CÁC KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của Honda Việt Nam (Trang 43 - 44)

Một là, đẩy mạnh gia tăng tỷ lệ nội địa hóa. Ngành sản xuất xe máy và phụ tùng xe máy nước ta còn rất non trẻ, chủ yếu mới phát triển nhanh trong những năm gần đây (trong khi đó Nhật Bản đã phát triển hàng trăm năm; Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia... cũng đã có cách đây 30-40 năm). Ngay từ khi mới ra đời, ngành lại phải chịu áp lực mạnh mẽ của môi trường cạnh tranh quốc tế và yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế diễn ra một cách nhanh chóng. Để phát triển ngành công nghiệp xe máy đúng hướng, cùng một lúc nước ta phải đồng thời giải quyết một loạt các vấn đề về chiến lược, kỹ thuật, kinh tế, môi trường – xã hội, chính sách...liên quan tới ngành công nghiệp xe máy cũng như công nghiệp phụ trợ.

Hai là, các cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển thị trường xe máy cần được hoạch định cụ thể và đồng bộ. Bao gồm cả các chính sách đối với xuất nhập khẩu xe máy và linh kiện, chính sách tài chính, tín dụng, chính sách bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chính sách về chất lượng và chính sách đối với các doanh nghiệp

Ba là, vấn đề giao thông đô thị và an toàn giao thông. Nghiên cứu bổ ung và hoàn thiện các quy định của Luật Giao thông đường bộ nhằm gia tăng an toàn giao thông trong quản lý và sử dụng xe máy; Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục bắt buộc những vấn đề về an toàn giao thông đường bộ, trong đó có lĩnh vực sản xuất và sử dụng xe máy; Đầu tư mở rộng, xây mới và cải thiện các tuyến đường giao thông trên phạm vi cả nước.

Bốn là, chính sách quản lý nhà nước đối với thị trường xe máy phải hướng vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Các nước được nghiên cứu cho thấy không có quá nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xe máy như ở Việt

Nam, ngay cả Trung Quốc với thị trường rộng lớn cũng chỉ có hơn 30 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xe máy. Vì vậy, nhà nước cần phải khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh, các doanh nghiệp nào không cạnh tranh được thì phải chấp nhận phá sản hoặc phải chủ động trong tìm kiếm đối tác liên kết, hợp tác (cả trong nước và nước ngoài) trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi nhằm nâng cao năng lực sản xuất, khả năng tài chính, trình độ quản lý và trình độ công nghệ, kỹ năng sản xuất hàng loạt... Nhà nước cần để cho các doanh nghiệp tự xác định được năng lực sản xuất tối ưu, nghĩa là lựa chọn sản xuất các sản phẩm, chi tiết, linh kiện phù hợp với năng lực của mình để sản xuất có hiệu quả nhất.

Năm là, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thích hợp cho công tác xúc tiến thương mại trong việc tìm kiếm và phát triển thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, nâng cao năng lực thiết kế và công nghệ. Đồng thời có chính sách phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo các chuyên gia giỏi trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, các nhà quản trị kinh doanh và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của Honda Việt Nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w