Tư tưởng Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường Cao đẳng ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 27)

Để xây dựng nền đạo đức mới, Hồ Chí Minh đã đề ra một số nguyên tắc và suốt đời thực hiện không mệt mỏi, tự rèn mình, giáo dục đảng viên và mọi người cùng thực hiện. Đó là các nguyên tắc:

Nói phải đi đôi với làm thì mới mang lại hiệu quả thiết thực cho bản thân và có tác dụngvới người khác. Nói đi đôi với làm trước hết là sự nêu gương của thế hệ đi trước đối với thế hệ sau… là rất quan trọng mà trong gia đình là tấm gương của cha mẹ đối với con cái, ông bà đối với các cháu, anh chị đối với các em. Nói đi đôi với làm còn nhằm chống lại thói đạo đức giả, bởi vì trong thực tế có những người miệng nói “dân chủ” nhưng bụng lại “quan chủ”. Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vai trò làm gương của đảng viên trước quần chúng. Người đã từng nói, đại ý là: trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” thì sẽ được yêu quý. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc tuyên dương “người tốt, việc tốt”, bởi Người ý thức sâu sắc một chân lý: một tấm gương tốt còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền.

Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi

Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp nhất thì phải chống những biểu hiện sai trái vô đạo đức. Bởi vì, trong mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng nên ta phải loại trừ cái xấu, cái ác và làm cho phần tốt nảy nở như hoa mùa xuân. Xây đi đôi với chống là muốn xây thì phải chống; chống nhằm mục đích xây. Việc xây dựng đạo đức trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới từ trong gia đình đến nhà trường và ngoài xã hội. Những phẩm chất chung nhất, cơ bản nhất lại phải được cụ thể hoá cho sát hợp với từng giai tầng, từng lớp đối tượng khác nhau. Đó là điều Hồ Chí Minh đã làm trong việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên, công nhân, nông dân, trí thức, bộ đội, công an, thanh thiếu niên nhi đồng… Trong khi xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mới phải đồng thời chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức vẫn thường diễn ra. Điều quan trọng là phải phát hiện sớm,

hướng mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức. Hơn nữa còn phải thấy trước những gì để đề phòng, ngăn chặn.

Xây đi đôi với chống trên cơ sở tự giáo dục, đồng thời phải tạo thành một phong trào quần chúng rộng rãi… Hồ Chí Minh đã phát động nhiều phong trào như vậy. Đó là năm 1952 phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Năm 1963, Người phát động cuộc vận động:

Nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế - tài chính, cải tiến

kỹ thuật, chống tham ô - lãng phí - quan liêu”, gọi tắt là cuộc vận động 3 xây, 3

chống. Có phong trào, có cuộc vận động chung cho toàn Đảng, toàn dân, cũng

có phong trào, có cuộc vận động riêng cho từng ngành. Qua đó lôi cuốn mọi người vào cuộc đấu tranh nhằm xây gì, chống gì rất cụ thể, rõ ràng. Thực tiễn chứng minh những cuộc vận động đó đã mang lại kết quả rất lớn.

Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Kế thừa truyền thống tu dưỡng đạo đức tốt đẹp của dân tộc và văn hóa phương Đông, Hồ Chí Minh khẳng định việc tu dưỡng đạo đức là việc bền bỉ, thường xuyên, suốt đời như rửa mặt hàng ngày vậy. Người nói: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [43, tr.293]. Do không chú ý điều này cho nên có người lúc đấu tranh thì hăng hái, trung thành, không sợ nguy hiểm. Song đến khi có ít quyền hạn thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu. Do đó, phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời như Người từng nói “một dân tộc, một Đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại có sức hấp dẫn lớn không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [46, tr.547]. Người khẳng định tự rèn luyện có vai trò rất quan trọng bởi theo Bác, đã là người ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ tốt, chỗ xấu… vấn đề là dám nhìn thẳng vào sự thật khắc phục những cái không tốt. Người cũng

nhấn mạnh rèn luyện đạo đức phải gắn liền với hoàn cảnh thực tiễn trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm mỗi người để đem lại kết quả tốt. Đối với mỗi người, việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn và trong cuộc sống hàng ngày. Có sự rèn luyện công phu, con người mới có được phẩm chất đạo đức tốt đẹp và những phẩm chất ấy ngày càng được bồi đắp, nâng cao.

