Theo Hồ Tế trong bài viết: “Tổ chức hệ thống kế toan trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa” tạp chí kế toán số 77 khái quát nội dung chính như sau:
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam không chỉ chịu sức ép cạnh tranh với các công ty trong nước mà gay gắt, quyết liệt hơn từ các tập đoàn đa quốc gia, những công ty hùng mạnh cả về vốn, thương hiệu và trình độ quản lý. Do vậy, để cạnh tranh được, các DNNVV phải tìm được cho mình một hướng đi hợp lý để tồn tại và phát triển. Một trong số các giải pháp cần phải làm là tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý…mà thông tin để làm cơ sở không thể khác hơn ngoài thông tin kế toán. Chính vì vậy, các DNNVV muốn phát triển bền vững thì đòi hỏi phải có bộ máy kế toán tốt, hiệu quả.
Hạn chế trong hệ thống kế toán DNNVV
Bộ máy kế toán của các công ty được xây dựng chủ yếu tập trung vào công tác thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin của kế toán tài chính cho việc tổng hợp mà chưa có bộ phận riêng phục vụ cho yêu cầu quản trị cũng như phân tích hoạt động kinh doanh. Vì vậy, trong bộ máy của công ty chưa có bộ phận kế toán quản trị.
Trình độ về công nghệ thông tin của cán bộ kế toán trong các DNNVV chưa cao nên việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là máy vi tính chưa hiệu quả; thu thập, xử lý, tổng hợp cung cấp lưu trữ thông tin còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, nhiều công ty chưa sử dụng đầy đủ các chứng từ cần thiết để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh cho đúng với tính chất và nội dung của nghiêp vụ cũng như yêu cầu quản lý. Một số chứng từ kế toán còn chưa đảm bảo đầy đủ tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ, một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh không đảm bảo đầy đủ các chứng từ chứng minh, (không được duyệt, thiếu chữ kí hoặc nội dung) ảnh hưởng đến tiến trình tổng hợp số liệu vào máy và lập báo cáo tài chính. Đặc
biệt, các công ty chưa quan tâm tới công tác quản lý, sử dụng, xử lý đối với các linh kiện tồn kho do việc theo dõi quá trình luân chuyển chứng từ thuộc công tác này còn yếu.
Theo Thanh Tùng trong bài viết: “Nghề kế toán, kiểm toán trong kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập” tạp chí kế toán số 77 khái quát nội dung chính như sau:
Việt Nam đang trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần đa sở hữu, vận hành theo cơ chế thị trường, mở cửa và hội nhập. Cùng với sự đổi mới kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã và đang cải cách sâu sắc, triệt để tường bước tiếp cận và hòa nhập với nguyên tắc, thông lệ, chuẩn mực phổ biến trên thế giới. Kiểm toán, lĩnh vực hoạt động mới phát sinh từ kế toán, phục vụ yêu cầu của kế toán cũng đã xuất hiện và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Kế toán, kiểm toán không chỉ là công cụ quản lý kinh tế - tài chinh thuần túy, mà đã trở thành một lĩnh vực dịch vụ, một nghề nghiệp được thừa nhận trong nền kinh tế thị trường, mở cửa.
Kế toán, kiểm toán - Nghề dịch vụ cao cấp trong môi trường kinh tế mới Dịch vụ kế toán rất cần các quy định pháp lý và quản lý nghề nghiệp