Đoàn kết với đồng bào tôn giáo

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 51)

2.2.4.1. Chính sách tôn giáo đúng đắn, tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng

Nghiên cứu tôn giáo, những người sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin nhận thấy, tôn giáo không phải là sản phẩm của tư biện thuần tuý, cũng không phải là của các lực lượng thiêng liêng mà nó được hình thành từ những điều kiện nhất định của hiện thực. Trong điều kiện xã hội mà ở đó, con người chưa có khả năng tự quyết định kết quả các hoạt động của mình thì sự xuất hiện và tồn tại tôn giáo là một tất yếu. Vì vậy, về nguyên tắc, hành động đúng đắn nhất là phải làm thay đổi xã hội trần thế, cải tạo xã hội ấy chứ không phải tiến hành cuộc đấu tranh chống lại ý thức tôn giáo thuần tuý từ phương diện tư tưởng.

Ngoài ra, còn một lý do khác, trước hết, trong xã hội hiện đại, con người có quyền tự do, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng. Do đó, chống lại quyền này cũng có nghĩa chống lại tự do, đi ngược lại tiến bộ xã hội. Hơn nữa, ý thức tôn giáo mà niềm tin là một bộ phận quan trọng có những đặc điểm riêng. Một mặt nó rất khó thay đổi và người ta không thể thực hiện được sự thay đổi đó chỉ thuần tuý bằng vũ khí tư tưởng. Mặt khác, khi cố tình thay đổi nó một cách chủ quan bằng sự ngăn cấm hay cưỡng bức, tất yếu dẫn đến hậu quả là kích thích tính cuồng tín. Do vậy tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là sự lựa chọn đúng đắn và hợp lòng dân. Là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc bảo đảm quyền con người và quyền công dân. Bởi vì, việc bảo đảm đầy đủ các quyền đó trong cuộc sống là sự thể hiện về một xã hội văn minh có nền dân chủ cao, đồng thời trở thành động lực thúc đẩy mọi người dân vươn lên xứng

đáng với quyền của mình nhằm xây dựng một xã hội trong đó họ được tôn trọng. Trong nội dung cấu trúc của các quyền đó thì tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền rất tiêu biểu với nhiều đặc thù của nó. Về quyền này, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức ra và với vai trò là một lãnh tụ tối cao của cách mạng Việt Nam, Người đã luôn tạo mọi điều kiện để bảo đảm cho nó được thực thi trên thực tế. Ngay từ năm 1941, Khi Nguyễn Ái Quốc đã trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được Người khẳng định trong 10 nội dung chính sách của Việt Minh và được xác định là một trong những quyền tự do dân chủ của nhân dân. Việc xác định như thế mang một ý nghĩa cao cả. Một là: Những người cách mạng Việt Nam - đứng đầu là Hồ Chí Minh - đã sáng suốt nhận thấy một hệ thống các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng. Điều đó nói lên rằng những người cộng sản Việt Nam đã không xem giữa tôn giáo và cộng sản chỉ có mặt này mà không có mặt kia. Hồ Chí Minh với tinh thần biện chứng Mácxít đã xem xét vấn đề này một cách sáng tạo. Người nhấn mạnh: “Tôn giáo là duy tâm, cộng sản là duy vật nhưng trong điều kiện hiện tại, người theo đạo vẫn vào Đảng được” [28, tr.115]. Hai là: khẳng định về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở nước ta từ trước khi cách mạng thành công là phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Bởi vì xã hội Việt Nam vốn là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội rất nổi trội. Nó đã và đang là nhu cầu tinh thần của một bộ phận dân cư, vì thế việc nhiều người dân đi theo cách mạng nhưng vẫn đồng thời theo các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau được xem là việc bình thường. Hồ Chí Minh rất đúng khi nhận thấy: Có đồng bào theo đạo Thiên chúa đã nói “Sống theo Đảng, chết theo Chúa” câu nói ấy là tổng kết nhận thức rất đúng tâm trạng của những đồng bào theo đạo có tinh thần yêu nước, họ theo Đảng nhưng vẫn theo Chúa. Chúng ta cần biến câu nói đó thành khẩu hiệu để giáo dục và động viên đồng bào có đạo hăng hái tham gia sản xuất và chiến đấu” [36, tr.575].

