Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một con người nhân ái,

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường Cao đẳng ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 34)

ái, vị tha, khoan dung nhân hậu hết mực vì con người

Tình yêu thương mà Hồ Chí Minh giành cho mọi người không phân biệt tuổi tác, thành phần xuất thân. Đó là nỗi đau khi nhìn thấy em bé ở nhà lao; là sự xót thương cho nỗi khổ của người phụ nữ trong ngục tù; là sự đồng cảm với người canh gác ngục thất; là đêm trắng trằn trọc thương đoàn dân

công hành quân giữa đêm đông giá rét; là tình thương gửi người chiến sĩ nơi biên thùy; là sự sẻ chia với người cảnh vệ bên cạnh. Tình cảm mà Người giành cho nhân dân luôn gắn liền với việc chăm lo đời sống cho nhân dân. Trong Di chúc, Người căn dặn “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân”. Tình cảm của Người luôn thể hiện qua sự gần gũi với nhân dân. Là một Chủ tịch nước nhưng Người đã không ngần ngại tăng gia sản xuất. Bác xuất hiện dưới ruộng đồng tát nước, gặt lúa, thăm bà con nông dân. Người cũng tự vác ba lô, hành lý và giặt đồ khi hành quân lên Việt Bắc. Không những vậy, lòng nhân ái của Người còn thể hiện qua sự khoan dung, độ lượng với những người lầm lỗi, thậm chí cả kẻ thù. Tình thương, lòng nhân hậu, bao dung của Người đã được nhà thơ Tố Hữu chắp lời: “Bác ơi tim Bác mênh mông thế. Ôm cả non sông trọn kiếp người”.

1.3.5. Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường

Là một vị nguyên thủ quốc gia nhưng hình ảnh thân quen mà chúng ta thường thấy là Bác trong bộ trang phục màu nâu và kaki giản dị. Đôi dép thân quen của Bác là đôi dép cao su “đi khắp nẻo quê nhà”. Món ăn mà Người ưa thích không phải “sơn hào, hải vị” mà là món cá kho tương ăn với rau muống luộc. Ngôi nhà Người ở sau ngày độc lập là ngôi nhà cũ của anh thợ điện, mùa hè thì oi bức, mùa đông thì rét buốt. Sau đó, Người chuyển sang nhà sàn đơn sơ và mãi đến năm 1967, khi bom Mỹ bắn phá ác liệt Người mới đồng ý để Bộ Chính trị xây cho Người một căn nhà mái bằng để tránh bom đạn. Đó chính là cuộc sống của người đứng đầu quốc gia. Khi làm việc, Người luôn chan hòa với mọi người từ các tướng lĩnh quân đội đến nhân viên cảnh vệ, Người không bao giờ có thái độ quan cách với nhân viên cấp dưới kể cả lúc họ phạm lầm lỗi. Bên cạnh đó, Người luôn quý trọng thời gian của chính

mình và của mọi người; vì vậy Người bao giờ cũng đến đúng giờ và nghiêm khắc phê bình những người đến muộn làm lãng phí thời gian của những nguời khác. Các đồ dùng thiết bị Người luôn giữ gìn cẩn thận và chỉ thay khi không thể dùng được nữa. Ví như chuyện Người không đồng tình với việc thay ôtô cũ bằng ôtô mới, vì chiếc ôtô kia tuy cũ nhưng vẫn tốt. Bấy nhiêu những phẩm chất đức tính cao cả chung đúc lại trong con người Hồ Chí Minh đã làm cho “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trở nên vô cùng vĩ đại nhưng cũng hết sức gần gũi. Đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Cao mà không xa, mới mà không lạ, sáng chói mà không choáng ngợp, gặp lần đầu mà như quen từ lâu”.

Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là một hệ thống quan điểm rất toàn diện, phong phú và sinh động. Người đã dày công xây dựng cho Đảng, cho nhân dân ta một nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Đó là một nền đạo đức không những đã kế thừa được những tinh hoa đạo đức của nhân loại mà còn mang đậm bản sắc của dân tộc và dấu ấn Hồ Chí Minh. Nền đạo đức ấy luôn vận động và phát triển cùng với sự vận động và phát triển của thực tiễn cách mạng nước ta và trở thành một phần không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của mọi người dân nước Việt. Nền đạo đức cách mạng do Hồ Chí Minh xây dựng đã góp một phần không nhỏ trong sự thắng lợi của các cuộc đấu tranh của một dân tộc nhỏ bé chống lại những kẻ thù hùng mạnh hơn rất nhiều lần để bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Trong giai đoạn hiện nay, thực tiễn xây dựng và bảo vệ đất nước trong tình hình mới lại càng đặt ra yêu cầu cấp thiết đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân ta phải quán triệt sâu sắc hơn những tư tưởng đạo đức cách mạng của Người, vận dụng những tư tưởng và nguyên tắc xây dựng đạo đức mà Người đã nêu ra để tao lập và phát triển một nền đạo đức Việt Nam mới.