Như vậy, đạo đức mới, đạo đức cách mạng, theo Hồ Chí Minh là kiểu đạo đức đối lập với các kiểu đạo đức cũ của các giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột nhân dân lao động. Nó xóa bỏ những chuẩn mực đạo đức phong kiến luôn trói buộc nhân dân lao động cùng với những lễ giáo hủ bại, tôn ti trật tự hết sức hà khắc. Nó hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cực đoan của giai cấp tư sản; trái ngược với đạo đức của giai cấp tiểu tư sản kìm hãm con người trong những lợi ích riêng tư, tủn mủn cục bộ, hẹp hòi.

Đạo đức mới mà Hồ Chí Minh dày công xây dựng là nền đạo đức mang đậm bản chất giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Nó là kết tinh của tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại cùng với đạo đức mácxít.

Điểm chung giữa đạo đức mới và tư tưởng về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh

Có thể nói, giữa đạo đức mới (đạo đức cộng sản) và tư tưởng về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh có một điểm chung, thống nhất, đó là: cùng mang lập trường của giai cấp công nhân, dựa trên ý thức hệ của giai cấp công nhân, nhằm mục tiêu xây dựng một đời sống đạo đức, chuẩn mực đạo đức mới cho giai cấp công nhân, cho toàn thể nhân dân lao động và cho toàn thể nhân loại.

Nét đặc thù của tư tưởng về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh

Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về một nền đạo đức mới mang bản chất của giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát

triển sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam làm cho nền đạo đức mới của Việt Nam mang những đặc trưng riêng:

- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp của những giá trị đạo đức mang tính dân tộc sâu sắc và những tinh hoa đạo đức của nhân loại, trong đó đặc biệt là đạo đức Nho giáo. Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc những chuẩn mực đạo đức của Nho giáo (ví dụ như các phạm trù “Trung”,

“Hiếu”,…), đưa vào những phạm trù đạo đức Nho giáo một nội dung mới,

thổi vào đó luồng gió mới làm cho những phạm trù ấy được nâng tầm giá trị và phù hợp với thời đại.

- Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức hành động. Thực tiễn cuộc đời Hồ Chí Minh hơn ai hết chính là người đã thực hành một cách tự nhiên nhất những chuẩn mực đạo đức mà giá trị của tấm gương đó có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân; đồng thời, là người truyền bá những tư tưởng chuẩn mực đạo đức đó trong nhân dân không chỉ ở Việt Nam mà còn góp phần truyền bá tới nhân dân các nước trên thế giới. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đưa những tư tưởng của nền đạo đức mới thành hệ giá trị chuẩn mực trong đời sống xã hội.

1.3. Hồ Chí Minh - tấm gƣơng sáng ngời về đạo đức cách mạng

Ở Hồ Chí Minh, đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa đời công và đời tư, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường. Do đó, Người đã trở thành "tinh hoa và khí phách, lương tâm và vinh dự", thành biểu tượng của đạo đức và văn minh, không phải chỉ của Đảng ta, dân tộc ta, mà còn là biểu tượng của đạo đức - văn minh nhân loại.

1.3.1. Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại

Sinh thời Người đã nói: “Cả đời tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [38, tr.267]. Để đạt được mục tiêu đất nước được độc lập, nhân dân được tự do, Người đã sớm tham gia các phong trào yêu nước từ khi còn đang đi học. Khi đến tuổi trưởng thành, Người đã bỏ lại sau lưng hạnh phúc cá nhân để ra đi vì nghĩa lớn vào năm 21 tuổi. Sau quá trình sinh sống, làm việc, học tập và khảo nghiệm thực tế ở nhiều quốc gia trên thế giới, năm 1917, Người về Pháp hoạt động. Cũng tại nơi đây, năm 1920, Người đã tìm thấy trong Luận cương của Lênin con đường cứu nước, giải phóng cho dân tộc mình: con đường cách mạng vô sản. Không dừng lại ở đó, sau đó Người đã sang Liên Xô để tiếp tục nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin cả trên phương diện lý luận và thực tiễn để chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - nhân tố hàng đầu quyết định thành công của cách mạng Việt Nam sau này. Trên hành trình đi tìm đường cứu nước cũng như lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người đã sẵn sàng chấp nhận hy sinh, không quản gian nguy, kiên định, dũng cảm và sáng suốt để vượt qua mọi khó khăn thách thức, thực hiện bằng được mục tiêu, lý tưởng của mình “Độc lập cho tổ quốc tôi, tự do cho đồng bào tôi”. Sự kiên định mục tiêu phấn đấu trong suốt cuộc đời của Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã được nhân dân thế giới thừa nhận và kính phục. Trong bức điện chia buồn gửi Đảng ta khi Người qua đời, Đảng Cộng sản Cu Ba viết: “Hiếm có một nhà lãnh đạo nào, trong những giờ phút thử thách lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm một cách phi thường như vậy” [2, tr.41].

