Đẩy mạnh công tác thanh toán và thu hồi công nợ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xây dựng Tiến Triển – Nam Định (Trang 44)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TIẾN TRIỂN –

3.2.1 Đẩy mạnh công tác thanh toán và thu hồi công nợ

Công tác thu hồi nợ và tình hình thanh toán cũng là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp bởi tình trạng ứ vốn trongkhâu lưu thông đang là một vấn đề khá bức xúc hiện nay. Tính đến ngày 31/12/2013, Các khoản phải thu của công ty

là 17.089.061.724 đồng, chiếm 43,74% trong tổng vốn lưu động và chiếm 29,97% trong tổng vốn kinh doanh. Đây cũng là một con số không quá lớn nhưng cũng rất đáng chú ý bởi khoản phải thu của khách hàng đã tăng 23,74% so với năm ngoái, điều đó có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty vẫn chiếm tỷ trọng cao trong các khoản nợ phải thu.

- Trước hết, công ty cần nhanh chóng thu hồi các khoản “phải thu của khách hàng” bởi đây là một khoản có giá trị lớn và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn, đến tốc độ luân chuyển của vốn. Việc thu hồi nhanh chóng các khoản phải thu của khách hàng cũng đồng thời tránh được hiện tượng bị chiếm dụng vốn và hiện tượng thất thoát vốn của công ty. Do đó công ty cần theo dõi sát sao tình hình của con nợ và có biện pháp thu hồi nợ. Nếu có thề thì nên kết hợp với cơ quan pháp luật để giải quyết nhanh chóng thu hồi vốn cho công ty đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.

- Bên cạnh đó để hạn chế tối đa các khoản nợ, công ty cần có chính sách giá cả hỗ trợ để khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh như: chiết khấu giảm giá cho khách hàng thanh toán nhanh, thanh toán trước thời hạn…Ngoài ra trong quá trình ký kết với bạn hàng công ty cần đánh giá khả năng tài chính của họ để trong quá trình thực hiện hợp đồng tránh được những rủi ro có thể xảy ra.

+ Sau đó công ty cần thu hồi các khoản phải thu khác. So với đầu năm thì cuối năm 2013 các khoản phải thu khác tăng khá mạnh (từ 232.751.482 đồng lên 293.018.834 đồng), vì thế công ty không được xem nhẹ việc quản lý khoản này mà phải hết sức quan tâm thu hồi nó. Bởi vì nó cũng có tác động lớn đến tốc độ luân chuyển vốn, đến hiệu quả sử dụng vốn. Vốn bị ứ đọng, không luân chuyển được. Đó là thực tế không nên có trong điều kiện hiện nay.

Đối với các khoản nợ khó đòi, trong ba năm vừa qua, công ty đã không trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Như vậy, sang năm tói, công ty cần phải trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi để đề phòng khi phát sinh khoản này thì tình hình tài chính của công ty không bị ảnh hưởng xấu.

Bên cạnh đó, công ty cũng cần vạch sẵn kế hoạch trả các khoản nợ phải trả và các khoản vốn chiếm dụng. Trong chừng mực nhất định, số vốn mà công ty chiếm dụng được

đã phần nào giúp công ty giảm bớt được sự thiếu hụt vốn kinh doanh. Nếu công ty có kế hoạch trả nợ phù hợp, đúng hạn thì việc chiếm dụng vốn ấy không chỉ giúp công ty giảm bớt được sự thiếu hụt vốn mà còn giữ được mối quan hệ tốt với bạn hàng của mình. Ngược lại, công ty không những làm mất uy tín với bạn hàng mà còn tăng thêm gánh nặng nợ cho chính mình.

- Đối với các khoản nợ đến hạn, sắp đến hạn, công ty cần nhanh chóng tìm nguồn để trả nợ để đảm bảo uy tín của cũng như lợi ích của các bên, đồng thời không gây biến động về vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xây dựng Tiến Triển – Nam Định (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w