5. Kết cấu khóa luận
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam
- Ngân hàng Công Thương Việt Nam nên tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong hoạt động kinh doanh, nhất là hoạt động vốn và quản lý nguồn vốn để chi nhánh xây dựng được các chiến lược kinh doanh đúng đắn. Triển khai kịp thời và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp lý của Chính phủ, NHTW nhằm tạo điều kiện cho các chi nhánh hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và chất lượng các dịch vụ không ngừng được nâng cao.
- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm huy động tiền gửi. Các sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng hiện nay khá đa dạng. Tuy nhiên, có sự trùng lặp giữa các sản phẩm hoặc những lợi ích của sản phẩm chưa mang tính thực tế và khó áp dụng rộng rãi cho các đối tượng khách hàng. Một số các hình thức tiền gửi thanh toán thông minh liên kết với tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn vốn đã được áp dụng ở nhiều ngân hàng khác hiện nay vẫn chưa áp dụng tại Ngân hàng.Việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động tiền gửi không chỉ thể hiện ở số lượng các sản phẩm tiền gửi mà cần thiết phải có sự đa dạng về kỳ hạn, tính năng, đặc điểm cũng như mục đích sử dụng của sản phẩm. Sản phẩm đa dạng sẽ giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Ngân hàng cần tìm hiểu nhu cầu từng nhóm khách hàng để đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ và đa dạng hóa danh mục sản phẩm của Ngân hàng.
- Ngân hàng cần mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ, nhân viên của chi nhánh. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Mặt khác, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin một cách đồng bộ, đưa công nghệ hiện đại vào các thao tác nghiệp vụ, đẩy mạnh công tác thanh toán điện tử,… nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của chi nhánh.
- Mở rộng hoạt động tuyên truyền, quảng cáo hình ảnh của Ngân hàng Công thương thông qua việc tài trợ cho các chương trình văn hoá - xã hội, thể thao, các chương trình từ thiện,... để thương hiệu và các sản phẩm của ngân hàng được quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước. Đồng thời, Ngân hàng Công Thương cũng cần có những chính sách để phát triển thương hiệu của mình. Tuy Vietinbank đang là một thương hiệu mạnh, có uy tín cao trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Điều này đã giúp ngân hàng có lợi thế cạnh tranh so với một số các NHTM khác. Tuy nhiên, giá trị thương hiệu luôn luôn biến động, không mang tính ổn định, phụ thuộc rất nhiều vào công tác phát triển thương hiệu của ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần phải nỗ lực không ngừng trong việc phát triển thương hiệu và xây dựng hình ảnh ngân hàng. Để phát triển thương hiệu, ngân hàng cần quan tâm đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giao diện ngân hàng cùng với phong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên và xúc tiến các hoạt động Marketing. Thương hiệu ngân hàng còn được khẳng định thông qua kết quả hoạt động kinh doanh và năng lực tài chính của ngân hàng.Bởi lĩnh vực kinh doanh
của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ. Ngay khi đã có một thương hiệu tốt, ngân hàng cần phải duy trì và tiếp tục phát triển nó.