1.4.3.1.Đối với huy động vốn
a. Nguyên nhân chủ quan từ phía Chi nhánh Sở giao dịch 1
- Hoạt động của Chi nhánh hướng về các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa – dịch vụ và là các doanh nghiệp lớn. Trong khi các khoản tiền gửi của họ chủ yếu nhằm mục đích tạo quan hệ tín dụng với khách hàng để sử dụng các dịch vụ như thanh toán, thấu chi, bảo lãnh…
- Mặc dù có nhiều cố gắng phát triển nguồn huy động từ dân cư nhưng chưa thực sự hiệu quả bởi các lý do: hình thức huy động kém đa dạng so với nhiều ngân hàng khách, tính hấp dẫn của các hình thức, tính kịp thời trong triển khai các hình thức mới chậm hoặc theo những dạng phổ biến mà nhiều ngân hàng khác cùng sử dụng. - Lãi suất huy động mà Chi nhánh Sở giao dịch áp dụng lại thường ở mức không cao
hơn so với các ngân hàng TMCP khác, điều này cũng dễ lý giải bởi BIDV là định chế tài chính lớn và uy tín trong nước nên không gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn như các NHTM nhỏ phải áp dụng lãi suất cao để thu hút vốn cho nhu cầu kinh doanh. Nhưng đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nguồn huy động từ dân cư giảm xuống về quy mô và kỳ hạn thì ngắn lại do họ muốn tranh thủ thời điểm này để thu lợi nhuận tiền gửi cao từ các NHTM có tỷ lệ lãi suất huy động cao hơn.
- Việc tách thành lập, nâng cấp các phòng giao dịch lên thành chi nhánh trong những năm qua cũng ảnh hưởng tới doanh số huy động của Chi nhánh Sở giao dịch 1. b. Nguyên nhân khách quan
Bởi, doanh nghiệp làm ăn khó khăn, thu nhập người lao động giảm, giá cả tăng lên thì khoản tiền rảnh rỗi cũng giảm đi và họ càng phải tính toán hơn trong trường hợp này là nên gửi tiền ở đâu và kỳ hạn bao lâu.
- NHNN thực hiện các chính sách nhằm kiểm soát tình hình hoạt động của các NHTM và ổn định kinh tế vĩ mô thông qua điều tiết trần lãi suất, các quy định về bảo đảm tiền gửi, tỷ lệ dự trữ bắt buộc…
- Tình hình cạnh tranh gay gắt trong hệ thống NHTM trong nước thời gian qua. Đây là một thực trạng rõ rệt và có dấu hiệu tăng trưởng nóng của ngành tài chính khiến Chỉnh Phủ buộc phải đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính nước ta. Việc nhiều NHTM ra đời và hoạt động chen chân nhau làm tăng mức độ cạnh tranh và giảm lợi ích của nhau. Các ngân hàng lâm vào cuộc đua lãi suất, chất lượng dịch vụ. Huy động vốn cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
1.4.3.2.Hoạt động cho vay dự án a. Các nguyên nhân chủ quan
Các quy định về cho vay dự án
Các quy định cho vay chưa được xây dựng cụ thể cho từng nhóm, loại dự án. Chi nhánh mới chỉ xây dựng cho những nhóm dự án truyền thống và chủ yếu, nhưng nhóm này cũng chỉ chiếm gần một nửa quy mô tín dụng hàng năm, đó là các dự án thủy điện, bất động sản và xi măng.
Hệ thống tính điểm tín dụng cho khách hàng vay vốn là phần mềm tự động hóa không có sự can thiệp của nhân viên QHKH, một mặt tạo ra khách quan cho kết quả đánh giá, nhưng đổi lại không đánh giá được các yếu tố định tính vượt trội của doanh nghiệp như sự liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước có nhiều kinh nghiệp trong lĩnh vực của dự án, máy móc thiết bị hiện đại của doanh nghiệp…
Các quy định về ưu đãi chưa rõ rang đối với từng nhóm khách hàng cụ thể. Hạn chế này xuất phát từ tình hình kinh tế hiện tại, đó là một mặt Ngân hàng phải giữ chân được khách hàng truyền thống nhưng cũng cần phải mở rộng thu hút những khách hàng mới, đặc biệt những khách hàng lớn có tiềm lực tài chính mạnh. Vì những quy định chưa rõ ràng đã làm giảm tính hấp dẫn, cạnh tranh trong hoạt
động cho vay dự án.
Công tác thẩm định chưa cụ thể được cho toàn bộ các loại, nhóm dự án Công tác thẩm định là trọng tâm của hoạt động quản lý rủi ro các dịch vụ của Ngân hàng chứ không riêng cho vay dự án. Nhưng bởi đặc thù có mức độ rủi ro cao của dự án đầu tư mà càng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có sự hiểu biết và kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực mà Ngân hàng tham gia tài trợ. Trong khi đó, nội dung thẩm định dự án đầu tư chỉ quy định chung mà không phân theo từng nhóm dự án cụ thể.
