9. Cấu trúc của luận văn
3.2. Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tinthƣ viện
Khả năng cung cấp các dịch vụ thông tin theo yêu cầu cũng nhƣ khả năng tạo ra các sản phẩm thông tin có giá trị cao đƣợc ngƣời dùng tin chấp nhận là sức mạnh của một cơ quan thông tin – thƣ viện là công cụ cơ bản để thỏa mãn nhu cầu của ngƣời dùng tin nhanh chóng tiếp cận với thông tin. Để tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả hoạt động của thƣ viện, cần phải đa dạng hóa các sản phẩm thông tin, đa dạng hóa hình thức phục vụ là biện pháp tích cực nhằm khai thác triệt để nguồn tài liệu vốn có và đƣa thông tin đến đúng đối tƣợng ngƣời dùng tin.
3.2.1. Phát triển các sản phẩm thông tin thư viện mới.
3.2.1.1. Biên soạn Tổng luận chuyên đề,
Tổng luận là loại hình sản phẩm thông tin phân tích dƣới dạng một tài liệu trình bày có tính hệ thống và cô đọng kết quả xử lý phân tích – tổng hợp nhiều nguồn tin ( tài liệu) khác nhau xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định, về một vấn đề, đề tài nhất định, tức là về hiện trạng, mức độ và xu hƣớng phát triển của chúng. Tổng luận đƣợc chia thành nhiều loại tùy theo đối tƣợng phân tích, múc đích biên soạn, đối tƣợng phục vụ, phạm vi bao quát của vấn đề, yêu cầu so sánh và dự báo… Tuy nhiên, xét về mức
86
độ phân tích và tổng hợp thông tin thì tổng luận đƣợc chia thành 2 loại chủ yếu: tổng luận tóm tắt và tổng luận phân tích.
Tổng luận tóm tắt là tổng luận trình bày có tính hệ thống, cô đọng và tổng hợp những thông tin rút ra từ tài liệu gốc về nội dung cơ bản của vấn đề đƣợc đề cập, không kèm theo những phân tích, đánh giá, phê phán hoặc kiến nghị của ngƣời biên soạn tổng luận. Đối với ngƣời dùng tin tại thƣ viện trƣờng đại học Trần Quốc Tuấn, tổng luận tóm tắt rất phù hợp và cần thiết đối với họ. Do vậy, nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động thông tin – thƣ viện, trung tâm cần phải sớm biên soạn bản tổng luận tóm tắt để phục vụ đông đảo ngƣời dùng tin, đặc biệt đới với ngƣời dùng tin là cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
3.2.1.2. Tổ chức bản tin điện tử
Bản tin điện tử là một loại tạp chí ( bản tin) đƣợc xuất bản dƣới dạng điện tử và đƣợc truyền trong các mạng máy tính để phục vụ các khách hàng của mình. Bản tin điện tử cũng là một sản phẩm trên mạng, có 2 cách thức truy cập thông tin trên bản tin này: truy cập trực tiếp và truy cập theo chế độ thƣ tín điện tử.
Nội dung cần quan tâm nhất trong việc xuất bản tin điện tử là: - Xác định rõ phạm vi vấn đề đƣợc phản ánh trong bản tin.
- Xác định rõ và đầy đủ các nguồn thông tin chính đƣợc sử dụng để biên soạn nội dung bản tin
- Lựa chọn và biên soạn nội dung bản tin
- Thu thập và xử lý thông tin phản hồi của khách hàng
Thông thƣờng bên cạnh mỗi bản tin điện tử đều có bản đƣợc lƣu trữ dƣới dạng ấn phẩm in nhằm phục vụ công tác nghiệp vụ khi cần thiết, cũng nhƣ việc phổ biến đến ngƣời dùng tin chƣa là khách hàng của mạng.
3.2.1.3. Tổ chức dịch vụ tra cứu tin tự động hóa.
Nếu nhƣ các dịch vụ tra cứu theo hình thức truyền thống thể hiện những mặt hạn chế: mất nhiều thời gian và công sức cho việc tìm kiếm
87
thông tin, tài liệu của ngƣời dùng tin, tốc độ tìm tin chậm thì các dịch vụ tra cứu tự động hóa chính là sự bù đắp đƣợc hạn chế nói trên. Tra cứu tin tự động hóa sẽ giúp ngƣời dùng tin tiết kiệm đƣợc thời gian trong việc tìm kiếm thông tin. Đảm bảo độ chính xác, tốc độ tìm tin nhanh và khai thác thông tin hiệu quả hơn. Đặc biệt, kết hợp đƣợc nhiều biểu thức tìm khác nhau, mở rộng đƣợc phạm vị tìm kiếm và khai thác thông tin, khả năng chia sẻ thông tin cũng rất rộng rãi, cùng một lúc nhiều ngƣời có thể truy cập đƣợc. Hệ thống tra cứu tự động hóa đƣợc xem nhƣ một công cụ tra cứu tin nhờ máy tính điện tử thông qua cơ sở dữ liệu, đĩa CD-ROM, tài liệu điện tử và Internet.