Bên cạnh đó, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một tấm gương đạo đức của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại, nhưng đó đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường, ai cũng có thể học theo để làm một người cách mạng, một người công dân tốt hơn. Với mục tiêu đào tạo ra một lực lượng lao động trẻ, có tri thức, có đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh thì việc giáo dục đạo đức nói chung và tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một yêu cầu tất yếu của nền giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Chƣơng 2

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG Ở HẢI PHÒNG HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG VÀ TẤM GƢƠNG

ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

2.1. Sự cần thiết giáo dục đạo đức cho sinh viên theo tƣ tƣởng và tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh

2.1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên và việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên

2.1.1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên

Thanh niên là một tầng lớp xã hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự vận động và phát triển của xã hội. Thực tiễn lịch sử nhân loại đã chứng minh một chân lý: sự thành - bại, thịnh - suy của mỗi dân tộc phần lớn phụ thuộc vào thanh niên.

Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quan tâm và đánh giá rất cao vai trò của thanh niên đối với sự phát triển của đất nước. Sau này, trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, Người luôn chăm lo, giáo dục thanh niên, giao nhiệm vụ và từng bước dìu dắt họ tham gia các lực lượng cách mạng. Tư tưởng của Người về vai trò của thanh niên thể hiện qua các luận điểm sau:

- Muốn thức tỉnh một dân tộc trước hết cần phải thức tỉnh thanh niên.

Sau khi tiếp cận chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm thấy ở đây con đường giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh bắt đầu tiến hành xây dựng lực lượng cách mạng mà đối tượng Người hướng đến, quan tâm hàng đầu và đặt nhiều hy vọng nhất chính là thanh niên. Người cho rằng, thanh niên là những người trẻ tuổi, có sức khỏe, có sự nhiệt tình, hăng hái, ham hiểu biết, nhanh chóng tiếp thu cái mới… Do đó, đây là lực lượng xung kích, đi đầu trong sự nghiệp cách mạng nước nhà. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là một bộ phận thanh niên nước ta trong những năm đầu của thế kỷ XX đã bị nền giáo dục thực dân “nhồi sọ”,

quên đi thân phận của người dân mất nước, cam chịu kiếp sống nô lệ. Đây là hậu quả của chính sách nô dịch về văn hóa mà thực dân Pháp đã áp dụng đối với nước ta. Sau khi xác lập được chế độ thống trị của mình, bên cạnh việc tăng cường bóc lột, vơ vét thuộc địa, thực dân Pháp còn ra sức xây dựng một nền giáo dục thực dân, đào tạo tay sai cho chúng. Do đó, năm 1925, trong bài

Thư gửi thanh niên An Nam từ năm 1925, sau khi phê phán toàn quyền Pháp

P. Đume và kể về sự phấn đấu của thanh niên Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Hồ Chí Minh viết: “Thế thì thanh niên của ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: họ không làm gì cả. Những thanh niên không có phương tiện thì không dám rời quê nhà; những người có phương tiện lại chìm ngập trong sự biếng nhác; còn những kẻ đã xuất dương thì chỉ nghĩ đến việc thoả mãn tính tò mò của tuổi trẻ mà thôi! Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám Thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh” [36, tr.133]. Như vậy, với Hồ Chí Minh, thức tỉnh thanh niên chính là điều kiện tiên quyết để đi đến thức tỉnh một dân tộc dám đứng dậy đấu tranh giành lại nền độc lập cho đất nước mình.

- Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, của dân tộc

Mùa xuân vốn là mùa đẹp nhất và là mùa khởi đầu của một năm - mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật sinh sôi phát triển. Trong cuộc đời của con người thì tuổi trẻ chính là những tháng ngày đẹp nhất, đây là lúc con người khỏe mạnh nhất, hăng hái nhất, nhiều ước mơ hoài bão nhất… Do đó, trong

Thư gửi học sinh, Người viết: “Một năm khởi đầu từ mùa Xuân. Một đời khởi

đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội” [38, tr.167]. Luận điểm trên của Người cho thấy vai trò của thanh niên đối với sự phát triển của xã hội. Họ chính là những người giữ trong tay tương lai, vận mệnh của dân tộc và sẽ là những người đưa đất nước tiến lên sánh ngang với các cường quốc năm châu.

