Đối chiếu và Chuyển dịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 61)

f. Đồng vị ngữ (Apposition)

2.3 Đối chiếu và Chuyển dịch

2.3.1 Đối chiếu

Sau khi tiến hành khảo sát và đối chiếu hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy rằng hiện tượng này giữa hai ngôn ngữ có những điểm chung và những điểm khác biệt nhất định.

Về điểm chung, ở cả tiếng Anh và tiếng Việt, tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ đều có những dấu hiệu nhận biết như sau: Hiện tượng này chỉ xảy ra ở cấp độ câu trở lên, trong đó một thành phần chủ ngữ trong câu được lược bỏ nếu như

nó đồng quy chiếu với thành phần chủ ngữ đứng trong câu hoặc mệnh đề trước nó, hay nói cách khác là chủ ngữ này được thay thế bằng zê rô (). Dĩ nhiên, chủ ngữ được lược bỏ này phải là thành phần có thể được khôi phục lại được nhờ ngữ cảnh, cụ thể là câu phía trước.

Chúng tôi đã chia ra thành các tiểu loại của hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Theo đó, trong tiếng Anh có 3 tiểu loại là: Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu đơn; Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép đẳng lập; Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép chính phụ. Tương tự, tiếng Việt cũng có 3 tiểu loại là: Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu đơn; Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép đẳng lập; Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép chính phụ.

Bên cạnh những điểm tương đồng như vậy, hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt cũng có một số điểm khác biệt. Qua phân tích tư liệu, chúng tôi thấy rằng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh có phạm vi sử dụng hẹp hơn so với tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Việt. Như đã nói về các tiểu loại ở trên, hiện tượng này có xuất hiện trong câu đơn ở cả tiếng Anh và tiếng Việt. Tuy nhiên, xét ở cấp độ nhỏ hơn thì thấy rằng, tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ tiếng Việt xuất hiện phổ biến ở cả câu đơn trong văn bản cũng như trong hội thoại, còn tiếng Anh thì chỉ thấy xuất hiện trong câu đơn ở các đoạn hội thoại mà thôi. Hay nói cách khác, trong tiếng Anh không có hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ ở cấp độ câu đơn trong văn bản. Trong tất cả các văn bản mà chúng tôi khảo sát, tác giả đều có xu hướng sử dụng chủ ngữ hoặc duy trì chủ ngữ theo cách này hoặc cách khác trong các câu đơn liên tiếp nhau. Điều này khác hẳn so với tiếng Việt vì hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong các câu đơn liên tiếp nhau có cùng một chủ thể là rất phổ biến.

Một điểm khác biệt nữa nhận thấy khá rõ khi đối chiếu hiện tượng này trong các văn bản gốc tiếng Anh và bản đối dịch tiếng Việt, đó là sự khác nhau về tần số xuất hiện của tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ. Để minh chứng cho

điều này, chúng tôi đã khảo sát tần số xuất hiện của tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong 6 văn bản song ngữ Anh – Việt của NXB Giáo dục. Bảng thống kê dưới đây sẽ giúp chúng ta nhận thấy rõ hơn điều này:

Loại Truyện

TLHC CN Tổng số

TLHC CN CĐ CGĐL CGCP

Cô bé quàng khăn đỏ TA 1 13 1 15

TV 1 13 2 16

Cậu Giắc và Cây đậu TA 1 31 1 33

TV 0 62 1 63

Cái chết trắng TA 1 30 0 31

TV 1 34 0 35

Chú mèo đi hia TA 0 31 0 31

TV 0 27 1 28

Đích – Ngài thị trưởng thành phố Luân Đôn

TA 0 62 4 66

TV 0 40 4 44

Truyện chú Tôm tí hon TA 0 32 3 35

TV 0 32 5 37

Chú thích:

- TLHC CN: Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ CGĐL: Câu ghép đẳng lập - CĐ: Câu đơn CGCP: Câu ghép chính phụ - TA: Tiếng Anh TV: Tiếng Việt

Bảng thống kê trên cho thấy rằng, ngoài 2 văn bản không có sự khác biệt đáng kể về tần số xuất hiện của hiện tượng tỉnh lược giữa bản gốc tiếng

Anh và bản đối dịch tiếng Việt (Cô bé quàng khăn đỏ với 15/16 và Truyện chú Tôm tí hon là 35/37), thì cả 4 văn bản còn lại đều có sự chênh lệch về tần

số xuất hiện. Ta có tỉ lệ trường hợp TLHC CN TA/TLHC CN TV như sau: - Cậu Giắc và Cây đậu: 33/63