Tóm lại, cần phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện của Thƣ viện trong mối quan hệ hợp tác và chia sẻ có hiệu quả nguồn tin với các cơ quan trong và ngoài trƣờng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu cho bạn đọc khi tới thƣ viện.
3.2.2. Phát triển các dịch vụ thông tin thƣ viện mới
3.2.2.1.Tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên đề
Dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên đề là dịch vụ giúp NDT nắm bắt đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời các nguồn tài liệu về những vấn đề mà họ quan tâm, giúp họ tiết kiệm chi phí thời gian và công sức tìm kiếm thông tin để phục vụ cho học tập, nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Đối tƣợng sử dụng dịch vụ này thuộc tất cả NDT đăng ký sử dụng thƣ viện.
Với nhu cầu về tài liệu, về thông tin của NDT trong Đại học Trần Quốc Tuấn ngày càng cao và đa dạng. Nhu cầu đòi hỏi về thông tin có chất lƣợng cao ngày càng đƣợc đặt ra nhiều hơn, do vậy việc đáp ứng những nhu cầu này đòi hỏi thƣ viện phải mở ra những dịch vụ mới hơn, có chất lƣợng hơn nhằm thỏa mãn NCT của NDT hơn. Vì vậy, dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên đề đƣợc mở ra là rất cần thiết và phù hợp với NCT hiện nay trong toàn trƣờng.
88
Sản phẩm đƣợc cung cấp qua dịch vụ này, Thƣ viện có thể sử dụng thƣ mục giới thiệu sách mới, thƣ mục chuyên đề, bản sao một phần hoặc toàn bộ tài liệu gốc.
Ðể tiến hành dịch vụ này Thƣ viện phải có đội ngũ cán bộ giỏi không những về chuyên môn nghiệp vụ mà phải có trình độ, hiểu biết sâu về các ngành khoa học, có khả năng đƣa ra đƣợc các danh mục chuyên đề phù hợp với các hƣớng nghiên cứu của NDT trong trƣờng.
Về hình thức dịch vụ: Thƣ viện có thể triển khai theo hình thức phục vụ miễn phí hoặc có thu phí.
Dịch vụ miễn phí tổ chức theo hình thức thƣ viện chủ động đƣa ra các chuyên đề. Sau đó cán bộ sẽ sƣu tập các nguồn tin, biên soạn thành các thƣ mục chuyên đề để khi NDT có nhu cầu, cán bộ sẽ cung cấp nội dung thông tin cho NDT
Dịch vụ thu phí tổ chức theo hình thức NDT gửi các chuyên đề, đề tài, các vấn đề mà họ quan tâm tới Thƣ viện tại khu vực bàn quầy tầng 1. Hai bên thỏa hình thức cung cấp, dạng sản phẩm, chi phí, thời gian cung cấp...qua một hợp đồng hoặc cam kết thực hiện hoặc Thƣ viện đƣa ra một chính sách cụ thể và chi tiết về giá cả, về thời gian, về phƣơng thức dịch vụ...để có thể thu hút đƣợc nhiều NDT đến với dịch vụ này hơn.
3.2.2.2. Triển khai dịch vụ mượn liên thư viện
Dịch vụ mƣợn liên thƣ viện là hình thức phục vụ bạn đọc khi sử dụng nguồn lực thông tin của các thƣ viện, cơ quan thông tin khác cả trong nƣớc lẫn nƣớc ngoài để đáp ứng nhu cầu đọc và thông tin của ngƣời dùng thƣ viện mình.
Để tiến hành dịch vụ mƣợn liên thƣ viện, cần có một số yếu tổ cơ bản nhƣ: cơ sở dữ liệu dùng chung (hay CSDL liên thƣ viện), phần mềm mƣợn liên thƣ viện, CSDL thông tin về các thƣ viện và một hội hoặc hiệp
89
hội thƣ viện...Bên cạnh đó cũng cần một số chuẩn cơ bản nhƣ: khung phân loại, MARC21, AACR2 và tuân theo chuẩn mƣợn liên thƣ viện quốc tế ISO ILL 10160/10161 (the inter-national standard for interlibrary loan). Tuy nhiên hiện nay, thƣ viện đã và đang sử dụng chuẩn ISBD và khung phân loại BBK để mô tả và phân loại tài liệu.
Trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay, sự hợp tác giữa các thƣ viện là cần thiết hơn bao giờ hết, nhằm tiết kiệm tối đa kinh phí cho các thƣ viện và bạn đọc mà vẫn đảm bảo sự thỏa mãn về nhu cầu tin. Với Trung tâm , nhu cầu sử dụng tài liệu luôn phát triển và phong phú, do vậy việc chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thƣ viện trong Đại học Trần Quốc Tuấn và các thƣ viện quân đội khác là rất cần thiết. Chính vì vậy, việc tổ chức dịch vụ mƣợn liên thƣ viện là việc cần phải làm đối với Trung tâm để đáp ứng nhu cầu tin của NDT trong Đại Đại học Trần Quốc Tuấn.
Hiện tại, Thƣ viện có thể tiến hành dịch vụ này bằng cách liên kết với các thƣ viện trƣờng trong hệ thống thƣ viện quân đội thông qua mạng toàn quân Misten. Để dịch vụ này đƣợc áp dụng có hiệu quả, thƣ viện cần xây dựng một quy định về chính sách mƣợn (loại hình tài liệu, thời gian mƣợn, giá cả dịch vụ...), quy trình mƣợn, trả giữa các thƣ viện trong toàn quân. Bên cạnh đó các thƣ viện và Trung tâm cần kết hợp chặt chẽ với nhau trong việc đề nghị bổ sung tài liệu để tránh bổ sung trùng lặp.
Các thƣ viện cũng cần phải thống nhất một số quy định về thủ tục mƣợn liên thƣ viện giữa các thƣ viện nhƣ chính sách mƣợn, quy trình mƣợn – trả, chính sách đòi tài liệu hay chế tài trong trƣờng hợp NDT không trả tài liệu hay làm mất tài liệu....
- Về chính sách mƣợn
+ Loại hình tài liệu mƣợn : sách hay báo, tạp chí, tài liệu điện tử.... + Thời gian mƣợn
90 + Phƣơng thức mƣợn, trả
+ Giá cả của dịch vụ
- Về quy trình mƣợn (đƣa ra từng bƣớc cụ thể) + Đối với tài liệu in ấn
+ Đối với tài liệu điện tử
Tóm lại, việc tổ chức dịch vụ mƣợn liên thƣ viện giữa các thƣ viện trong hệ thống thƣ viện quân đội với nhau sẽ gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu mới triển khai. Do vậy cần phải có sự phối hợp và bàn bạc chặt chẽ giữa các thƣ viện với nhau trƣớc khi triển khai dịch vụ mƣợn liên thƣ viện này, vì đây là dịch vụ đòi hỏi phải có sự đầu tƣ và sự quan tâm thực sự của Ban giám đốc và các phòng chức năng liên quan. Có nhƣ vậy, Trung tâm mới thực sự triển khai đƣợc dịch vụ này để mở rộng nguồn lực thông tin, tiết kiệm kinh phí bổ sung tài liệu, công sức xử lý tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho NDT khai thác nguồn tài liệu một cách có hiệu quả
3.2.2.3. Tổ chức dịch vụ dịch tài liệu
Hiện nay, thƣ viện có nguồn tài liệu ngoại văn tƣơng đối lớn chủ yếu là tiếng Nga và Tiếng Anh và chủ yếu là sách chuyên ngành về khoa học quân sự. Để tham khảo đƣợc tài liệu này, đòi hỏi NDT phải có trình độ ngoại ngữ nhất định. Tuy nhiên số lƣợng NDT có thể đọc đƣợc những loại hình tài liệu này không phải là nhiều. Do vậy, thƣ viện có thể hỗ trợ NDT dịch các tài liệu theo yêu cầu. Dịch vụ này đƣợc mở ra sẽ thỏa mãn đƣợc nhu cầu tin cho NDT một cách thuận tiện và nhanh nhất. Đây cũng là dịch vụ mang lại nguồn thu cho thƣ viện, do vậy cần phải đƣa ra chính sách thu phí hài hòa nhất với NDT, nhất là với đối tƣợng ngƣời dùng tin là học viên.
3.2.2.4. Tổ chức dịch vụ đăng ký mượn qua mạng
Hiện tại thƣ viện chỉ cho mƣợn tài liệu tại thƣ viện bằng hình thức bạn đọc tự tìm tài liệu trên giá sách, sau đó mang xuống khu vực bàn quầy
91
tầng 1 để mƣợn tài liệu. Hình thức này sẽ thuận lợi với những bạn đọc có thời gian đến thƣ viện để tự tìm tài liệu còn đối với những bạn đọc không có thời gian đến thƣ viện tìm tài liệu và mƣợn ngay đƣợc cuốn sách mình cần thì việc triển khai dịch vụ đăng ký mƣợn qua mạng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc trong việc mƣợn tài liệu. Hình thức mƣợn tài liệu qua mạng thực chất là bạn đọc có thể đăng ký mƣợn tài liệu đó trƣớc trên mạng sau đó mới đến thƣ viện để lấy tài liệu.