Chính sách tự do tín ngưỡng của Việt Minh đã góp phần làm cho cách mạng nước ta tập hợp được toàn bộ các tầng lớp, giai cấp, cộng đồng xã hội tạo nên sức mạnh tổng hợp dẫn đến sự thắng lợi vang dội của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ngay sau khi Việt Nam giành được độc lập, Đảng Cộng sản nắm được chính quyền thì Hồ Chí Minh trong nhiều việc phải quan tâm, Người đã chú trọng ngay đến việc khẳng định tính pháp lý của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, ngày 3 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Thực dân phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết” [22, tr.70]. Trong cuộc Tổng tuyển cử bầu ra các đại biểu của Quốc hội khoá I, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó” [22, tr.133]. Đến năm 1946, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ bắt tay vào việc xây dựng bản Hiến pháp đầu tiên của mình dưới sự chỉ đạo biên soạn của Hồ Chí Minh. Ngày 8 tháng 11 năm 1946, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà long trọng thông qua bản Hiến pháp này, trong đó khẳng định: “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng” [42, tr.10]. Để thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, Hồ Chí Minh cho rằng cần có những điều kiện nhất định về kinh tế - xã hội - văn hoá,… và toàn Đảng, toàn dân cần ra sức tạo những điều kiện ấy. Theo Người độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết nhất. Cho nên, trong những hoàn cảnh nền độc lập dân tộc đang bị đe doạ, Hồ Chí Minh kêu gọi đặt độc lập dân tộc lên trên hết. Tháng 1 năm 1946 lúc nước nhà đang đứng trước nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược lần nữa, Người đã kêu gọi “nước không độc lập thì tôn giáo không được tự do, nên chúng ta phải làm cho nước độc lập đã” [39, tr.32]. Theo Hồ Chí

Minh, chính thực dân Pháp xâm lược đã tước đi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và do đó, chúng sẽ thất bại. Ngày 21-12-1947, trong thư gửi đồng bào Công giáo nhân dịp lễ Noen, Người viết: “Gần 2000 năm về trước, Đức Chúa đã cho loài người quyền tự do và dạy loài người lòng bác ái. Thế mà thực dân phản động Pháp tàn sát đồng bào ta, phá phách nhà thờ chung, khinh rẻ tôn giáo. Chúng làm trái với lòng của Chúa, chúng sẽ bị tội và sẽ thất bại” [23, tr.333]. Còn trong thư gửi Hội phật tử Việt Nam ngày 15 tháng 7 Âm lịch năm 1947. Hồ Chí Minh cũng viết “Nước có độc lập thì đạo Phật mới dễ mở mang” [23, tr.197]. Theo Người, quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân chỉ có thể thực sự được đảm bảo khi cả dân tộc ta giành được quyền tự do và độc lập cho nên mọi người Việt Nam dù có tín ngưỡng hay không đều phải góp phần mình để giành và giữ vững nền độc lập nước nhà. Như vậy, việc giành thắng lợi cho sự nghiệp tự do độc lập của dân tộc ta là mục tiêu cao nhất của lực lượng lãnh đạo cách mạng, đồng thời là của toàn thể nhân dân ta, trong đó có đồng bào tôn giáo. Đạt đến mục tiêu đó, tôn giáo chẳng những được tự do mà còn “tươi sáng” nữa. Về tương lai đó, năm 1948, trong thư gửi đồng bào Công giáo toàn quốc nhân ngày lễ Thiên chúa giáng sinh, Hồ Chí Minh đã viết: “Hôm nay, đồng bào lễ Chúa trong một bầu không khí chiến tranh, vì giặc Pháp còn đang giày xéo trên đất nước ta. Song rồi đấy, thắng lợi sẽ cho chúng ta lễ Chúa long trọng hơn, trong một bầu không khí vui vẻ và tươi sáng của một nước hoàn toàn thống nhất và độc lập” [24, tr.538]. Nhưng để giành tự do độc lập cho Tổ quốc, để tôn giáo có tự do thì không thể không có sự tham gia tranh đấu và hy sinh của cộng đồng các dân tộc nói chung và của đồng bào các tôn giáo nói riêng. Hồ Chí Minh thấy rõ thực tế ấy khi Người viết: “Trong cuộc kháng chiến, nhiều đồng bào Công giáo đã hăng hái hy sinh”. Hoặc: “Trong cuộc kháng chiến cứu nước đồng bào Phật giáo đã làm được nhiều” [24, tr.197]. Hồ Chí Minh đấu tranh không khoan nhượng với những kẻ lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng để tuyên truyền kích động quần chúng chống lại

