Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong câu bị động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 88)

f. Đồng vị ngữ (Apposition)

3.1.2.4 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong câu bị động

Tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ cũng có thể xuất hiện trong câu bị động nếu như vị ngữ của chúng vẫn đảm bảo điều kiện là đồng sở chỉ với vị ngữ của câu đứng trước. Trong các trường hợp này, thành phần còn lại của câu bị động thường là trợ động từ hoặc động từ tình thái tương ứng với chủ ngữ. Các ví dụ sau đây sẽ minh hoạ cho điều này:

(115) He argue that If tissues could be marketed, then anything could be .

(Anh ta tranh luận rằng nếu khăn giấy có thể được đem bán ở thị trường, rồi thì cái gì cũng có thể )

Trong ví dụ trên,  được sử dụng để thay thế cho động từ vị ngữ

“marketed”. Tương tự, ta có các trường hợp sau:

(116) I’m sure it was repeated in the media. It must have been . (

=repeated in the media)

(Tôi chắc chắn rằng điều này đã được lặp lại trên các phương tiện thông tin. Nó chắc chắn đã được lặp lại)

Tương tự, vị ngữ của câu bị động đầu tiên đã làm cơ sở giúp cho câu bị động thứ hai có thể tỉnh lược hồi chỉ thành phần vị ngữ “repeated in the

media” mà không ảnh hưởng đến nội dung của câu.

Trên đây là một số trường hợp về hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Anh. Ta có thể rút ra một điều rằng do đặc thù về chức năng cú pháp nên tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ thường xảy ra ít hơn so với các hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ các thành phần khác trong câu. Trong câu, ở bất kì ngôn ngữ nào, thành phần vị ngữ thường được đánh giá là trọng tâm của cấu trúc thông

báo. Thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng trong hai thành phần nòng cốt, vị ngữ có vai trò quan trọng hơn cả chủ ngữ. Do vậy việc chúng ta ít gặp hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ hơn so với các thành phần khác cũng là điều dễ hiểu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)