BẢNG 2.3: Bảng phân tích tình hình tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xây dựng Tiến Triển – Nam Định (Trang 28)

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

2012/2011

Chênh lệch 2013/2012

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT (%) Số tiền TL(%) Số tiền TL (%)

Tài sản

A TSNH 26.805.104.087 56,13 36.002.246.892 63,49 39.063.803.119 66,23 9.197.142.805 34,31 3.061.556.227 8,50

I.Tiền và các khoản tương đương tiền 5.949.585.065 12,44 8.749.388.850 15,41 4.615.924.707 7,83 2.799.803.785 47,06 -4.133.464.143 -47,24 III.Các khoản PTNG 7.171.975.811 15,01 13.809.943.608 24,34 17.089.061.724 28,97 6.637.967.797 92,55 3.279.118.116 23,74 IV.Hàng tồn kho 11.433.988.630 23,84 12.837.854.047 22,63 16.550.085.764 28,05 1.403.865.417 12,28 3.712.231.717 28,92 V.Tài sản ngắn hạn khác 2.249.554.581 4,70 605.060.387 1,05 808.730.924 1,37 -1.644.494.194 -73,10 203.670.537 33,66 B.TSDH 20.947.143.778 43,87 20.703.796.773 36,51 19.922.323.503 33,77 -243.347.005 -1,16 -781.473.270 -3,77 I.Tài sản cố định 2.391.421.813 5,01 1.609.948.543 2,83 828.475.273 1,41 -781.473.270 -32,68 -781.473.270 -48,54 II. Các khoản đầu tư

TCDH

18.480.000.000 38,86 18.900.000.000 33,32 18.900.000.000 32,04 420.000.000 2,27 0 0III.Tài sản dài hạn khác 75.721.965 0,14 193.848.230 0,42 193.848.230 0,33 118.126.265 156 0 0 III.Tài sản dài hạn khác 75.721.965 0,14 193.848.230 0,42 193.848.230 0,33 118.126.265 156 0 0

Tổng tài sản 47.752.247.865 100 56.706.043.665 100 58.986.126.622 100 8.953.795.800 18,75 2.280.082.957 4,02

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tài sản

Qua bảng phân tích và biểu đồ cơ cấu ta thấy:

Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp có khuynh hướng tăng lên, trong năm 2011 tổng tài sản của doanh nghiệp là 47.752.247.865 đồng đến năm 2012 số tài sản tăng lên là 8.953.795.800 đồng với tỷ lệ tăng là 18,75%. Năm 2013 tổng tài sản tăng lên 2.280.082957 đồng với tỷ lệ tăng là 4,02%. Tốc độ tăng tài sản của doanh nghiệp năm 2013 không bằng năm 2012 nhưng đây là một tín hiệu đáng mừng của doanh nghiệp, có thể đi xem xét các chỉ tiêu sâu bên trong:

Tài sản ngắn hạn của Công ty trong 3 đều tăng. Năm 2011 số tiền là 26.805.104.087 đồng, so với năm 2011 thì trong năm 2012 tài sản ngắn hạn của Công ty tăng 9.197.142.805 đồng với tỷ lệ tăng là 34,31%. Nhưng đến năm 2013 tài sản ngắn hạn của Công ty tăng so với năm 2012 là 3.061.556.227 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,50 %. Tỷ lệ tăng giảm của từng khoản mục nhỏ trong tài sản ngắn hạn sẽ cho thấy các điều hành của người quản lý tài chính trong công việc kinh doanh một cách rõ nét:

- Tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty năm 2012 tăng một cách rõ rệt so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 lại giảm đi khá rõ nét. Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2011 là 5.949.585.065 đồng chiếm 12,44% trong tổng tài sản của doanh nghiệp, năm 2012 là 8.749.388.850 đồng chiếm 15,41% trong tổng tài sản của doanh nghiệp, năm 2013 giảm xuống còn 4.615.924.707 đồng chiếm 7.83% tổng tài sản của

doanh nghiệp. Cho thấy doanh nghiệp không dự trữ tiền mặt quá nhiều trong công ty mà được đem ra để đầu tư làm khả năng thanh toán nhanh của Công ty giảm xuống. Nguyên nhân là do doanh nghiệp cần đáp ứng ngay lương cho công nhân thời vụ, đặc biệt là do Công ty ở một tình lẻ người lao động thời vụ đi làm cần tiền ngay nhưng đến năm 2013 doanh nghiệp đã khắc phục được tình trạng này.

