Hoạt động cho vay là một hoạt động kinh doanh chủ chốt của các NHTM để tạo ra lợi nhuận, là hình thức cấp tín dụng, theo đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận và nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Trong đó, cho vay theo dự án đầu tư là việc
Ngân hàng cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu hình thành tái sản cố định của khách hàng như đầu tư mới, đầu tư mở rộng công suất, đầu tư đổi mới công nghệ hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.3.3.1.Dư nợ cho vay dự án đầu tư tại Chi nhánh
Bảng 1.9: Dư nợ cho vay dự án đầu tư Chi nhánh Sở giao dịch 1 giai đoạn 2010-2012
Năm Đơn vị 2010 2011 2012 Dư nợ cho vay dự án Tỷ đồng 2.071,9 1.985,5 2.733,0
Tỷ lệ dư nợ cho vay dự án /trung dài hạn
% 40.14 34.41 55.17
Tỷ lệ dư nợ dự án/tổng dư nợ % 23.54 21.11 27.31 Tỷ lệ dư nợ cho vay dự
án/tổng vốn huy động
% 9.95 10.69 10.29
Tỷ lệ dư nợ cho vay dự án/vốn huy động trung dài hạn
% 82.53 87.20 63.84
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh 2010-2012)
Trong 3 năm vừa qua dư nợ cho vay dự án tại Chi nhánh đã có biến động khá rõ rệt. Năm 2010 và 2011 ít thay đổi và dao động quanh mốc 2.000 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ dư nợ cho vay dự án trên tổng vốn huy động chỉ từ 25-30%, theo thống kê của Ngân hàng thì con số tương đối này là kém ổn định hơn so với các năm trước đó khi chỉ chiếm khoảng 10%. Trong khi đó, sang năm 2012 quy mô dư nợ tín dụng dự án tăng mạnh lên 2.733 tỷ đồng cũng là con số lớn nhất từ trước đến nay tại Chi nhánh. Đồng thời, chiếm 55,17% vốn vay trung dài hạn của năm, cũng là con số lớn nhất của Chi nhánh từ trước đến nay.
Xét trong tỷ lệ vốn trung dài hạn thì dư nợ cho vay dự án chỉ chiếm khoảng 1/5 đến 1/4, cao nhất vẫn là năm 2012 là 27.31%. Nhưng, không thể khẳng định rằng cho vay dự án chưa thực sự là lĩnh vực chủ chốt của Chi nhánh với các khoản vay trung dài hạn. Điều này không cho thấy việc hạn chế cho vay dự án đầu tư của Chi nhánh mà do yếu tố từ cả hai phía Ngân hàng và doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều biến động và khó khăn. Thứ nhất, các dự án không đủ điều kiện vay theo quy định của Ngân hàng nên Chi nhánh không thể giải ngân cho khách hàng. Thứ hai, các dự án thường được giải ngân theo hạn mức chia đều theo thời kỳ, chủ yếu là năm tài chính, chính vì vậy, quy mô dự án rất lớn nhưng không được giải ngân cùng một lúc mà chia theo thời gian và tiến độ bỏ vốn của dự án.
Tỷ lệ dư nợ dự án đầu tư trên tổng vốn huy động và vốn huy động trung dài han là một chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn nguồn vốn. Trong khi chỉ chiếm xấp xỉ 10% so với tổng vốn huy động nhưng lại chiếm gầm 2/3 thậm chí trên 80% vốn
trung dài hạn huy động được. Tức là, Chi nhánh đã phải linh hoạt bổ sung nguồn ngắn hạn để tài trợ cho vay trung dài hạn nói chung và dự án đầu tư nói riêng. Điều này không phải là cá biệt của BIDV mà là động thái chung của hầu hết các ngân hàng trong nước nếu không muốn nói là tất cả. Trung bình các ngân hàng phải
chuyển vốn huy động ngắn hạn sang cho vay trung dài hạn chiếm hơn 50% (theo kết quả kiểm toán của NHNN tại các ngân hàng TMCP trong nước). Đây là tỷ lệ quá cao so với mức an toàn chung của khu vực và thế giới. Ngay cả trong tỷ lệ cho vay cũng ở tình trạng tương tự khi tỷ lệ cho vay ra của các NHTM Việt Nam thường chiếm xấp xỉ 60% vốn huy động, trong khi khu vực các nước phát triển tỷ lệ này chỉ là 30%, với BIDV tỷ lệ này dao động dưới 30%, đáp ứng đúng quy định của NHNN tại thông tư 15/2009/TT-NHNN.