Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Định (Trang 25)

5. Kết cấu khóa luận

2.2.1.Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Để thu thập dữ liệu sơ cấp, em sử dụng phương pháp điều tra trắc nghiệm.

Phương pháp điều tra trắc nghiệm là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một số các câu hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng hoặc lựa chọn phương án trả lời theo một quy ước nào đó.

Phương pháp này được tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Xác định mẫu điều tra: Gồm 25 phiếu, trong đó 15 phiếu phát cho KHCN đến giao dịch tại Chi nhánh và 10 phiếu phát cho cán bộ Chi nhánh. Phiếu điều tra gồm hai nội dung chính: Phần một là thông tin của người tham gia trả lời, phần hai là bộ câu hỏi trắc nghiệm.

Bước 2: Xây dựng các câu hỏi cho phiếu điều tra. Bộ câu hỏi trắc nghiệm bao gồm 10 câu, mỗi câu gồm các phương án lựa chọn A, B, C,… thể hiện đối tượng, mục đích chủ yếu gửi tiền, mức độ hài lòng của khách hàng về hình thức huy động, mức lãi suất cũng như chất lượng dịch vụ mà ngân hàng đưa ra. Dựa vào đáp án lựa chọn từ đó phát hiện ra những mặt tích cực và hạn chế của công tác huy động vốn đối với KHCN tại chi nhánh.

Bước 3: Tiến hành điều tra

- Thời gian: từ ngày 01/03/2014 – 10/03/2014. - Số lượng điều tra dự kiến 25 người

- Địa điểm: Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh NĐ.

- Đối tượng phát phiếu điều tra: Khách hàng đến giao dịch và cán bộ tại Chi nhánh.

Bước 4: Tập hợp, xử lý kết quả điều tra để phục vụ cho quá trình nghiên cứu nhằm tìm ra Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn đối với KHCN của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh NĐ.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Định (Trang 25)