Chất lượng cán bộ tín dụng của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Công tác huy động vốn và cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 1. Thực trạng và giải pháp (Trang 71)

CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

2.2.7. Chất lượng cán bộ tín dụng của Chi nhánh

Đội ngũ cán bộ tại Chi nhánh được đánh giá cao trong toàn hệ thống của Ngân hàng với hầu hết các chuyên viên được qua đào tạo bậc đại học và Thạc sỹ. Đồng thời, lại được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hàng năm nên có đủ khả năng để đảm trách các công việc theo phân công. Tuy nhiên, một dự án đầu tư là tập hợp của rất nhiều kiến thức chuyên sâu không chỉ về kinh tế, tài chính mà còn về kỹ thuật, thị trường, luật pháp…cộng thêm yếu tố từ sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, hội nhập kinh tế, môi trường đầu tư…đã tạo ra những cản trở cho các chuyên viên trong quá trình làm việc.

Thiếu cán bộ tín dụng nói chung cũng như cán bộ tín dụng chuyên trách cho vay theo dự án nói riêng gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của Chi nhánh. Nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng an toàn, đủ nhân lực để phát huy các tiềm lực hiện có, việc tăng cường thêm cán bộ tín dụng cả về số lượng và chất lượng là rất cần thiết hiện nay. Là những người trực tiếp thực hiện công việc thu thập thông tin, phân tích đánh giá, thẩm định dự án, đề xuất thực hiện các khoản vay, cán bộ tín dụng được coi là nhân tố quyết định chất lượng hoạt động tín dụng dự án đầu tưu tại Chi nhánh. Năng lực và đạo đức của cán bộ tín dụng quyết định tính chính xác, khách quan, khoa học của kết quả thẩm định, của quá trình kiểm tra, giám sát dự án và thu hồi nợ. Do đó, cán bộ tín dụng không chỉ cần tư cách đạo đức tốt, trình độ nghiệp vụ tốt, nắm vững các quy định, quy trình cho vay mà còn phải hiểu biết rộng về các lĩnh vực kinh tế xã hội…

Để đáp ứng yêu cầu kinh doanh, Chi nhánh xem xét nên:

Bố trí cán bộ tín dụng: Căn cứ vào trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của

vực cụ thể. Đồng thời, căn cứ vào tính chất phức tạp và quy mô của từng dự án để phân công cán bộ phù hợp trình độ, năng lực… Cần tăng cường lực lượng cán bộ để bố trí công tác cho phù hợp, tránh tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng vì với khối lượng công việc qua lớn, một cán bộ không thể kiểm soát hết dẫn đến công tác thu thập thông tin bị hạn chế, chất lượng thẩm định giảm sút, công tác kiểm tra, giám sát cơ sở hạn chế… làm tăng rủi ro và giảm chất lượng tín dụng.

Cơ chế đãi ngộ: do đặc thù của nghiệp vụ tín dụng, khá phức tạp và có độ

rủi ro cao nên Chi nhánh cần xem xét khung lương, thưởng hợp lý, để khuyến khích cán bộ tín dụng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Không giống các bộ phận khác thường làm việc tại văn phòng, công tác tín dụng yêu cầu cập nhật thông tin rất lớn, cần phải di chuyển nhiều để gặp gỡ khách hàng, kiểm tra, giám sát khoản vay… nên Chi nhánh cần xem xét cung cấp những phương tiện làm việc cần thiết tạo thuận lợi cho cán bộ tín dụng như máy tính xách tay, di động... và các phụ cấp khác. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc những cán bộ tín dụng vi phạm nội quy, thiếu tinh thần trách nhiệm, vì lợi ích cá nhân… làm thất thoát vốn.

Bồi dưỡng và đào tạo cán bộ: Hoạt động cho vay dự án nói riêng cũng như

hoạt động tín dụng nói chung luôn đòi hỏi cán bộ tín dụng phải cập nhật liên tục các kiến thức mới về chuyên môn nghiệp vụ, về các văn bản pháp lý. Do đó, Chi nhánh cần phải nghiên cứu, bố trí các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tín dụng và cử cán bộ tín dụng tham gia các đợt đào tạo, bồi dưỡng cán bộ do Trụ sở chính tổ chức, các hội thảo chuyên đề về kinh ngiệm cho vay, chú trọng các kỹ năng phân loại khách hàng, kỹ năng phân tích, đánh giá tài chính, thẩm định dự án…

Công tác cho vay theo dự án yêu cầu rất cao về trình độ nhiệp vụ cũng như các kiến thức về kinh tế xã hội, sự hiểu biết rộng về ngành, lĩnh vực đầu tư, do đó, các cán bộ mới thuyên chuyển công tác, các cán bộ tín dụng mới được tuyển dụng cần được đào tạo thêm. Một phương pháp tốt để đào tạo cán bộ là phân công một cán bộ mới cùng tham gia cho vay dự án với một cán bộ dày dạn kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ tốt. Trong quá trình làm việc thực tế, các cán bộ mới dễ dàng tiếp thu

nhanh hơn các kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết.

Đồng thời, Chi nhánh cũng nên khuyến khích cán bộ tín dụng tự trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, nghiên cứu thêm về ngành, lĩnh vực mình phụ trách, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nâng cao học vị… để nâng cao trình độ và thực hiện tốt công việc.

Một phần của tài liệu Công tác huy động vốn và cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 1. Thực trạng và giải pháp (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w