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi,

những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung” [42, tr.12].

Đến Hiến pháp năm 1959, do Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo biên soạn, một lần nữa quyền bình đẳng các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất tiếp tục được khẳng định. Điều 3, Hiến pháp năm 1959 ghi rõ: “Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ” [42, tr.32].

Hiến pháp năm 1960: Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước có nhiệm vụ giữ gìn và phát triển sự đoàn kết giữa các dân tộc. Mọi hành vi khinh miệt, áp bức, chia rẽ

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)