Hơn nữa, trong khâu thẩm định tuy đã đầy đủ mọi khía cạnh nội dung nhưng vẫn nặng về khía cạnh tài chính là chủ yếu, bên cạnh đó có tập trung vào 2 phần quan trọng khách là kỹ thuật và thị trường. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn thực hiện những dự án có quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng thì một sự thay đổi nhỏ của kinh tế vĩ mô hay tỷ lệ lạm phát cũng ảnh hưởng rất lớn tới tính khả thi và hiệu quả của dự án. Hơn nữa, tồn tại nhiều hạn chế khi thẩm định kỹ thuật bởi công nghệ và máy móc thiết bị rất phức tạp và khó thẩm định và định giá chính xác. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến bất đồng quan điểm giữa ban tín dụng và ban quản lý rủi ro.
Đối với cán bộ nhân viên
Mặc dù các cán bộ nhân viên của Chi nhánh đều có trình độ học vấn cao từ Đại học trở lên tham gia vào quy trình tín dụng, tuy nhiên điều đó không thể đảm bảo chất lượng và kinh nghiệm làm việc. Bởi so với kiến thức được đào tạo trong chương trình Đại học còn tồn tại một khoảng cách tương đối với thực tế, hơn nữa trong quá trình công tác thực tiễn có nhiều biến đổi cần được cập nhật. Để đáp ứng nhu cầu này Ngân hàng cũng như Chi nhánh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn bổ sung và nâng cao kinh nghiệm làm việc cho nhân viên, nhưng số lượng còn hạn chế và trong điều kiện bận rộn công tác nên chất lượng chưa thực sự được đảm bảo.
Công tác xây dựng, cụ thể hóa và chi tiết các tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay dự án của Chi nhánh
động cho vay dự án đầu tư. Có thể là do những khó khăn mà Chi nhánh không tổng hợp lợi nhuận theo từng dự án giải ngân mà theo các khoản thu chi từng thời kỳ. Điều này gây khó khăn trong xác định chất lượng cụ thể các nhóm dự án để có sự so sánh với tìm ra những nhóm dự án hiệu quả nhất để tập trung xây dựng những quy định tín dụng và tài trợ nhằm kiếm lợi nhuận tối đa đồng thời đảm bảo an toàn nguồn vốn của Ngân hàng.
Công tác Marketing, tiếp thị, tiếp cận khách hàng
Đáp ứng tốt nhất cho khách hàng những nhu cầu của họ khi sử dụng sản phẩm là một trong các yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ. Đối với các khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư dự án của ngân hàng, họ không chỉ quan tâm tới lãi suất và phí, mà họ còn quan tâm đến sự thuận tiện, nhanh chóng và các tiện ích đi kèm. Do đó, việc thiết kế các gói sản phẩm kết hợp cho vay với các một số các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, tư vấn, uỷ thác, quản lý ngân quỹ… một cách phù hợp với giá và phí hợp lý không chỉ đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu về tài chính của khách hàng mà còn làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng và làm tăng thu phí dịch vụ.
Việc khuyến mại, quảng cáo, quảng bá hình ảnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chưa được chú trọng. Công tác nghiên cứu, phát triển, cải tiến sản phẩm - dịch vụ của Ngân hàng chưa được quan tâm nhiều. Mặc dù yêu cầu toàn hệ thống phải phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm, tăng thu phí dịch vụ, kết hợp bán chéo… nhưng hiện nay vẫn chưa có nhiều sản phẩm dịch vụ mới, tiện ích, hấp dẫn. Các sản phẩm được thiết kế một cách rời rạc, thiếu liên kết, mặc dù đã tăng về số lượng, nhưng chủ yếu vẫn là các sản phẩm, dịch vụ truyền thống. Công tác tiếp thị cũng còn hạn chế do hạn chế về nhân lực.
Do công tác marketing được thực hiện chưa tốt nên việc thu hút khách hàng mới còn nhiều hạn chế, trong khi nhiều khách hàng cũ của Chi nhánh từ trước kinh doanh thu lỗ, dẫn đến dư nợ theo dự án còn ít trong thành phân dư nợ trung dài hạn.
b. Nguyên nhân khách quan Pháp lý
Các chính sách kinh tế, văn bản pháp lý quy định hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, về thống kê kế toán, quản lý đầu tư xây dựng, đấu thầu… là rất quan trọng đối với sự hợp pháp, an toàn, hiệu quả trong hoạt động tín dụng dự án đầu tư của các NHTM. Các văn bản này mặc dù đã được xây dựng và không ngừng được hoàn thiện nhưng vẫn chưa theo kịp thực tế tình hình hoạt động đầu tư cũng như tín dụng của các ngân hàng. Các văn bản pháp lý chưa đồng bộ, có khi còn chồng chéo, mâu thuẫn khó thực hiện. Đồng thời, số lượng văn bản pháp lý được ban hành và sửa đổi quá nhiều và thường xuyên thay đổi gây nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc quản lý, điều hành và thực hiện cũng như khó khăn trong việc lập và thực hiện dự án. Việc thực hiện pháp luật của các doanh nghiệp, của chủ đầu tư chưa nghiêm, cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật kém hiệu lực, gây rủi ro cho ngân hàng khi thu hồi nợ và xử lý các phát sinh.
