9 Vô ý làm tiêu hủy tài sản của công
3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm xâm phạm sở hữu công dân trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc.
phạm sở hữu công dân trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu của công dân trong những năm qua, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác phòng ngừa tội phạm về việc điểu tra làm rõ các loại tội phạm này, nghiên cứu kinh nghiệm của Việt nam và một số nước khác trong khu vực có điều kiện gần giống như ở Nước CHDCND Lào, kết hợp với những dự báo về tình hình, xu hướng phát triển tội phạm xâm phạm sở hữu ở Nước CHDCND Lào trong những năm tới, tác giả đưa ra nhóm giải pháp nhằm góp phần để nâng cao hiệu quả điều tra làm rõ các vụ án phạm xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc Nước CHDCND Lào như sau:
3.3.1 Giải pháp về kinh tế xã hội.
− Phát triển nền kinh tế quốc dân, kinh tế địa phương.
Loại trừ những mối liên hệ với các tội phạm khác như đánh bạc, sử dụng ma túy, trộm cắp…các tội phạm liên quan đến việc xâm phạm quyền sở hữu đều có chung nguyên nhân phạm tội xuất phát từ điều kiện kinh tế khó khăn.
Lào là một nước nghèo, năng lực sản xuất xã hội thấp, tài nguyên khan hiếm, hàng hóa thiếu sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, khoa học công nghệ kém phát triển. Xuất phát từ tình hình thực tiễn này, đòi hỏi nhà nước phải có chiến lược phát triển kinh tế toàn diện, mang tính bền vững toàn diện. Phát triển kinh tế là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân tố nội tại quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó và phải đảm bảo các yêu cầu sau :
• Phải đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế: gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế, sự tăng trưởng phải diễn ra trong một thời gian tương đối dài và ổn định.
• Thay đổi trong cơ cấu kinh tế: thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền, ngành, thành phần kinh tế. Trong đó tỷ trọng của vùng nông thôn giảm tuơng đối so với tỷ trọng vùng thành thị, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp tăng, đặc biệt là nghành dịch vụ.
• Trình độ tư duy, quan điểm quản lý kinh tế thay đổi. Để có thể thay đổi trình độ tư duy, quan điểm đòi hỏi phải mở cửa nền kinh tế, tận dụng tri thức, công nghệ, vốn, năng lực quản lý sản xuất của các nước phát triển.
Từng bước nâng cao đời sống người dân
Khi đã đảm bảo phát triển kinh tế, năng lực sản xuất xã hội sẽ tăng lên, đời sống người dân ngày càng được nâng cao trên cả hai mặt vật chất và tinh thần, có cơ hội phát triển toàn diện. Cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở lên tươi đẹp hơn, giáo dục, y tế, tinh thần của người dân được chăm lo nhiều hơn, môi trường được đảm bảo. Từ đó, tình hình tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng sẽ được loại trừ đáng kể về nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Đẩy lùi tình trang thất nghiệp
Thất nghiệp là tình trạng người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không thể tìm được việc làm. Xét trên khía cạnh tâm lý học, thất nghiệp cũng là nguyên nhân đưa con người vào tình trạng bế tắc tư tưởng, dễ thúc đẩy họ hình thành động cơ phạm tội.
Giải quyết tình trạng thất nghiệp không những là vấn đề có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội mà còn góp phần kéo giảm tình trạng gia tăng tình hình phạm tội ở các quốc gia kém phát triển.
3.3.2 Giải pháp quản lý, tổ chức.
− Quản lý các nhóm dân cư
Theo quy định của Hiến pháp 1991 (sửa đổi bổ sung năm 2003) và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2003. Chính quyền địa phương của Lào được phân chia thành cấp tỉnh-thành phố; cấp huyện; cấp bản.Trong đó, cấp bản không phải là một tổ chức chính quyền hoàn thiện mà chỉ có Trưởng thôn và các thành viên, trong đó có thành viên phụ trách an ninh nhưng bản thân người này không nằm trong lực lượng Công an Lào nên nghiệp vụ quản
lý địa bàn cũng như khả năng phát hiện, ngăn ngừa, phòng chống tội phạm chưa cao.
