Đối với công tác thẩm định và nội dung thẩm định tại Chi nhánh Sở giao

Một phần của tài liệu Công tác huy động vốn và cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 1. Thực trạng và giải pháp (Trang 67)

CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

2.2.4 Đối với công tác thẩm định và nội dung thẩm định tại Chi nhánh Sở giao

dịch 1

Thẩm định là trọng tâm trong phòng ngừa rủi ro đối với các hoạt động của các đơn vị tài trợ vốn. Dù đã được xây dựng và áp dụng từ lâu những vẫn yêu cầu cần phải thường xuyên bám sát thực tế để điều chỉnh, bổ sung các nội dung cần thiết để dần hoàn thiện hơn, tạo sự vững chắc cho công tác cho vay.

Đầu tiên, phải xác định đúng vị trí, vai trò của công tác thẩm định. Thẩm

định thường chỉ được nhắc đến như là việc kiểm tra chặt chẽ tính khả thi rồi từ kết quả đó tạo cơ sở để ra quyết định tài trợ của ngân hàng với dự án đó, mà ít nhắc đến mặt khác là cơ sở để chuyên viên tín dụng đưa ra các đề xuất, từ vấn, đóng góp về phía dự án và khách hàng từ đó xây dựng và hoàn thiện hơn dự án của mình. Bởi chính ngân hàng cũng rất muốn giải ngân cho dự án để thu về lợi nhuận trong mối quan hệ hợp tác này.

Công tác thẩm định không chỉ được thực hiện ở ngân hàng mà được thẩm định ở nhiều cơ quan, chủ thể khác nhau là chủ đầu tư, nhà nước, đơn vị hợp tác với chủ đầu tư. Ở mỗi chủ thể này tính hiệu quả, khả thi được chú trọng nhất lại khác nhau, nhưng về phía ngân hàng và chủ đầu tư đều quan tâm lớn nhất đến tính khả thi và hiệu quả tài chính. Một dự án được tài trợ tối đa từ phái ngân hàng lên đến 85% theo quy định của BIDV, đây là khoản tiền rất lớn nên không thể chủ quan trong bất cứ khâu nào, vì vậy, đến ngân hàng dự án sẽ được thẩm định tất cả các mặt không chỉ riêng tài chính bởi phải đảm bảo tính khả thi của dự án thì mới nghĩ đến lợi nhuận. Từ đó, thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa lợi ích của khách hàng và doanh nghiệp.

Hơn nữa, đặc thù cho vay dự án là tính rủi ro và thời hạn vay dài hầu hết là trên 5 năm, quy mô vốn lại lớn. Vì vậy, biến động kinh tế vĩ mô ảnh hưởng sẽ mạnh hơn các hoạt động ngắn hạn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cán bộ tín dụng càng phải nhìn nhận rõ vai trò quan trọng của công tác thẩm định để không chỉ nhận ra rủi ro trước mắt trong hồ sơ dự án mà còn phát hiện được các rủi ro tiềm ẩn.

Thứ hai, phải phát triển công tác quản lý cho vay dự án theo ngành, lĩnh vực

quản lý tại CN SGD1 thực hiện quản lý theo quy mô tín dụng, đây cũng là một cách phân cấp quản lý hiệu quả nhưng lại bộc lộ sự bất lợi về chuyên môn. Bởi, một cán bộ quản lý phải chuyên trách nhiều lĩnh vực dự án mà một dự án với quy mô này là lớn nhưng với ngành khác, lĩnh vực khác quy mô như vậy lại là nhỏ. Hơn nữa, mức độ phức tạp về kỹ thuật của các dự án này cao nên sẽ tạo những trở ngại khi quản lý.

Quản lý, điều hành theo ngành và lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đối với nâng cao hiệu quả thẩm định dự án. Kinh nghiệm chuyên môn, hiểu biết sâu về ngành, lĩnh vực nhất định chắc chắn sẽ tạo ra chất lượng thẩm định cao hơn.

Một phần của tài liệu Công tác huy động vốn và cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 1. Thực trạng và giải pháp (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w