cách mạng. Người khẳng định: Bảo vệ tự do tín ngưỡng, nhưng kiên quyết trừng trị những kẻ đội lốt tôn giáo để phản Chúa, phản nước [40, tr.10], bởi vậy đồng bào các tôn giáo cần đề cao cảnh giác, “chớ mắc mưu những kẻ tuyên truyền lừa bịp” [51, tr.13]. Theo Hồ Chí Minh, trong lúc cần “tẩy trừ những kẻ bôi nhọ Thiên chúa, làm tay sai cho đế quốc, phạm những tội phản Chúa, phản quốc, hại dân” thì cũng phải khoan hồng đối với những đồng bào có tín ngưỡng lầm đường lạc lối mà đã tỉnh ngộ, trở về với nhân dân. Như vậy, quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền tự do tín ngưỡng vừa chặt chẽ, vừa rộng lớn, vừa phản ánh được tinh thần dân chủ và nhân văn, vừa có tính khả thi trong hiện thực. Thời kỳ miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh luôn kiên trì và giải thích rõ cho đồng bào về mối quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội và tôn giáo rằng tôn giáo không hề bị hạn chế dưới xã hội chủ nghĩa. Khi trả lời câu hỏi của cử tri Hà Nội vào ngày 10 tháng 5 năm 1958 là “tiến lên chủ nghĩa xã hội thì tôn giáo có bị hạn chế không? - Người đáp - Không. ở các nước xã hội chủ nghĩa, tín ngưỡng hoàn toàn tự do. ở Việt Nam cũng vậy” [33, tr.76]. Từ đó, Người kêu gọi tất cả mọi người, không phân biệt lương - giáo tích cực tham gia vào sự nghiệp thống nhất, xây dựng đất nước giàu mạnh. Đêm Noen năm 1955, Hồ Chí Minh vui mừng cùng đồng bào có tôn giáo và mong mỏi: “Miền Bắc của ta đã hoàn toàn giải phóng. Nhân dân ta ở miền Bắc được vui sống tự do, làm ăn yên ổn, đồng bào Công giáo thì được tự do thờ Chúa, không còn bị địch đánh chiếm nhà thờ, tàn sát dân lành, gây ra bao nhiêu khổ nhục. Tiếng chuông nhà thờ năm nay mừng sinh nhật Chúa là tiếng chuông hoà bình, tự do, hạnh phúc trong lòng của mọi đồng bào Công giáo ở miền Bắc ta… Tôi mong đồng bào Công giáo ta sẽ hết lòng hết sức cùng toàn dân kiên quyết đấu tranh cho nước nhà thống nhất, giữ vững hoà bình. Tôi mong đồng bào Công giáo cũng như mọi người dân yêu nước, ra sức góp phần xây dựng miền Bắc của ta vững mạnh, cố gắng thi đua sản xuất làm cho nước mạnh, dân giàu. Tôi thân ái chúc đồng bào Công giáo năm

nay được Chúa ban nhiều phước lành và lập nhiều thành tích mới lợi dân ích nước” [31, tr.99-100]. Trong thư gửi đồng bào Công giáo nhân dịp lễ Noen năm 1953, Người viết: “Chúng ta kháng chiến cứu nước, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, cải cách ruộng đất làm cho người cày có ruộng, tín ngưỡng tự do. Như thế là những việc Chính phủ và nhân dân ta làm đều hợp với tinh thần Phúc âm. Cho nên tôi chúc đồng bào Công giáo làm trọn chính sách của Chính phủ cũng là làm trọn tinh thần của Chúa Cơ Đốc” [28, tr.197]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo nói chung và quyền tự do tín ngưỡng nói riêng đã có tác dụng to lớn trong việc đoàn kết dân tộc, cuốn hút được quần chúng tín đồ xung quanh Đảng thực hiện thắng lợi hai cuộc kháng chiến thần thánh. Tư tưởng đó vẫn còn nguyên giá trị trong điều kiện đổi mới đất nước hiện nay.