Quy trình thực hiện dịch vụ: Bạn đọc có thể tìm tài liệu qua tra cứu trên OPAC, nếu thấy cuốn sách đó chƣa có ai mƣợn và ghi trong kho sẵn sàng cho mƣợn thì bạn đọc ghi Barcode của cuốn sách đó lại, sau đó bạn đọc có thể vào phần “NGƢỜI DÙNG” của trang tra cứu trên OPAC để đăng nhập “Số thẻ và Mật khẩu”. Tiếp theo bạn đọc vào phần “Yêu cầu mƣợn” nhập những thông tin cơ bản về tài liệu cần mƣợn. Sau đó cán bộ sẽ phúc đáp lại rằng đồng ý hay không đồng ý. Nếu đồng ý thì bạn đọc đó là ngƣời sẽ đƣợc mƣợn cuốn sách đó và sau đó sẽ đến thƣ viện để lấy cuốn sách đó.
Dịch vụ đăng ký mƣợn qua mạng đƣợc triển khai sẽ giúp bạn đọc tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian và thuận tiện trong việc mƣợn tài liệu. Dịch vụ này mở ra rất phù hợp với một thƣ viện hiện đại và mang lại những lợi ích nhất định cho NDT, giúp ngày càng thu hút NDT đến với thƣ viện hơn. Mặt khác, với hình thức này thƣ viện sẽ cắt bớt đƣợc khâu trung gian giữa bạn đọc với thƣ viện thông qua cán bộ thƣ viện ở mỗi tiểu đoàn.
3.2.2.5. Tổ chức dịch vụ triển lãm sách
Dịch vụ triển lãm sách nhằm mục đích giới thiệu trực tiếp cho ngƣời dùng tin về nguồn lực thông tin, sản phẩm và dịch vụ của một hoặc nhiều cơ quan thông tin – thƣ viện, tạo ra môi trƣờng giao tiếp giữa các cơ quan thông tin – thƣ viện với NDT
92
Về phƣơng pháp tổ chức, thƣ viện có thể tổ chức triển lãm theo các phƣơng pháp khác nhau nhƣ :
- Theo nội dung : gồm triển lãm sách theo chuyên đề hoặc triển lãm sách tổng hợp.
Triển lãm sách theo chuyên đề: thƣ viện có thể lựa chọn một đề tài và đi sâu vào đề tài đó nhƣ triển lãm sách về những ngày kỉ niệm lớn trong năm; triển lãm sách về thân thế sự nghiệp các vị lãnh tụ, danh nhân, các nhân vật nổi tiếng; triển lãm tác phẩm của lãnh tụ kiệt xuất, nhà văn, nhà khoa học nổi tiếng....
Triển lãm sách tổng hợp: thƣ viện có thể giới thiệu cùng một lúc nhiều đề tài khác nhau. Có thể triển lãm những sách mới nhập về nhằm giúp ngƣời dùng tin có thể biết sách mới nhập về thƣ viện hay triển lãm những sách mà bạn đọc ít sử dụng đến...
- Theo thời gian: triển lãm thƣờng xuyên hoặc theo thời gian ngắn Để triển khai tốt của dịch vụ này, thƣ viện nên tổ chức thƣờng xuyên và trƣớc khi mở triển lãm thì thƣ viện thông báo cho ngƣời dùng tin biết nội dung đƣợc triển lãm, thời gian mở cửa và thời gian kết thúc. Có nhƣ vậy, sẽ giúp ngƣời dùng tin chủ động trong việc thăm quan triển lãm hay lựa chọn đƣợc những sách mình cần đọc và nghiên cứu.
3.3. Chú trọng yếu tố con ngƣời
3.3.1. Nâng cao trình độ cán bộ thư viện
Trong công tác thông tin - thƣ viện, ngƣời cán bộ thƣ viện luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng. Phẩm chất và năng lực của cán bộ thông tin - thƣ viện là nhân tố quyết định chất lƣợng của hoạt động thông tin thƣ viện nói chung, của các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện nói riêng.
Thời đại ngày nay, khi công nghệ thông tin đã trở thành một yếu tố quan trọng trong hoạt động thông tin thƣ viện thì vai trò của ngƣời cán bộ
93
thƣ viện cũng có nhiều thay đổi. Họ không chỉ thực hiện đơn thuần các nhiệm vụ lƣu giữ, bảo quản và phục vụ tài liệu một cách truyền thống mà còn phải biết khai thác, xử lý thông tin theo công nghệ mới, hiện đại. Bên cạnh đó, cán bộ thƣ viện cần phải có kiến thức chủ đề chuyên sâu và các mối quan hệ để làm tốt dịch vụ tìm tin trực tuyến và trên phƣơng tiện, vật