Để làm tốt công tác quản lý dân cư, quản lý địa bàn, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả. Trong thời gian tới, Công an huyện cần phải cử cán bộ chuyên trách tăng cường cho các bản. Thiết lập cơ chế Công an khu vực đồng thời tiến hành đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách an ninh cơ sở.
− Bên cạnh đó, về mặt quản lý xã hội, cần phải thực hiện việc xây dựng và quản lý các nhóm dân cư như:
Khu phố an toàn, được xây dựng ở các cụm dân cư có tình hình vụ xâm phạm sở hữu thường xuyên xảy ra, ở khu dân cư thành thị.Doanh nghiệp an toàn, được xây dựng ở các doanh nghiệp thuộc khu chế xuất, thuộc địa bàn phức tạp.
− Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm sở hữu công dân.
Một trong những điều kiện cần thiết để đấu tranh có kết quả với nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu công dân là phải có sự phối hợp thường xuyên liên tục của các cơ quan, chính quyền và của các ngành, đoàn thể, sự phối hợp này phải đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp toàn diện của các cấp ủy Đảng.
Đảng bộ phải đề ra các chủ trương, biện pháp thiết thực, cụ thể, đúng thời điểm, đúng với tình hình thực tế ở địa phương, cần xác định cơ quan đoàn thể nào là chủ trì, đôn đốc, nhắc nhở, thỉnh thị, báo cáo có sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ để có sự thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện.
Các cấp ủy đảng các cơ quan cấp chính quyền, đoàn thể cần phải quán triệt được trong nội bộ của mình về công tác chỉ đạo đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm sở hữu công dân có như thế mới tạo được sức mạnh, mới tập trung chỉ đạo đấu tranh và phòng ngừa vì đối với loại tội phạm xâm phạm sở hữu công dân .là loại tội phạm xảy ra ở bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu nếu có điều kiện thuận lợi và bọn tội phạm xâm phạm sở hữu công dân hoạt động rất tinh vi. Cho nên công tác phòng ngừa là hết sức khó khăn và rất quan trọng nếu có chủ trương đúng, thường xuyên liên tục thì tạo được một phong trào rộng khắp toàn Tỉnh.
Ủy ban các cấp là cơ quan chính quyền có chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực ANTT. Ở cấp cơ sở, các đối tượng xâm phạm sở hữu công dân phân theo nghề nghiệp, giới tính và được giao cho đoàn thể cảm hóa giáo dục,
tạo công ăn việc làm cho đối tượng.Đây là biện pháp giáo dục, cảm hóa người phạm tội xâm phạm sở hữu công dân tại địa bàn dân cư mang lại hiệu quả rất cao. Song nếu đạt theo yêu cầu cao hơn nữa đòi hỏi phải giao đối tượng đó cho đoàn thể quản lý mà đối tượng được cảm hóa không có sự tiến bộ thì đoàn thể đó cũng phải chịu sự phần trách nhiệm về công tác giáo dục của mình.Sức mạnh của nhân dân là rất lớn, vai trò của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng là rất quan trọng trong đó công tác đấu tranh phòng chống tội phạm từ trong nhân dân là một biện pháp cực kỳ quan trọng vì tội phạm xâm phạm sở hữu công dân nó không ở đâu xa từ trong dân và đấu tranh với tội phạm xâm phạm sở hữu công dân có hiệu quả hay không cũng từ vì nhân dân, đây là không thể phủ nhận.Trình độ dân trí cũng như sự nhận thức các vấn đề xã hội của người dân còn có nhiều khác nhau. Yêu cầu đặt ra trong công tác tuyên truyền, vận động là phải làm sao dung hòa, thống nhất được ý chí, nguyên vọng và nhận thức của họ, thống nhất tập hợp họ trong một khối đoàn kết cùng thực hiện một ý tưởng chung và đấu tranh và phòng ngừa các tội phạm xâm phạm sở hữu công dân .