2.2.4.2. Về đoàn kết các tôn giáo

Các nhà kinh điển mác xít như C.Mác và Ph.Ăngghen chủ yếu phân tích cơ sở triết học của tôn giáo để chỉ ra nguồn gốc, bản chất của tôn giáo, giúp cho giai cấp vô sản khỏi bị ảnh hưởng của thế giới quan duy tâm tôn giáo. Hai ông chưa có điều kiện để đi sâu vào vấn đề cụ thể như đoàn kết giữa những người có đức tin tôn giáo với nhau hay với những người vô thần. Lênin đã đề cập đến những vấn đề cụ thể trong quan hệ với tôn giáo, trong đó có vấn đề đoàn kết với quần chúng có đạo: không được làm tổn thương đến tính chất tôn giáo của quần chúng… Nhưng Lênin cũng chưa đủ thời gian để xây dựng một chính sách tôn giáo hoàn chỉnh dưới chính quyền Xô Viết nói chung, vấn đề đoàn kết với các tầng lớp đồng bào có đạo, các chức sắc tôn giáo nói riêng.

Từ những hiểu biết sâu sắc về văn hoá, về tôn giáo ở Việt Nam, Người thấy được một sợi dây xâu chuỗi giữa các tín đồ tôn giáo và người không theo tôn giáo đều là những người mất nước, đều là những người nô lệ. Do đó muốn có tự do tín ngưỡng thì phải giành lại độc lập dân tộc, vì “đất nước có được độc lập, tôn giáo mới được tự do”, vậy ngay từ những ngày đầu thành lập

nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Hồ Chí Minh đã phát biểu trong cuộc họp Hội đồng Chính phủ lâm thời: “Hiện nay những vấn đề gì là cấp bách hơn cả. Theo ý tôi có 6 vấn đề: …Vấn đề thứ 6: Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương để dễ dàng thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết” [22, tr.9]. Ưu tiên giải quyết lợi ích dân tộc, kết hợp hài hoà với việc giải quyết lợi ích giai cấp bằng cách tăng cường sức mạnh dân tộc, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng cả trong kinh tế, chính trị và xã hội - có thể nói - là quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh. Đối với vấn đề tôn giáo, Người cũng có cách giải quyết tương tự. Trong buổi Lễ mừng Liên hiệp quốc gia ra mắt do các Phật tử tổ chức tháng 1-1946, Hồ Chí Minh phát biểu rằng: “Nước Phật ngày xưa có những 4 đảng phái làm ly tán lòng dân và hại Tổ quốc. Nhưng nước Việt Nam ngày nay chỉ có 1 đảng phái là toàn dân quyết tâm giành độc lập. Tín đồ Phật giáo tin ở Phật; tín đồ Giatô tin ở đức Chúa Trời, cũng như chúng ta tin ở đạo Khổng. Đó là những vị chí tôn nên chúng ta tin tưởng. Nhưng đối với dân ta, ta đừng có làm gì trái ý dân. Dân muốn gì ta phải làm nấy” [22, tr.148].

Như vậy, so với tư tưởng của Mác, Ăngghen, Lênin, về nguyên tắc, Hồ Chí Minh không có gì khác biệt nhưng mục tiêu cũng như nội dung của chiến lược đoàn kết đã được cụ thể hoá cho phù hợp tình hình và hoàn cảnh Việt Nam. Ở Mác, Ăngnghen, Lênin, mục đích là chủ nghĩa xã hội thì ở Hồ Chí Minh được cụ thể hơn là nước độc lập, dân tự do, đồng bào ai cũng có cơn ăn, áo mặc và được học hành. Đối tượng của đoàn kết ở Mác, Ăngghen, Lênin là công - nông thì ở Hồ Chí Minh mở rộng ra là mọi người Việt Nam yêu nước,

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)