- Các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty đều tăng dần qua các năm. Năm 2011 khoản này là 7.171.975.811 đồng chiếm 15,01% trong tổng tài sản, năm 2012 là 13.809.943.608 đồng chiếm 24,34% trong tổng tài sản, năm 2013 là 17.089.061.724 đồng chiếm 28,97% trong tổng tài sản của Công ty. Đây là một biểu hiện không tốt trong doanh nghiệp, chứng tỏ năm 2013 doanh nghiệp không tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu. Việc này cho thấy vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp quay chậm hơn, doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn trong quá trình kinh doanh của mình. Nguyên nhân do việc cạnh tranh gay gắt trong mua bán hàng hóa trên thị trường nên Công ty phải có chính sách mở rộng bán chậm thanh toán, chấp nhận thời gian thanh toán dài hơn nhằm lôi kéo hơn nữa

- Hàng tồn kho của doanh nghiệp có khuynh hướng tăng lên. So với năm 2011 là 11.433.988.630 đồng thì năm 2012 tăng lên là 1.403.865.417 với tỷ lệ tăng là 12,28%, năm 2013 so với năm 2012 tăng lên là 3.712.231.717đồng với tỷ lệ tăng là 23,74%. Hàng tồn kho tăng tức là doanh nghiệp bị ứ dọng về vốn nhiều nên doanh nghiệp cần giải phóng lượng hàng tồn kho giúp cho việc thu hồi vốn của doanh nghiệp được nhanh. Nguyên nhân nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng bị tồn kho tăng lên.

Tài sản dài hạn của công ty trong 3 năm có xu hướng giảm nhưng với tỷ lệ giảm không nhiều. Năm 2011 tài sản cố định là 20.947.143.778 đồng, năm 2012 giảm xuống so với năm 2011 là 243.347.005 đồng với tỷ lệ giảm là 1.16%, năm 2013 giảm xuống so với năm 2012 là 781.473.270 đồng với tỷ lệ giảm là 3,77%. Cho thấy công ty không chú trọng nhiều đến đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật. Ta xem xét các khoản mục nhỏ trong khoản mục tài sản dài hạn:

- Tài sản cố định giảm dần qua các năm. Năm 2011 tài sản cố định của Công ty là 2.391.421.813đồng chiếm 5,01% trong tổng tài sản của doanh nghiệp, năm 2012 tài sản cố định của Công ty là 1.609.948.543 đồng chiếm 2,83% trong tổng tài sản của doanh nghiệp, năm 2013 tài sản cố định của doanh nghiệp là 828.475.273 đồng chiếm 1,41 đồng trong tổng tài sản của doanh nghiệp cho thấy công ty đang chuyển vốn sang tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân do Công ty không đầu tư thêm tài sản cố định, không mở rộng sản xuất kinh doanh mà là đầu tư vào các công ty con và một số tài sản cố định Công ty đã hết thời gian khấu hao.

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của Công ty chính là khoản đầu tư vào Công ty con. Khoản này được tăng lên vào năm 2012 từ 18.480.000.000 lên 18.900.000.000 đồng và được giữ nguyên vào năm 2013. Cho thấy Công ty không mở rộng hoạt động kinh doanh của mình mà chuyển vốn đầu tư sang cho các công ty con.

2.2.3. Phân tích tình hình nguồn vốn của Công ty Cổ phần xây dựng Tiến Triển

Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp để thấy được doanh nghiệp đã huy động vốn từ những nguồn nào? Quy mô nguồn vốn huy động được đã tăng hay giảm? Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tự chủ hay phụ thuộc, thay đổi theo chiều hướng nào? Để thấy rõ được những điều trên ta có bảng phân tích tình hình nguồn vốn và sơ đồ cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần xây dựng Tiến Triển trong 3 năm 2011, 2012, 2013

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xây dựng Tiến Triển – Nam Định (Trang 28)