Muốn phát động quần chúng tham gia phòng ngừa tội phạm, đi đôi với giác ngộ chính trị còn phải chăm lo đến đời sống kinh tế, văn hóa của quần chúng, vì quần chúng chủ tự giác khi cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm thực sự đem lại lợi ích thiết thân cho họ.
Khi quyền lợi của quần chúng được chăm lo họ sẽ tích cực tham gia phòng ngừa tội phạm. Do đó, vận động dân phải đi đôi với nôi dưỡng sức dân để lực lượng ấy ngày càng lớn mạnh
Phong trào bảo vệ an ninh, trật tự được coi là một biện pháp cơ bản trong đấu tranh phòng ngừa các tội phạm xâm phạm sở hữu công dân . Phong trào này có đạt được kết quả hay không phụ thuộc phần lớn vào việc đa số nhân dân có tích cực, tự giác tham gia hay không..
Nếu nhân dân tham gia đông đảo sẽ tạo thành một bức tường vững chắc, làm cơ sở cho lực lượng Công an nắm chắc tình hình, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh với hiệu quả ngay đối với loại tội phạm xâm phạm sở hữu công dân .
Ngược lại, nếu nhân dân và các đoàn thể xã hội không ủng hộ, không tích cực tham gia sẽ có nhiều khó khăn cho công tác của lực lượng Công an đặc biệt là công tác nắm tình hình, phòng ngừa tội phạm.
3 Giải pháp văn hóa, giáo dục.
Quá trình giải quyết án rất cần “tai mắt’’ của nhân dân, đặc biệt là trong phát hiện vi phạm pháp luật. Vì vậy, tuyên truyền pháp luật phải bằng nhiều hình thức, với nhiều nội dung để người dân tuân thủ pháp luật, để người dân cùng tham gia phát hiện và truy bắt tội phạm, phát hiện vi phạm pháp luật và báo cho cơ quan chức năng, công tác giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân không là nhiệm vụ của một ngành nào, cơ quan nào, mà tất cả các cơ quan nhà nước đều phải có trách nhiệm.
Tổ chức các đợt tuyên truyền giáo dục cho quần chúng nhân dân về âm mưu thủ đoạn của các tội phạm xâm phạm sở hữu công dân là một trong những biện pháp đấu tranh và phòng chống tội phạm mang lại hiệu quả rất cao. Thông qua công tác tuyên truyền giáo dục xây dựng ý thức cảnh giác phòng ngừa tội phạm và hướng dẫn quần chúng nhân dân cách thức bảo vệ an toàn tài sản của mình.
Xây dựng ý thức tích cực tham gia các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm trong quần chúng nhân dân là làm cho quần chúng nhân dân có ý thức mỗi khi phát hiện một sự việc phạm tội, hoặc nghi ngờ có hành động phạm tội cần tìm mọi cách nhanh chóng báo tin, tố giác với cơ quan Công an có thẩm quyền trong thời gian sớm nhất, đồng thời tích cực tham gia vây bắt các đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản công dân tài sản quả tang tại các làng, thị trấn, địa phương của mình.
Phải thường xuyên thông tin, phổ biến tình hình, tác hại, thủ đoạn hành vi xâm phạm sở hữu công dân của các loại tội phạm cho nhân dân nắm, đồng thời qua đó giúp cho nhân dân hiểu thêm về các biện pháp phòng ngừa đối với loại tội phạm xâm phạm sở hữu công dân đột nhập thì phải phòng ngừa như thế nào… cho phủ hợp với địa bàn của mình sinh sống.