Công tác quản lý, giám sát hoạt động của NHNN đối với các NHTM được thực hiện nhưng tồn tại nhiều hạn chế. Các quy định về lãi suất trần, dự trữ bắt buộc, hạn chế tăng trưởng tín dụng… gây nhiều khó khăn đối với các ngân hàng trong quá trình hoạt động về thanh khoản, tín dụng cho vay và huy động vốn.
Bản thân doanh nghiệp quan hệ tín dụng với ngân hàng
Trước nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh lớn của các doanh nghiệp như hiện nay nhưng quy mô cho vay các dự án mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp vẫn ở một con số khiêm tốn so với tiềm năng của Chi nhánh. Một mặt, xuất phát tùy nguyên nhân nội tại của BIDV về cơ chế chính sách, quy định… nhưng cũng cần lưu tâm tới khả năng của doanh nghiệp đề xuất tín dụng. Để đảm bảo an toàn và lành mạnh hoạt động của mình BIDV đã ban hành nhiều văn bản quy định cấp tín dụng với các khách hàng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của Ngân hàng còn ít.
Trong đó, một số hạn chế của doanh nghiệp hiện nay là:
- Không có các dự án khả thi: nhiều dự án của các doanh nghiệp không phù hợp điều kiện thị trường, công nghệ, không có hiệu quả tài chính… nên ngân hàng
không thể cho vay. Ngoài ra, một số doanh nghiệp có nhiều ý tưởng đầu tư mở rộng sản xuất khả thi, nhưng không thể xây dựng được một hồ sơ dự án hoàn chỉnh, thiếu nhiều nội dung, giấy tờ, các khâu nghiên cứu thị trường, kỹ thuật còn rất sơ sài… gây khó khăn cho cán bộ tín dụng khi thu thập thông tin, thẩm định, và hoàn thiện hồ sơ vay vốn…
- Không đáp ứng được yêu cầu về tài sản bảo đảm: Theo quy định của Ngân hàng, nếu như dự án không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về TSBĐ thì phải có vốn chủ sở hữu đối ứng tối thiểu là 30% tổng mức vốn đầu tư mới được xét duyệt cho vay. Nhưng nhiều doanh nghiệp hiện nay không đủ tài sản thế chấp hợp pháp do tài sản cố định là nhà xưởng, máy móc cũ kỹ, lạc hậu, các giấy tờ sở hữu, sử dụng đất chưa có hoặc chưa đầy đủ… không đủ điều kiện thế chấp. Hơn nữa, vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp khá thấp, không đáp ứng được yêu cầu về vốn đối ứng của ngân hàng.
- Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả, công tác quản lý, điều hành tại doanh nghiệp yếu kém, không đủ năng lực để thực hiện dự án, gây thua lỗ, không có khả năng trả nợ…
Thông tin không đầy đủ và thiếu độ chính xác
Thông tin là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng thẩm định, quyết định cho vay theo dự án của ngân hàng, tuy vậy, nguồn thông tin ngân hàng thu thập được để phục vụ cho công tác thẩm định còn chưa đầy đủ và thiếu độ tin cậy. Các thông tin từ khách hàng cung cấp thì chưa đầy đủ, phụ thuộc nhiều vào mức độ trung thực của khách hàng, do các quy định về thống kê kế toán còn chưa hoàn thiện và chưa có các chế tài áp dụng trong trường hợp thông tin thiếu chính xác.
Các thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng, tài liệu tham khảo của các Bộ, ngành…có chất lượng thông tin không cao và mang tính chắp vá. Chưa có các cơ quan chuyên nghiệp trong nước đánh giá độc lập, hợp pháp về các doanh nghiệp hay các cơ quan chuyên cung cấp thông tin về nghiên cứu thị trường nên nguồn cung cấp thông tin còn nhiều hạn chế, không đảm bảo chất lượng, thiếu độ tin cậy
và tính pháp lý của thông tin.
Chất lượng thông tin còn hạn chế là một nguyên nhân lớn làm giảm chất lượng thẩm định và phê duyệt đề xuất tín dụng cho vay theo dự án, dẫn đến rủi ro, nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro… tại Chi nhánh những năm qua.
Thị trường tài chính
Khía cạnh đề cập ở đây là sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực cho vay trung dài hạn. CN SGD1 hoạt động tại khu vực thành phố Hà Nội, là một đô thị lớn của nước ta, tập trung rất nhiều ngân hàng cả trong và ngoài nước nên gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng đó. Trong giai đoạn vừa qua chứng kiến sự phát triển khá nóng của các ngân hàng thương mại trong nước, với sự xuất hiện và mở rộng các chi nhánh, phòng giao dịch. Điều này tạo nên sự khó khăn trong hoạt động huy động vốn và các dịch vụ khác, các ngân hàng cạnh tranh về lãi suất huy động, cho vay ra và phí dịch vụ làm lợi nhuận chung giảm xuống, không chỉ thế mà còn ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và kỳ hạn tiền gửi.
Do đó, Chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong cho vay trung dài hạn nói chung và cho vay theo dự án nói riêng, lợi nhuận giảm, nợ quá hạn tăng dần.