Xuất phát từ quy luật vận động của xã hội loài người, Hồ Chí Minh khẳng định tuổi trẻ không những là người kế tục các thế hệ đi mà còn là tương lai của đất nước, của dân tộc. Sự nghiệp cách mạng là một quá trình lâu dài, bao gồm nhiều nhiệm vụ, nhiều giai đoạn khác nhau. Trong tiến trình ấy, lớp người hiện tại không thể nào giải quyết hết được, hơn nữa, thực tiễn cuộc sống luôn đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi tiếp tục phải giải quyết. Vì thế, nếu thiếu lực lượng kế cận xứng đáng thì chẳng những sự nghiệp cách mạng sẽ gặp khó khăn mà ngay cả những gì đã có cũng khó được giữ gìn, bảo tồn. Đối với xã hội, thanh niên là lực lượng quan trọng nhất, quyết định tương lai của dân tộc. Vì vậy, ngay từ năm 1925, khi truyền bá tư tưởng cách mạng cho dân tộc, Hồ Chí Minh chọn đối tượng đầu tiên là thanh niên và Người tập hợp họ trong tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Người nhấn mạnh: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên” [39, tr.185].

Như vậy có thể nói, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thanh niên có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Để trở thành người kế tục xuất sắc sự nghiệp xây dựng đất nước của cha anh, thế hệ thanh niên hôm nay phải tự rèn luyện và học tập để trở thành những con người mới đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước. Con người mới trong giai đoạn hiện nay không chỉ cần có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, mà còn phải có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng để có thể mới đưa đất nước vững bước tiến vào thế kỷ XXI “sánh ngang với các cường quốc năm châu” như Chủ tịch Hồ Chí Minh kỳ vọng.

2.1.1.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của việc việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên

Từ việc nhận thức được vai trò quan trọng của thanh niên, Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho họ. Vì theo Người, đạo đức là nhân cách, là lẽ sống của con người, là nền tảng

của người cách mạng, cũng như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa xấu xa thì còn làm nổi việc gì?” [39, tr. 252-253]. Do đó, theo Người, đối với các dân tộc phương Đông giàu tình cảm, trọng đạo lý, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trò vô cùng quan trọng. Một con người hoàn thiện, cần phải có đủ hai yếu tố, đó là đứctài, nhất là đối với thanh niên. Người nói: “Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy cho nên phải tự giác, tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình. Tức là thanh niên phải có đức, có tài…” [43, tr.172]. Đây là hai yếu tố có mối quan hệ hữu cơ, không thể tách rời nhau, như Người nói: “Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì có ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. [43, tr.172]. Như vậy, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên là nhằm làm cho họ trở thành những người công dân thực sự có ích cho xã hội, cho sự nghiệp cách mạng của đất nước và trên hết, là sự chấn hưng và phát triển nước nhà. Muốn làm được điều đó, nhà trường, gia đình và xã hội phải chú trọng hơn nữa về “đức dục”, dành ưu tiên nhiều hơn nữa về nội dung, chương trình, thời gian kết hợp “đức dục” với các khoa học khác để góp phần hoàn thiện nhân cách của người thanh niên XHCN.

Quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn quan tâm, giáo dục và đặt niềm tin vào thế hệ thanh niên trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư (khoá VII) về công tác thanh niên đã chỉ rõ: Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào thanh niên, vào việc bồi dưõng, rèn luyện thế hệ thanh niên…

Tại Hội nghị Trung ương bảy, khoá X, Đảng ta một lần nữa khẳng định: "Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khoẻ và sáng tạo" [11, tr.35].

2.1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đọan hiện nay

2.1.2.1. Đặc điểm lứa tuổi, tâm lý và trình độ học vấn của thanh niên sinh viên

Sinh viên là một bộ phận của thanh niên cả nước, sinh viên mang đầy đủ các đặc điểm của lứa tuổi thanh niên. Họ có nhiều ưu thế của tuổi trẻ, đây là lứa tuổi có thể tiếp nhận những lý tưởng cao cả, khát khao lý tưởng và hành động thực hiện lý tưởng, hướng tới các giá trị tốt đẹp. Nhưng vì tuổi đời còn ít, do vậy họ chưa đủ kinh nghiệm và sự từng trải để suy xét, đánh giá, lựa chọn những giá trị theo sự chỉ dẫn sáng suốt của lý trí và họ cũng dễ bị các

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường Cao đẳng ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 34)