VIỆT NAM TRUNG ĐẠI GIAI ĐOẠN 1945 - 1975
VIỆT NAM TRUNG ĐẠI GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 miền Bắc
Trong suốt 30 năm 1945 - 1975, lịch sử dân tộc liên tiếp trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Trong khoảng thời gian đó, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội đã tác động nhiều đến tình hình nghiên cứu văn học tại Việt Nam và việc phân vùng Nam - Bắc trong giai đoạn này có những cơ sở nhất định của nó.
Ở miền Bắc, sau 1945, do điều kiện của cuộc kháng chiến chống Pháp, một số phương pháp nghiên cứu trước cách mạng vẫn còn được sử dụng và phương pháp phân tâm học nằm trong số đó. Năm 1951, trong công trình
Văn nghệ bình dân Việt Nam, Trương Tửu vẫn kiên trì ứng dụng lí tuyết này vào nghiên cứu văn học dân gian và những tác giả mà ông cho là “có tính chất bình dân”. Theo ông “đặc tính nghệ thuật của văn nghệ bình dân Việt Nam” là “lồng trong một cái khung “dâm”. Nhất là truyện tiếu lâm thì hoàn toàn lấy sự dâm làm xương sống của mọi cốt truyện, mọi hành vi, mọi nhân vật. Hình như về điểm này người bình dân Việt Nam bị ẩn ức thái quá cho nên mới phản ứng lại táo bạo như vậy. Một phần lớn ca dao, toàn thể tiếu lâm, rất nhiều câu đố mà người ta gọi là “tục”, cả đến lối chửi rủa của người đàn bà bình dân, nữ sĩ Hồ Xuân Hương, vô số thơ ca không kí tên tác giả đã Xuân Hương hóa… chứng minh rằng cái “giống”, sự “đực cái” quả là một kính tam lăng, sự vật bên ngoài phải chiếu qua đó mới lọt được vào đầu óc người bình dân Việt Nam.