Khái niệm đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 26)

Theo từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa đoàn kết là: “Đoàn kết là kết thành một khối, thống nhất ý chí, không mâu thuẫn chống đối nhau đoàn kết với nhau, đoàn kết dân tộc” và “Đại đoàn kết là: Đoàn kết rộng rãi, chính sách đoàn kết giữa các dân tộc” [55, tr.645-576]. Kế thừa truyền thống đoàn kết của dân tộc, nhân loại trên nền tảng nhân văn, đoàn kết hoà bình của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề đoàn kết. Theo thống kê, Hồ Chí Minh đã sử dụng cụm từ “Đoàn kết”, “Đại đoàn kết” (được công bố trong Hồ Chí Minh, toàn tập, 12 tập, Nxb chính trị quốc gia ấn hành năm 1995 và 1996) là 1.707 tài liệu trong đó: “Đoàn kết” là 1.654 tài liệu còn “Đại đoàn kết” là 53 tài liệu. Người đã định nghĩa khái niệm về đại đoàn kết như sau: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đại đoàn kết đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết nó cũng như cái nền của nhà gốc của cây, nhưng đã có nền vững gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác” [28, tr.438 ]. Chủ tịch Hồ Chí Minh lại tiếp nối luận điểm trên và nêu rõ các nguyên tắc của đại đoàn kết. “Đoàn kết rộng rãi và lâu dài :Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị” [28, tr.438 ]. Nguyên tắc rộng rãi thể hiện ở chỗ: “Ai có tài, có sức, có đức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. “Bất kỳ ai thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ” [28, tr.438].

Nguyên tắc lâu dài là “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà”. “Đoàn kết rộng

rãi, chặt chẽ đồng thời phải củng cố nền có vững nhà mới chắc chắn, gốc có tốt thì cây mới tốt hơn. Trong chính sách đoàn kết cần phải chống lại hai khuynh hướng sai lầm: Cô lập hẹp hòi và đoàn kết vô nguyên tắc, phải lấy nguyên tắc mà củng cố đoàn kết, phải lấy đoàn kết mà đẩy mạnh công tác” [28, tr.438]. Từ những quan niệm nêu trên của Hồ Chí Minh và qua nghiên cứu những bài nói, bài viết về đại đoàn kết của Người, có thể rút ra kết luận về khái niệm đại đoàn kết của Hồ Chí Minh: “Là một hệ thống những luận điểm, nguyên tắc, phương pháp, biện pháp giáo dục, tổ chức hành động của các lực lượng cách mạng nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của dân tộc, quốc tế trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Nói một cách khác, đó là chiến lược xây dựng, củng cố, mở rộng, tăng cường lực lượng cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xã hội, con người” [43, tr.132-133].

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 26)