- Cái chết trắng: 31/35 - Chú mèo đi hia: 31/28

- Đích – Ngài thị trưởng thành phố Luân Đôn: 66/44

Qua việc phân tích và xử lý tư liệu, chúng tôi thấy rằng sở dĩ có sự chênh lệch về tần số xuất hiện của hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong quá trình chuyển dịch văn bản Anh – Việt là do có sự khác biệt về đặc thù ngữ pháp nói chung và phạm vi sử dụng tỉnh lược hồi chỉ để liên kết nói riêng giữa hai ngôn ngữ. Trong quá trình chuyển dịch Anh – Việt, một trường hợp tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ có thể vẫn được giữ nguyên, nhưng cũng có thể được chuyển sang thành một dạng liên kết khác hoặc được khôi phục thành phần chủ ngữ nhằm đảm bảo mục đích chuyển tải chính xác nội dung so với bản gốc tiếng Anh, đồng thời phù hợp với ngữ pháp tiếng Việt và văn hóa người Việt. Như đã nói ở trên, tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh có phạm vi sử dụng hẹp hơn so với tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Việt (trong tiếng Anh không có hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ ở cấp độ câu đơn trong văn bản). Điều này lý giải tại sao tổng số trường hợp TLHC CN trong tiếng Việt (trong 6 văn bản trên) cao hơn so với trong tiếng Anh với tỉ lệ 223/211 (tiếng Việt/tiếng Anh).

Tuy nhiên, xét về tần số xuất hiện thì tiếng Anh và tiếng Việt đều có đặc điểm chung là trường hợp tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép đẳng lập chiếm ưu thế vượt trội so với trong câu đơn và câu ghép chính phụ. Điều này thể hiện qua tỉ lệ TLHC CN trong CGĐL/tổng số TLHC CN qua bảng thống kê dưới đây:

Truyện Tỉ lệ TLHC CN trong CGĐL (Tiếng Anh) Tỉ lệ TLHC CN trong CGĐL (Tiếng Việt) Cô bé quàng khăn đỏ 13/15 (87%) 13/16 (81%) Cậu Giắc và Cây đậu 31/33 (94%) 62/63 (98%) Cái chết trắng 30/31 (97%) 34/35 (97%) Chú mèo đi hia 31/31 (100%) 27/28 (96%)

Đích – Ngài thị trưởng

thành phố Luân Đôn 62/66 (94%) 40/44 (91%)

Truyện chú Tôm tí hon 32/35 (91%) 32/37 (86%)

2.3.2 Chuyển dịch 2.3.2.1 Tương đồng

Điểm tương đồng ở đây là trong quá trình chuyển dịch từ Anh sang Việt, hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ vẫn được giữ nguyên vẹn mà không làm phương hại đến nội dung, ý nghĩa của câu văn. Ta có thể nhận thấy điều đó trong các ví dụ sau:

+ Trong câu ghép đẳng lập:

(79a) The police stopped us, and  looked in our bags. (Câu gốc)

(White Death, Page 13) (79b) Cảnh sát giữ chúng con lại, và  lục soát những túi xách của chúng

con. (Câu đối dịch)

(80a) Sarah sat quietly at the table in the room, and  looked at her hands. (Câu gốc)

(White Death, Page 17) (80b) Trong phòng, Sarah ngồi lặng yên bên bàn và  nhìn vào đôi bàn tay

mình. (Câu đối dịch)

(Cái chết trắng, Tr16) Có thể nói, câu ghép đẳng lập là điều kiện cú pháp lý tưởng để áp dụng phương thức tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ vì những câu này thường có chủ ngữ đồng sở chỉ. Do vậy, trong cả tiếng Anh và tiếng Việt, hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ vẫn xảy ra phổ biến nhất ở câu ghép đẳng lập.

+ Trong câu ghép chính phụ:

(81a) He, asked them why they were so mechancholy, and learned that they

were miserable because  had no children. (Câu gốc)

(The history of Tom Thumb, Page 10) (81b) Thầy hỏi họ vì sao sầu muộn như thế, và thầy biết được rằng họ đau

khổ vì  không có con. (Câu đối dịch)

(Chuyện chú Tôm tí hon, Tr11)

2.3.2.2 Khác biệt

Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng vẫn có một số điểm khác biệt khi chuyển dịch câu văn có chứa hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong bản gốc tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt.

a. Thay thế “chủ ngữ zê rô” bằng đại từ trong bản dịch tiếng Việt

(82a) For this reason he did not come into the parlour with the rest, but Miss

Alice guessed what was the matter, and  ordered him to be called in. (Câu gốc)

