Những vấn đề phát hiện trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của Honda Việt Nam (Trang 36 - 39)

Bên cạnh những thành công đã đạt được trong quá trình phát triển thương mại, công ty còn gặp phải những vấn đề sau:

a. Những vấn đề về phát triển nguồn cung

Nguồn lực công nghệ còn thiếu: Thời gian gần đây công ty đã chú trọng đầu tư cho công nghệ, tuy nhiên nguồn lực công nghệ thông tin vẫn thiếu và yếu nên dẫn đến hạn chế trong khả năng nắm bắt thông tin thị trường, sự biến đổi của môi trường kinh doanh dẫn đến các phản ứng chậm và kém hiệu quả của công ty.

Nguồn nhân lực thiếu tính đổi mới sáng tạo: nguồn nhân lực của công ty được đánh giá là hiệu quả, tuy nhiên kém đổi mới. Trong thời buổi hiện nay môi trường kinh không những biến động mà còn biến động với tốc độ lớn vì vậy đòi hỏi nguồn nhân lực phải luôn đổi mới để đáp ứng với yêu cầu kinh doanh hiện tại và tương lại.

Tính liên kết ngành chưa cao: Đó là sự liên kết giữa công ty với các chủ thể có liên quan còn kém, chưa tạo cơ sở cho sự phát triển của công ty. Hạn chế này cũng xuất phát từ nguyên nhân thiếu thốn trong nguồn thông tin của công ty.

b. Những vấn đề tồn tại về mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ

Hạn chế trong phát triển thị trường

Cơ cấu thị trường của các sản phẩm còn chưa hợp lý, các mặt hàng phần lớn chỉ phân phối tại các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế. Việt Nam với dân số 83 triệu người trong đó có tới gần 80% dân số cả nước là nông thôn, cộng với việc xe máy là phương tiện đi lại chính của người dân, thì đây là một thị trường đầy tiềm năng. Nhưng các doanh nghiệp kinh doanh lại không quan tâm chú ý phát triển mạng lưới phân phối của mình ra các tỉnh lẻ đó. Vì thế chưa khai thác triệu để được thị trường, xảy ra tình trạng thị trường này thì cung nhiều nhưng cầu thị trường nhỏ, còn thị trường kia thì nhu cầu nhiều nhưng lại không có nhà cung cấp.

Hạn chế trong phân phối của công ty

Phân phối đóng vai trò quan trọng do chiếm đến 50 % quyết định thành công cho sản phẩm .Song công ty quá tập trung vào hoạt động bán lẻ, trong khi đó việc sử dụng các đại lý trung gian phân phối là rất hạn chế, thiếu sự liên kết với các doanh nghiệp lớn nhằm tận dụng hệ thống phân phối của họ. Các hoạt động phân phối đến khu vực nông thôn và ngoại thành còn chưa được quan tâm đúng mức.

Hạn chế trong năng lực cạnh tranh của công ty

Công tác market ting chưa có hiệu quả, chưa có tác dụng nhiều trong phát triển thương mại sản phẩm HVN của công ty. Công tác marketing chưa có hiệu quả xuất phát từ viêc công ty có qui mô vừa và nhỏ nên bộ phận marketing chưa có, do đó mọi hoạt động market ting đều do phòng kinh doanh của công ty quyết định. Các hoạt động xúc tiến bán hàng còn yếu kém, công ty chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường mới, đội ngũ làm công tác marketing còn thiếu kinh nghiệp hoạt động trên thị trường.

Công nghiệp xe máy được xem là ngành cạnh tranh khốc liệt nhất đặc biệt là trong những năm gần đây, các nguồn lực trong công ty tuy đã đáp ứng được tình hình kinh doanh hiện tại song chưa thể đáp ứng được là nguồn lực cạnh tranh của công ty.

c. Những vấn đề ngoài phạm vi doanh nghiệp

 Kết cấu hạ tầng kinh tế

Trong thời gian qua mặc dù cơ sở hạ tầng của cả nước đã được đầu tư phát triển và đạt được một số kết quả góp phần tích cực trong việc đáp ứng các nhu cầu phát triển của nền kinh tế và phục vụ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên vẫn được đánh giá là còn yếu kém và còn nhiều bất cập chưa theo kịp nhu cầu của nền kinh tế. điều này cũng tác động tới việc phân phối sản phẩm và kinh doanh của công ty.

Hạn chế trong chính sách, quy định và quản lý nhà nước

Các chính sách về thuế suất của chính phủ chưa rõ ràng và nhất quán, do cơ sở hạ tầng trong nước chưa đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại của người dân nên dẫn đến việc chính phủ đưa ra một số quy định hạn chế việc sử dụng phương tiện đi lại cá nhân của người dân (xe máy) ví dụ như: các quy định về thuế, đăng ký xe…

Quản lý thị trường còn lỏng lẻo nên đã xảy ra nhiều tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng như nhập lậu tràn lan trên thị trường. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những doanh nghiệp kinh doanh chân chính, cũng như ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng.

Chính sách nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, chưa khuyến khích được phát triển sản phẩm HVN. Bên cạnh đó thủ tục hành chính còn rườm rà, gây nhiều phiền hà cho các doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh. vấn đề quản lý thị trường của nhà nước chưa được chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở, hiệu quả quản lý chưa cao, công tác thanh tra kiểm tra thị trường còn yếu kém khiến cho nạn hàng giả, hàng kém chất lượng lưu hành tren thị trường.

Chương 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM HVN CỦA CÔNG TY TNHH VAC

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của Honda Việt Nam (Trang 36 - 39)