f. Đồng vị ngữ (Apposition)
1.3.1 Quan điểm về tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh
Do tầm quan trọng và phạm vi ứng dụng phổ biến, hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ thường được chú ý đến trong nhiều công trình nghiên cứu về ngữ pháp với nhiều thuật ngữ khác nhau. Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần trước, chúng tôi nhận thấy rằng chưa có một tài liệu chuyên sâu nào xem xét kĩ lưỡng về vấn đề tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh đặt trong mối quan hệ đối chiếu với cách dịch thuật trong tiếng Việt. Phần lớn các tài liệu xem xét hiện tượng này từ một hoặc một vài khía cạnh nhất định. Chúng ta có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu nghiên cứu về hiện tượng này trong giới nghiên cứu Anh ngữ như sau:
- George Yule - tác giả cuốn “Dụng học”
- David Nunan - tác giả cuốn “Dẫn nhập phân tích diễn ngôn” - M.A.K Halliday - tác giả cuốn “Dẫn nhập phân tích diễn ngôn”
Trong cuốn Dụng học, tác giả George Yule có nhắc đến hiện tượng này với thuật ngữ “hồi chỉ zê rô” (zero anaphora). Đặc biệt ông đã đồng nhất hai hiện tượng hồi chỉ và tỉnh lược (ellipsis). Ông quan niệm rằng hồi chỉ zê rô “là một trường hợp hiển nhiên nữa đối với việc cái được thông báo nhiều hơn
những gì được nói ra bằng lời”. Nó được sử dụng như một phương tiện để
duy trì sự quy chiếu và tạo ra một sự mong đợi là người nghe sẽ có khả năng suy luận ra là ai hay cái gì đang được người nói đồng nhất. Ông đã đưa ra ví dụ như sau:
(41) Peel and onion and slice it.
(Bóc củ hành và thái lát )
(42) Drop the slices into hot oil.
(Thả những lát thái sẵn đó vào trong dầu nóng)
(43) Cook for three minutes.
(Đun trong ba phút)
Theo quan điểm của George Yule thì trong ví dụ trên có câu “cook for three minutes” đã xuất hiện hiện tượng hồi chỉ zê rô hay còn gọi là tỉnh
lược. Trong khi đó, Halliday nghiên cứu khá chi tiết về vấn đề này, có điều khác biệt là ông sử dụng thuật ngữ là tỉnh lược (ellipsis). Ông xem xét hiện tượng tỉnh lược dựa trên cơ sở đặt phát ngôn tỉnh lược trong bối cảnh giao tiếp của nó, nghĩa là đặt trong cả chuỗi phát ngôn mà chúng đang có mặt. Theo ông hiện tượng tỉnh lược có quan hệ mật thiết với hiện tượng thay thế (substitutions). Do vậy, ông đã đưa ra khái niệm về tỉnh lược như sau:
"Một cú, hay một phần của cú, hay một phần (thường bao gồm thành phần từ vựng) của một cụm động từ hay một cụm danh từ, có thể được tiền giả định ở một vị trí sau trong ngôn bản bằng thủ thuật lược bỏ tích cực (positive omission) - nghĩa là, bằng cách không nói gì cả ở nơi cần tạo nghĩa. Hoặc cấu trúc bị bỏ ngỏ, như trong “not I so”, hiện tượng này được gọi là
tỉnh lược chính danh, của "I will not wake him" hoặc một thành phần chiếm chỗ (thay thế) được chêm vào để thể hiện khoảng trống, như "do" trong "for if I do". Hiện tượng này được gọi là thay thế (substitutions). [23, 493].
Tuy nhiên Halliday cũng có nhắc về hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ (hồi chỉ zê rô) mà theo ông đó là “một hình thức liên kết hồi chỉ khác trong ngôn
bản được thực hiện thông qua tỉnh lược (ellipsis), nơi mà chúng ta tiền giả định một thành phần nào đó bị bỏ ngỏ". [6, 565]
Với quan điểm trên, Halliday đã lấy tiêu chí từ loại của thành phần bị tỉnh lược (lược ngữ) làm căn cứ chính để phân loại. Halliday cho rằng, mỗi một từ loại có khả năng đảm nhiệm một chức năng cú pháp nhất định và việc vắng mặt thành phần tỉnh lược ở câu trước cho phép tìm ra quan hệ liên kết trong phát ngôn tỉnh lược. Ông phân chia các phát ngôn thành ba loại chính là:
- Tỉnh lược danh từ - Tỉnh lược động từ - Tỉnh lược mệnh đề
Cũng có cách phân loại phát ngôn tỉnh lược thành ba loại giống hệt với Halliday, tác giả David Nunan có chung quan điểm với Halliday khi giải quyết hiện tượng tỉnh lược có mối quan hệ mật thiết với hiện tượng thay thế. Ông đã đưa ra khái niệm về tỉnh lược trong cuốn “Dẫn nhập phân tích diễn ngôn” như sau:
“Tỉnh lược xảy ra khi một thành tố cấu trúc chủ yếu nào đó bị bỏ ra
khỏi một câu hoặc mệnh đề và chỉ có thể được phục hồi bằng cách chiếu về một thành tố trong văn bản đi trước". [12, 44]
Ông đã đưa ra ví dụ minh họa sau đây: - Mary: Tôi thích cái màu xanh lá cây hơn.
a) mũ b) áo đầm c) đôi giày Trong tình thế này câu hỏi không thể trả lời được. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết được cái gì đã được nói đến trước đó thì câu trả lời trở nên dễ dàng.
- Sylvia: Tôi thích cái mũ màu thiên thanh - Mary: Tôi thích cái mũ màu xanh lá cây hơn.
Trên đây chúng tôi đã điểm qua một cách sơ bộ về tình hình nghiên cứu hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh. Ta có thể thấy rằng đã có khá nhiều ý kiến liên quan đến hiện tượng này trong giới Anh ngữ. Tuy nhiên chưa thấy công trình nào giải quyết triệt để và sâu sắc về tỉnh lược hồi chỉ mà chỉ đề cập đến từ một hay một vài khía cạnh nhất định, chủ yếu chỉ bàn về vấn đề này trong khi giải quyết các vấn đề liên quan đến tỉnh lược và thay thế.