(82b) Vì lí do này cậu không đến phòng khách với những người kia. Nhưng cô

Alis thì đoán ra đó là vì chuyện gì, cô ra lệnh cho người đi gọi cậu đến. (Câu

đối dịch)

(Đích Uýtingson – Ngài Thị trưởng Thành phố Luân Đôn, Tr31) Trong ví dụ trên, câu ghép đẳng lập trong tiếng Anh có sử dụng biện pháp tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ (thay thế bằng chủ ngữ ) trong vế cuối cùng để tránh lặp lại thành phần chủ ngữ “Miss Alice” một lần nữa, đồng thời vừa có thể rút gọn được câu văn mà không làm thay đổi nội dung của câu. Khi chuyển dịch sang tiếng Việt, ngoài việc tách câu ghép gồm 3 vế đẳng lập trên thành 2 câu riêng biệt, người dịch đã thay chủ ngữ  bằng một đại từ thay thế “cô”. Theo đó, đại từ “cô” thay thế cho từ “cô Alis”. Sử dụng đại từ thay thế như vậy cũng là một biện pháp nhằm tránh sự lặp lại một cách nhàm chán của chủ ngữ.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trong những cách chuyển dịch mà người dịch đã lựa chọn. Đối với trường hợp này, người ta hoàn toàn có thể chuyển dịch theo cách giữ nguyên chủ ngữ  hay nói cách khác là giữ nguyên biện pháp tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu như sau:

(82c) Vì lí do này cậu không đến phòng khách với những người kia. Nhưng cô

Alis thì đoán ra đó là vì chuyện gì nên  đã ra lệnh cho người đi gọi cậu đến.

(82a) The people then came in great number to see the sailors who were of

different colour from themselves, and  treated them very civilly, and, when they became better acquainted,  were very eager to buy the fine things that the ship was loaded with. (Câu gốc)

(Dick Whittington, Page 32)

(82b) Thấy chiếc tàu lạ, những người dân ở đây đến rất đông để xem những

rất lễ độ lịch sự, và khi quen biết nhau hơn, họ rất háo hức muốn mua các thứ hàng đẹp mà chiếc tàu chở đầy. (Câu đối dịch)

(Đích Uýtingson – Ngài Thị trưởng Thành phố Luân Đôn, Tr33)

Thay vì để chủ ngữ zêrô () như văn bản gốc hay lặp lại cả cụm danh ngữ làm chủ ngữ như trong câu trước, ở đây người dịch đã sử dụng đại từ

“họ” để thay thế cho cụm “những người dân ở đây” làm chủ ngữ cho các vế

tiếp theo. Ví dụ:

(83a) The cat, delighted at the success of his scheme,  went away as fast as

he could, and ran so swiftly that he kept along way ahead of the royal carriage. (Câu gốc)

(Puss in boots, Page 80) (83b) Con mèo rất sung sướng thấy ý đồ của mình được thực hiện. Nó chạy đi

hết sức nhanh, nhanh đến mức mà nó chạy rất xa ở trước chiếc xe ngựa của hoàng gia. (Câu đối dịch)

(Chú mèo đi hia, Tr81) Khi chuyển dịch Anh Việt câu trên, người dịch đã không sử dụng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ nữa mà đã tách câu ghép đẳng lập trên thành 2 câu và dùng đại từ “Nó” (thay thế cho danh từ “con mèo”) để làm chủ ngữ trong câu thứ hai. Cách tách câu và sử dụng đại từ làm chủ ngữ thay thế cho  trong bản dịch tiếng Việt như thế này vừa làm cho câu văn ngắn gọn dễ hiểu mà vẫn đảm bảo duy trì quy chiếu của nhân vật. Dường như đây là phương pháp chuyển dịch đơn giản và hiệu quả hơn cả khi thực hiện chuyển dịch hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ từ Anh sang Việt.

b. Chủ ngữ “zê rô” được khôi phục trong bản dịch tiếng Việt

(84a) “Who is there?”

- Red Riding Hood bringing you a cake and some wine,  open the door!

(84b) “Ai đó?”

- “Bé áo choàng Mũ đỏ mang bánh ngọt và rượu vang cho bà đây ạ. Bà hãy mở cửa ra!” (Câu đối dịch)

(Cô bé quàng khăn đỏ, Tr71) Như ta đã biết, “open the door!” có thể được coi là câu mệnh lệnh thức

trong tiếng Anh. Với dạng câu như thế này, người ta thường lược bỏ thành phần chủ ngữ là chủ thể trong câu đi, hoặc đưa chủ thể này xuống cuối câu. Ví dụ như:“Open the door, Jenny!”. Đối với câu mệnh lệnh kiểu như thế này, khi chuyển dịch sang tiếng Việt, người dịch có thể phục hồi lại chủ ngữ hoặc vẫn lược bỏ chủ ngữ giống như trong câu tiếng Anh tùy theo từng ngữ cảnh, từng trường hợp cụ thể: (Jenny) mở cửa ra nào!

