Các nhân tố thuộc mội trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của Honda Việt Nam (Trang 26 - 28)

a. Luật pháp

Thời gian qua, trong kinh doanh mặt hàng xe máy,các quyết định, văn bản pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước trong phát triển thương mại xe gắn máy đã có tác động rất lớn và hai chiều tới tình hình hoạt động của công ty.

Theo quy định pháp luật đầu tư hiện hành của Việt Nam thì đầu tư vào công nghệ cao là một trong những lĩnh vực được hưởng chính sách ưu đãi. Theo đó, nhà đầu tư khi có dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao thì sẽ được hưởng rất nhiều khoản ưu đãi từ phía Nhà nước. Vì vậy xe gắn máy cũng là ngành được hưởng nhiều ưu đãi từ phía nhà nước. cụ thể đó là Chính sách ưu đãi thuế theo tỷ lệ nội địa hóa xe dành cho xe gắn máy năm 2002 được thực hiện theo quy định tại Quyết định số

38/2002/QĐ-TTg ngày 14/03/2002 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số

92/TTLT-BTC-BCN-TCHQ ngày 20/11/2002 của liên Bộ Tài chính - Công nghiệp - Tổng cục Hải quan. Điều đó giúp cho VAC nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành nói chung cắt giảm chi phí và gia tăng nguồn cung cho thị trường.

Đầu năm 2012, tình hình kinh doanh của các cơ sở kinh doanh xe máy trên địa bàn Hà Nội trở nên ảm đạm là do ảnh hưởng không nhỏ từ quyết định của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về thu lệ phí đăng ký và cấp biển số đối với xe máy. Những chiếc xe có trị giá từ 15-40 triệu đồng sẽ tăng từ gấp đôi so với hiện hành lên mức 2 triệu đồng, xe có giá trị trên 40 triệu đồng cũng tăng gấp đôi lên mức 4 triệu đồng. Riêng lệ phí áp dụng cho xe máy có giá trị dưới 15 triệu đồng vẫn giữ nguyên mức 500.000 đồng. Điều đó làm cho nhu cầu về xe máy của người dân trên địa bàn Hà Nội giảm hẳn, nhiều người mua xe có tâm lý chờ đợi sự thay đổi quyết định của hội đồng nhân dân thành phố với mong muốn có thể tiết kiệm được vài triệu đồng. Đây là một trong những nguyên gây ra tình trạng kinh doanh ảm đạm của VAC nói riêng và các doanh nghiệp cùng nghành nói riêng tại thời điểm hiện nay.

Hiện nay khi sử dụng một phương tiện cá nhân như mô tô, xe máy người tiêu dùng sẽ phải chịu tới 5 loại phí: VAT, phí trước bạ, phí tiêu thụ đặc biệt, xăng dầu và cầu đường. Việc thu các loại phí này nhằm san sẽ một phần gánh nặng của nhà nước trong việc bảo trì và xây dựng các tuyến đường giao thông mới. Mặt khác là nhằm hạn chế các phương tiện cá nhân, kích thích người dân sử dụng các phương tiên giao thông công cộng, điều đó làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh xe máy như VAC.

b. Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô

Cũng như những nhân tố khác, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô hiện nay đang tác động đa chiều tới tình hình kinh doanh của công ty. Với các qui định về lãi suất trên thị trường tài chính, các qui định về thuế,chi tiêu chính phủ thông qua các gói kích cầu đã tác động tới tình hình kinh doanh của công ty. Khi lãi suất tiền gửi trên thị trường cao, dẫn đến người dân có xu hường tiết kiệm bằng cách gửi ngân hàng, tiêu dùng giảm, nhu cầu mua xe của người dân giảm làm hạn chế khả năng phát triển thương mại của doanh nghiệp. Tương tự như vậy, việc chính phủ giảm thuế, tăng chi tiêu sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng, kích thích người dân mua xe thúc đẩy gia tăng khả năng phát triển thương mại của công ty.

c. Sự phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế

Cơ sơ hạ tầng kinh tế ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự phát triển của công nghệ viễn thông, hệ thống giao thông vận tải, công nghệ thông tin, hệ thống ngân hàng… ảnh hưởng tới việc sử dụng, phân bổ nguồn lực trong hoạt động thương mại và hiệu quả hoạt động thương mại của công ty. Hệ thống giao thông vận tải yếu kém, đường sá kém chất lượng, ách tắc giao thông dẫn tới việc đi lại khó khăn điều đó cũng làm hạn chế nhu cầu về xe máy của người dân.

d. Ảnh hưởng của nhân tố khác

Ngoài các nhân tố kể trên còn có còn có nhiều nhân tố khác ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty như là: sự biến động của xăng dầu, tình trạng nền kinh tế, lạm phát…

Xăng dầu là ngành kinh tế liên quan trực tiếp đến hoạt động của ngành. Cụ thể là khi giá xăng trên thị trường biến động tăng lên thì người dân sẽ hạn chế việc đi lại bằng các phương tiện cá nhân (xe máy) và thay vào đó họ sử dụng các phương tiện đi lại công cộng. Và hệ quả của nó là làm hạn chế nhu cầu mua xe của người dân.

Tình trạng nền kinh tế cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ xe của công ty nói riêng và của toàn ngành nói chung. Nếu nền kinh tế đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, lạm phát người dân phải tính toán trong những vấn đề chi tiêu, chỉ chăm lo các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày, hạn chế các mặt hàng với số lượng chi tiêu lớn như đối với xe gắn máy. Và khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định các nhu cầu về chi tiêu hàng ngày được giải quyết dẫn tới việc nảy sinh các nhu cầu khác như: nhu cầu mua xe máy mới, đổi xe…thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của Honda Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w