Tỉnh lược hồi chỉ thành phần bổ ngữ trong vị ngữ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 81)

f. Đồng vị ngữ (Apposition)

3.1.1.3Tỉnh lược hồi chỉ thành phần bổ ngữ trong vị ngữ

Ở đây, chúng tôi chỉ xét thành phần bổ ngữ của động từ làm vị ngữ trong câu. Đó có thể là thành phần bổ ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp của động từ.

- Tỉnh lược hồi chỉ thành phần bổ ngữ trực tiếp của động từ vị ngữ

(104a) He opened the car door and got out  ( = the car )

(White Death, Page 40) (104b) Anh ta mở cửa xe và bước xuống

(Cái chết trắng, Tr41) Ta thấy, ví dụ trên là trường hợp tỉnh lược hồi chỉ phức, tức là lược bỏ cùng một lúc hai thành phần trong một câu: chủ ngữ và bổ ngữ của vị ngữ. Đây là trường hợp hai mệnh đề đẳng lập miêu tả một chủ thể “he” (anh ta) có hai hành động diễn ra liên tiếp là “opened the car door” (mở cửa xe) và “got

out ”(bước xuống). Do hai mệnh đề này có thành phần chủ ngữ và bổ ngữ

đồng sở chỉ nên được phép lược bỏ cả hai thành phần trong vế thứ hai. Và khi dịch câu này sang tiếng Việt, người ta cũng có thể dịch hoặc không dịch từ

“the car” trong trường hợp này. Nghĩa là, câu trên có thể dịch thành hai cách

như sau:

(104c) He opened the car door and got out  ( = the car ) (104d) Anh ta mở cửa xe và bước xuống

(104đ) Anh ta mở cửa xe và bước xuống xe

Tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể thấy rằng, cách dịch như (b) rất ít khi được lựa chọn vì nó dài dòng hơn so với (a).

Tương tự như vậy, ta có thể thấy hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ thành phần bổ ngữ trực tiếp của vị ngữ trong các trường hợp sau:

(105) John walked into the room and the woman went in  after him. ( =

the room)

(John bước vào phòng và người đàn bà bước vào theo sau)

Còn trong ví dụ (2), hai vế của câu ghép đẳng lập có phần bổ ngữ là đồng sở chỉ, nên thành phần này được tỉnh lược hồi chỉ trong vế thứ hai sau ngữ động từ “went in” (bước vào). Người đọc dễ dàng tự phục hồi lại được thành phần bổ ngữ “the room” (căn phòng) khi liên hệ với vế đầu tiên. Ví dụ sau đây là trường hợp tương tự.

(106) She went through the door and the man went out  after her. ( = the

door)

(White Death, Page 16)

(Bà ta bước qua cửa và người đàn ông bước ra theo sau)

(Cái chết trắng, Tr17) Trong một số trường hợp thành phần bổ ngữ gắn bó chặt chẽ với động từ vị ngữ, bổ sung ý nghĩa trực tiếp cho vị ngữ nên không thể vắng mặt dù có thể chúng đã hiện hiện trước đó. Ví dụ:

(107) He spang upon the mouse and gobbled it up in a trice.

(Puss in Boots, Page 84)

- Nó nhảy phắt đến, vồ gọn con chuột nhắt và ăn ngấu nghiến trong nháy mắt

(Chú mèo đi hia, Tr85) Như ta đã thấy, thành phần bổ ngữ trong mệnh đề thứ hai là “it” (nó), thay thế cho bổ ngữ đã xuất hiện trong mệnh đề đầu tiên là “the mouse” (con chuột). Thành phần vị ngữ trong mệnh đề thứ hai là một ngữ động từ đòi hỏi phải có thành phần bổ ngữ đi kèm, vì cấu trúc của nó là “gobble something up

”(nhai ngấu nghiến cái gì đó). Do vậy ta không thể bỏ đi yếu tố đại từ “it” có

vai trò là thay thế bổ ngữ trong trường hợp này.

- Tỉnh lược hồi chỉ thành phần bổ ngữ gián tiếp của động từ vị ngữ

Ở trường hợp này, nếu đã từng xuất hiện ở vế hoặc câu trước, thành phần bổ ngữ gián tiếp thường đi kèm với giới từ ở vế sau hoặc câu sau sẽ được phép vắng mặt để tránh trùng lặp. Ví dụ:

(108) “But who made that telephone call? It’s important and I want to know”, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

he said “I’m going to ask the police now. Would you like to come with me, Mrs. Harland?”

“Yes, of course”, Anna said: “Stephen, are you coming  ?”

(White Death, Page 61) (109a)“Nhưng ai đã thực hiện cú gọi điện thoại đó? Đó là điều quan trọng

mà tôi muốn biết. Bây giờ tôi sẽ hỏi cảnh sát. Bà có muốn đi với tôi không, bà Harland?”

“Vâng tất nhiên”, bà Anna đáp, “Stephen, cậu sẽ đi cùng  chứ”.

(Cái chết trắng, Tr60) Ta thấy rằng trong ví dụ trên thành phần bổ ngữ gián tiếp của động từ vị ngữ “coming” trong câu trên đã được lược bỏ vì nó được ngầm hiểu qua

thành phần bổ ngữ hiện diện trước đó là: Would you like to come with me, Mrs. Harland?” (“Bà có muốn đi với tôi không, bà Harland?”). Ở đây, “me”

chính là bổ ngữ gián tiếp của động từ “come” thông qua giới từ “with”. Dựa vào văn cảnh của đoạn hội thoại, ta hoàn toàn có thể khôi phục thành phần bổ ngữ gián tiếp đã bị lược bỏ trong câu trên như sau:

“Stephen, are you coming with me (or with us)?” (“Stephen, cậu sẽ đi cùng tôi (hoặc chúng tôi) chứ”).

Tuy nhiên, trong đoạn đối thoại, người nói đã không lặp lại cụm từ “with

me” và người nghe vẫn có thể hiểu được dụng ý của người nói. Sự bỏ trống

trong những trường hợp như vậy chính là hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ thành phần bổ ngữ gián tiếp của vị ngữ. Nhìn chung tỉnh lược hồi chỉ bổ ngữ gián tiếp trong tiếng Anh rất ít khi xảy ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 81)