0
Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động từ KHCN

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM ĐỊNH (Trang 30 -30 )

5. Kết cấu khóa luận

2.4.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động từ KHCN

Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động vốn từ KHCN của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh NĐ

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh NĐ 2011 -2013)

S T T Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch2012 - 2011 Chênh lệch2013 - 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Phân theo loại tiền

VNĐ 1.081.749 74,81 1.216.813 75,04 1.328.657 78,34 135.064 12,49 111.844 9,19

USD 364.247 25,19 404.740 24,96 367.357 21,66 40.493 11,12 -37.383 -9,24

2 Phân theo tính chất nguồn vốn

Tiết kiệm 1.232.567 85,24 1.355.132 83,57 1.509.961 89,03 122.565 9,94 154.829 11,43

Trái phiếu 142.286 9,84 166.534 10,27 143.313 8,45 24.248 17,04 -23.221 -13,94

Kỳ phiếu 71.143 4,92 99.887 6,16 42.740 2,52 28.744 40,40 -57.147 -57,21

3 Phân theo thời gian

Không kỳ hạn 13.737 0,95 21.730 1,34 21.201 1,25 7.993 58,18 -529 -2,43 Ngắn hạn 839.545 58,06 821.154 50,64 840.544 49,56 -18.391 -2,19 19.390 2,36 Trung và dài hạn 592.714 40,99 778.669 48,02 834.269 49,19 185.955 31,37 55.600 7,14 4 Tổng nguồn vốn huy động từ KHCN 1.445.996 100 1.621.553 100 1.696.014 100 175.557 12,14 74.461 4,60

Nhận xét:

- Cơ cấu nguồn vốn huy động từ KHCN phân theo loại tiền

Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy được nguồn vốn huy động từ KHCN của chi nhánh đến từ VND và USD (quy đổi ra VND). Cụ thể: Trong tổng nguồn vốn huy động từ KHCN, nguồn vốn huy động nội tệ (VND) chiếm tỷ trọng đại đa số (hơn 74%) và có xu hướng tăng trong 3 năm: Năm 2012, vốn huy động nội tệ là 1.216.813 triệu đồng tăng 135.064 triệu đồng tương ứng tăng 12,49% so với năm 2011. Đến năm 2013, huy động nội tệ là 1.328.657 triệu đồng, tăng lên 111.844 triệu đồng hay tăng 9,19% so với năm 2012.

Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi góp mặt trong tổng nguồn vốn với tỷ trọng nhỏ hơn khá nhiều so với nguồn nội tệ, tuy nhiên lại chứng kiến không ổn định trong cả 3 năm 2011 -2013. Cụ thể, năm 2012 tăng 11,12% tương ứng 40.493 triệu đồng so với 2011, tuy nhiên sang năm 2013 lại suy giảm 9,24% tương ứng giảm 37.383 triệu đồng so với năm 2012. Có thể thấy Chi nhánh chưa thực sự chú trọng vào việc huy động nguồn vốn ngoại tệ mà cụ thể là USD trên địa bàn.

- Cơ cấu nguồn vốn huy động từ KHCN phân theo tính chất nguồn vốn

Phân loại theo tính chất nguồn vốn cho thấy tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động từ KHCN luôn chiếm trên 80% tổng vốn huy động và đều có xu hướng tăng trong cả 3 năm. Tuy nhiên tình hình huy động dựa trên phát hành trái phiếu và kỳ phiếu chưa thực sự ổn định. Tình hình huy động trái phiếu, năm 2012 tăng trưởng 17,04% so với năm 2011, nhưng đến năm 2013 lại sụt giảm 13,94% so với năm 2012. Tình hình huy động bằng kỳ phiếu cũng có diễn biến khá tương đồng với trái phiếu, cụ thể năm 2012 tăng đến 40,40% so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 lại sụt giảm khá mạnh tới 57,21% so với năm 2012.

Điều này đã tạo rất nhiều thuận lợi cho ngân hàng Công thương – Chi nhánh NĐ trong việc sử dụng vốn bởi vì đây là nguồn tiền gửi tiết kiệm có tính ổn định cao nên thuận lợi cho ngân hàng trong việc sử dụng vốn vào các mục đích của mình, tiếp đó là nguồn huy động từ trái phiếu và kỳ phiếu.

- Cơ cấu nguồn vốn huy động từ KHCN phân theo thời gian

Phân loại theo thời gian cho thấy tiền gửi ngắn hạn là nguồn vốn lớn nhất luôn chiếm trên 50% tổng vốn huy động, tiếp sau đó là nguồn tiền gửi trung, dài hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 1%) trong tổng nguồn vốn

huy động. Có thể hiểu tiền gửi không kỳ hạn chính là tiền gửi thanh toán, từ đó thấy được lượng tiền thanh toán qua Chi nhánh vẫn còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế xã hội trong nước cũng như tại NĐ đang trong giai đoạn khó khăn nên việc sử dụng dịch vụ thanh toán cũng hạn chế, nguyên nhân thứ hai có thể do chi nhánh quá tập trung vào huy động tiền gửi tiết kiệm nên chưa có những chương trình kích cầu sử dụng dịch vụ này. Tiền gửi trung, dài hạn trong 3 năm đều chiếm tỷ trọng khá trong tổng nguồn vốn huy động, đây là nguồn vốn có tính ổn định cao vì thế việc duy trì được tỷ trọng khá và sự tăng trưởng của nguồn vốn này sẽ giúp chi nhánh sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn trong tương lai.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM ĐỊNH (Trang 30 -30 )

×