1.3.2. Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt được mục đích cách mạng thần to lớn vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt được mục đích cách mạng

Cuộc đời Hồ Chí Minh là một chuỗi những năm tháng đấu tranh vô cùng gian khổ. Vượt qua bao khó khăn, Người kiên trì mục đích của cuộc sống, bảo vệ chân lý, giữ vững quan điểm, khí phách, bình tĩnh, chủ động vượt qua mọi thử thách. Khi ra đi tìm đường cứu nước, hành trang của Người là hai bàn tay trắng. Đôi bàn tay đầy nghị lực ấy đã ngày đêm làm việc trên con tàu Amiran Latusơ Tơtrêvin, đó chính là lộ phí đi đường. Đến Pháp, cuộc sống vô cùng khó khăn về vật chất, nhưng Người không nản chí. Một chiếc bánh mì cho một ngày dài vất vả, một viên gạch nhỏ sưởi ấm cả một mùa đông tuyết giá. Sau khi thành lập Đảng, có một thời gian dài gần mười năm Người không được Quốc tế cộng sản giao nhiệm vụ, nhưng Người vẫn kiên nhẫn đợi chờ. Bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong ngục tối, Người vẫn lạc quan cho ra đời tập thơ nổi tiếng “Nhật ký trong tù”. Sau này, khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân ta phải đối diện với vô vàn gian khó của tình trạng “thù trong, giặc ngoài”, thế nước như “ngàn cân treo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sợi tóc”, nhưng chính những chủ trương sáng suốt, việc làm gương mẫu của

Người đã giúp nhân dân ta vượt qua tất cả mọi khó khăn, giữ vững nền độc lập dân tộc. Đúng như lời Người tự răn mình “Muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao” [37, tr.265].

1.3.3. Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân

Kế thừa truyền thống của một dân tộc đoàn kết, tiếp thu học thuyết Mác- Lênin, coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Hồ Chí Minh có tình yêu thương bao la với tất cả mọi kiếp người và tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh và trí tuệ của nhân dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Bất kể trong hoàn cảnh nào, dù khó khăn đến bao nhiêu Người cũng luôn vững tin vào sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Người luôn chỉ đạo Đảng, Nhà nước phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh” [38, tr.22]. Người giáo dục cán bộ, Đảng viên phải là người “đày tớ trung thành của nhân dân”. Cả cuộc đời của Người không ít lần gặp hiểm nguy, ra vào tù tội nhưng nhân dân vẫn là trên hết. Người chỉ xem mình như là “Một người lính vâng mệnh của quốc gia ra trước mặt trận”. Tư tưởng coi trọng nhân dân còn đặc biệt ở mô hình nhà nước mà Người lựa chọn sau khi cách mạng thành công là nhà nước “của dân, do dân, vì dân”. Trong bản Hiến pháp đầu tiên mà Người chỉ đạo soạn thảo đã khẳng định: Tất cả quyền bính trong nước đều là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo…Cả một đời làm Chủ tịch nước, Người luôn tận tụy với công việc quên ngày giờ mong đem lại cuộc sống yên bình tốt đẹp cho nhân dân với một tinh thần khiêm nhường đến phi thường.

1.3.4. Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung nhân hậu hết mực vì con người ái, vị tha, khoan dung nhân hậu hết mực vì con người

Tình yêu thương mà Hồ Chí Minh giành cho mọi người không phân biệt tuổi tác, thành phần xuất thân. Đó là nỗi đau khi nhìn thấy em bé ở nhà lao; là sự xót thương cho nỗi khổ của người phụ nữ trong ngục tù; là sự đồng cảm với người canh gác ngục thất; là đêm trắng trằn trọc thương đoàn dân

công hành quân giữa đêm đông giá rét; là tình thương gửi người chiến sĩ nơi biên thùy; là sự sẻ chia với người cảnh vệ bên cạnh. Tình cảm mà Người giành cho nhân dân luôn gắn liền với việc chăm lo đời sống cho nhân dân. Trong Di chúc, Người căn dặn “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân”. Tình cảm của Người luôn thể hiện qua sự gần gũi với nhân dân. Là một Chủ tịch nước nhưng Người đã không ngần ngại tăng gia sản xuất. Bác xuất hiện dưới ruộng đồng tát nước, gặt lúa, thăm bà con nông dân. Người cũng tự vác ba lô, hành

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường Cao đẳng ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 27)