− Phương pháp, hình thức thực hiện hoạt động tuyên truyền:
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh, truyền hình, các bài báo, tạp chí… để tuyên truyền.Thông qua vai trò của các cán bộ cơ sở, tổ dân phố. Đặc biệt là những người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Đưa một số vụ án trọng điểm ra xét xử lưu động nhằm tăng cường tính răn đe, giáo dục trong cộng đồng.Vận động các tổ chức tôn giáo thông qua hoạt động của mình lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục cái “thiện”, ngăn ngừa cái “ác”.
3.3.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan đấu tranh phòng chống nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu của công dân.
Để phòng ngừa tội phạm có hiệu quả phải sử dụng đồng bộ các lực lượng, biện pháp, phương tiện với nhiều hình thức và bước đi thích hợp nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm.Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, lực lượng Công an cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật đã làm tốt chức năng tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền đề ra các chủ trương, chính sách, kế hoạch phòng ngừa, tấn công trấn áp tội phạm; tổ chức cho nhân dân phát hiện tố giác những biểu hiện nghi vấn của các đối tượng hình sự như: Tụ tập bàn tán, chuẩn bị phương tiện thực hiện tội phạm…Tuy nhiên công tác phòng ngừa tội phạm vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Tình hình các tội phạm xâm phạm sở hữu của công dân vẫn diễn biến rất phức tạp nhiều vụ chưa phát hiện điều tra và xử lý nghiêm minh, nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh loại tội phạm này vẫn còn tiềm ẩn chưa khắc phục được. Để góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội phạm xâm phạm sở hữu công dân nói riêng và tội phạm nói chung, dưới khía cạnh nghiệp vụ, cần thực hiện triệt để hai nhóm vấn đề sau:
Một là, phải nâng cao hiệu quả của hoạt động phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử.Lực lượng Công an cấp tỉnh,huyện phải thực hiện tốt công tác nắm tình hình thường xuyên, sử dụng đồng bộ các biện pháp để nắm tình hình về ANTT trong địa bàn, tình hình về các đối tượng xâm phạm sở hữu công dân hoạt động , đảm bảo kịp thời, chính xác, thông tin nhanh nhất lên lãnh đạo đơn vị, để chủ động phối hợp với lực lượng cảnh sát điều tra. Phải thực hiện tốt công tác quản lý hộ khẩu, tập trung đi sâu quản lý tạm trú, tạm vắng, quản lý nhân khẩu thuộc diện di cư, những nhân khẩu khác đến địa bàn, chú ý tập trung vào những địa bàn trọng điểm, như ở khu các công nghiệp mới…chú ý đến những nhân khẩu đã đăng ký cư trú nhưng thực tế không cư trú; những người đến tạm trú lao động theo thời vụ. Thông qua đó phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn đối tượng hoạt động xâm phạm sở hữu công dân để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn.Lực lượng Công an huyện phải giáo dục đối tượng ở địa bàn cơ sở, như đối tượng sưu tra hình sự, đối tượng quản lý theo pháp luật, đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội, đối tượng là trẻ em phạm pháp, trẻ em có nguy cơ phạm pháp. Từ việc rà soát, lên danh sách, đến giám sát, áp dụng các biện pháp quản lý, giáo dục. Thực tế cho thấy, các hoạt động
răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn từ đầu của Công an cơ sở sẽ đảm bảo tội phạm không xảy ra, luôn mang hiệu quả cao trong phòng ngừa, cũng như trong đấu tranh nhằm khám phá tội phạm. Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH thông qua những vụ án cụ thể đã điều tra khám phá, phổ biến những phương thức, thủ đoạt hoạt động của các băng, ổ, nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu công dân, trao đổi kịp thời những thông tin để công an cơ sở tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa có hiệu quả đối với các tội phạm tại địa bàn cơ sở.
Lãnh đạo Công an Tỉnh chỉ đạo lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH phối hợp với công an huyện ,phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, TTATXH , tổ chức thực hiện xây dựng, bố trí, đặt hộp thư tố giác tội phạm tại dân cư. Trước mắt cần tập trung xây dựng mô hình thí điểm tuyến, địa bàn