Trong ví dụ trên cũng vậy, chủ thể mà người nói muốn hướng đến đã được ẩn đi, nhưng nhờ có sự xuất hiện của từ “you” (bà) trong câu trước đó của người nói, người ta có thể hiểu được rằng, nhân vật mà người nói hướng đến trong câu mệnh lệnh thức đó, chính là “you” (bà). Như vậy ta có thể coi đây

là một trường hợp của hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ.

Do sự khác nhau về đặc thù văn hóa giao tiếp cũng như ngôn ngữ, khi đoạn hội thoại trên được chuyển dịch sang tiếng Việt, người dịch đã khôi phục đầy đủ thành phần chủ ngữ trong câu cầu khiến nói trên là: “Bé áo choàng Mũ đỏ mang bánh ngọt và rượu vang cho bà đây ạ. Bà hãy mở cửa ra!”). Trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam, người bậc dưới luôn luôn

phải ăn nói lễ phép, đầy đủ ngôi thứ khi nói chuyện với người lớn tuổi. Do đó, thành phần chủ ngữ “bà” trong trường hợp này không thể vắng mặt như trong tiếng Anh. Đó là lý do mà chủ ngữ đã được khôi phục lại khi chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, nghĩa là không còn hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong bản dịch tiếng Việt nữa.

Trong nhiều trường hợp, khi chuyển dịch hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt, thành phần chủ ngữ đã được khôi phục

bằng phương thức lặp từ vựng, nghĩa là lặp lại chính danh từ làm chủ ngữ đứng trước. Sau đây là một ví dụ của trường hợp này:

(85a) By this time the King had arrived opposite the castle, and  was seized

with a strong desire to enter it. (Câu gốc)

(Puss in boots, Page 84) (85b) Lúc này Đức vua đã tới trước lâu đài, Đức vua đột nhiên mong muốn đi

vào thăm lâu đài. (Câu đối dịch)

(Chú mèo đi hia, tr.85) Trong ví dụ này, khi thực hiện chuyển dịch, người dịch đã lặp lại danh từ “Đức vua” để khôi phục chủ ngữ cho câu để tạo sự trang trọng khi nói về nhân vật là vua của một nước. Tuy nhiên, trường hợp này vẫn có thể khôi phục chủ ngữ theo một cách khác mà vẫn đảm bảo tính trang trọng, đó là thay thế danh từ “Đức vua” bằng từ “Ngài” như dưới đây: “Lúc này Đức vua đã

tới trước lâu đài, ngài đột nhiên mong muốn đi vào thăm lâu đài”.

c. Thay đổi vị trí tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ khi chuyển dịch

(86a) So one fine, moonlight, midsummer night he refused his supper, and

before he went to bed,  stole out to the garden with a big watering-can and

 watered the ground under his window. (Câu gốc)

(Jack and beanstalks, Page 60)

(86b) Vì vậy, vào một đêm trăng đẹp giữa mùa hè, cậu từ chối không ăn cơm

tối và trước khi  đi ngủ, cậu lấy một chiếc bình tưới to,  lẻn ra vườn,  tưới mảnh đất ở bên dưới của sổ phòng cậu. (Câu đối dịch)

(Cậu Giắc và Cây đậu, Tr61) So sánh giữa câu gốc tiếng Anh và câu chuyển dịch tiếng Việt, người ta sẽ nhận thấy rằng có sự khác nhau giữa vị trí của tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ. Trong câu gốc tiếng Anh, tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ “he” (cậu) chỉ được áp

dụng 2 lần ở trước vị ngữ “stole out to the garden” (lẻn ra vườn) và “

watered the ground under his window” (tưới mảnh đất ở bên dưới của sổ phòng cậu). Tuy nhiên, ở câu chuyển dịch xuất hiện 3 lần, và hơn nữa, thành

phần chủ ngữ “he” trong “before he went to bed” đã được tỉnh lược hồi chỉ khi chuyển dịch sang tiếng Việt. Thay vào đó, nó lại xuất hiện trong vế tiếp theo trong câu chuyển dịch “cậu lấy một chiếc bình tưới to,  lẻn ra vườn”. Do đây là một câu ghép đẳng lập với nhiều vế câu có cùng một chủ ngữ, nên sự thay đổi vị trí của tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong quá trình chuyển dịch không làm ảnh hưởng đến nội dung của câu. Hơn thế nữa, sự thay đổi vị trí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)