Thực tiễn phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu của công dân trên địa bàn tỉnh chăm pa sắc trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu phòng ngừa các tội phạm xâm phạm sở hữu của công dân trên địa bàn tỉnh chăm pa sắc – nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (luận văn thạc sỹ xuất sắc) (Trang 67)

9 Vô ý làm tiêu hủy tài sản của công

3.1 Thực tiễn phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu của công dân trên địa bàn tỉnh chăm pa sắc trong thời gian qua.

3.1 Thực tiễn phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu của công dân trên địa bàn tỉnh chăm pa sắc trong thời gian qua. trên địa bàn tỉnh chăm pa sắc trong thời gian qua.

3.1.1 Ưu điểm.

Trong những năm qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật của tỉnh Chăm Pa Sắc đã có nhiều nỗ lực thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, các tội xâm phạm sở hữu nói riêng, góp phần giữ vững ANTT trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc , đóng vai trò quan trọng trong công tác công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, không ngừng giữ vững và phát triển văn hóa xã hội của Tỉnh. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền, cơ quan bảo vệ pháp luật trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc đã có sự phối hợp chặt chẽ, thực hiện các kế hoạch phòng chống tội phạm một cách đồng bộ, liên tục và luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của Lào. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng được chú trọng làm gốc, công tác nghiệp vụ cơ bản được thực hiện triệt để, công tác tổng kết đánh giá được thực hiện thường xuyên, Công an, Viện kiểm sát, Tòa án trong công tác của mình luôn để cao trách nhiệm tham mưu cho Đảng, chính quyền đề ra các giải pháp hợp lý đề phòng ngừa tội phạm. Trong quá trình điểu tra và xử lý vụ án xâm phạm sở hữu của công dân xảy ra, các cơ quan bảo vệ pháp luật trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc đã đạt được nhiều kết quả góp phần vào công tác khám phá tội phạm, đã đảm bảo các yêu cầu về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, không để xảy ra oan sai cũng như các hậu quả xấu khác.

Qua công tác điều tra khám phá các vụ án của các cơ quan bảo vệ pháp luật cho thấy mặc dù bọn tội phạm đã sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, sự nỗ lực của các cán bộ, và sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp và sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, lực lượng cũng như của quần chúng nhân dân mà nhiều vụ án đã được làm sáng tỏ, nhiều ổ nhóm đã bị bắt, đã thu được những kết quả quan trọng trong công tác phòng ngừa tội phạm góp phần giữ gìn an ninh quốc gia TTATXH tại địa phương.

Công tác tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc, cơ bản đã được thực hiện theo đúng quy trình tiếp nhận và

xử lý tin báo, tố giác về tội phạm. Việc kiểm tra, xác minh tin báo, tố giác tội phạm cũng được tiến hành một cách khẩn trương, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến hành các biện pháp chiến thuật trong hoạt động điều tra.

3.1.2 Những hạn chế.

Bên cạnh những ưu điểm cơ bản đó, trong công tác phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu của các cơ quan bảo vệ pháp luật trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc cũng còn tồn tại những hạn chế sau đây:

Công tác phòng ngừa xã hội tuy đã được tập trung chỉ đạo nhưng nhìn chung chưa được các ngành các cấp quan tâm đúng mức. Sự phối hợp giữa các ngành các cấp các cơ quan bảo vệ pháp luật nhất là các tỉnh, huyện, cảnh sát khu vực…trong công tác phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu còn thiếu chặt chẽ, chưa tạo được sự đồng bộ để huy động sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng chống tội phạm nói chung và các tội xâm phạm sở hữu nói riêng.

Công tác bảo vệ của các cơ quan bảo vệ pháp luật như: Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân có nhiều thiếu sót, có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình thực tiễn, công tác điều tra xử lý tội phạm chưa nghiêm. Các vụ phát hiện ít hơn thực tế xảy ra. Mặt khác công tác phát hiện, điều tra xử lý của các cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế, phát hiện các vụ việc chậm, kết quả điều tra đạt tỷ lệ thấp so với tỷ lệ điều tra tội phạm hình sự nói chung,các tội phạm xâm phạm sở hữu công dân nói riêng. Sự phối hợp giữa phòng cảnh sát điều tra cấp tỉnh với Công an huyện, cảnh sát khu vực còn thiếu hạn chế, có lúc có nơi bị phân tách theo thẩm quyền, địa bàn và lĩnh vực, tạo nên sự rời rạc theo từng mảng, thiếu tính liên kết trong phòng ngừa tội phạm.

Việc phân công phân cấp trong quá trình điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu công dân chưa được thống nhất, chủ yếu do phòng cảnh sát điều tra Công an huyện, tiến hành điều tra, những vụ khó khăn mới chuyển giao cho phòng cảnh sát điều tra cấp tỉnh. Nhiều vụ án do phòng cảnh sát điều tra cấp tỉnh, huyện, tiến hành điều tra tại hiện trường các tội phạm không có phương tiện, chuyên môn trong phát hiện, và thu chứng cứ đã gây khó khăn lớn trong quá trình điều tra vụ án.

Sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đối với loại án này chưa đúng mức. Do đó, việc đầu tư lực lượng, phương tiện để tại hiện trường không có đủ, chuyên môn trong phát hiện, chứng cứ bị hạn chế gây khó khăn rất lớn cho

quá trình điều tra vụ án. Về lực lượng cán bộ các cơ quan làm công tác này còn mỏng, năng lực, trình độ nghiệp vụ chưa đồng đều, một bộ phận cán bộ chiến sĩ trong công tác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, chưa được đảo tạo lý luận và nghiệp vụ cơ bản, nhất là vấn đề ngoại ngữ. Thiếu những cán bộ được đảo tạo chuyên sâu cho từng lãnh vực công tác. Do đó, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm còn nhiều hạn chế, nhất là các loại tội phạm mới có sử dụng phương tiện kỹ thuật.

Sự phối kết hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao. Đặc biệt là sự phối hợp của các lực lượng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án trong quá trình điều tra từng vụ án cụ thể, sự phối kết hợp giữa cơ quan Công an cơ sở với các cơ quan điều tra khác tại hiện trường cũng như trong quá trình điều tra vụ án còn nhiều hạn chế chưa được phát huy thường xuyên.

Công tác quản lý đối với sưu tra nói chung, hệ đối tượng sưu tra hình sự nói riêng còn nhiều lỏng lẻo, công tác kiểm tra, kiểm soát chưa được tiến hành thường xuyên. Vì vây, việc nắm tình hình phục vụ soát xét, sàng lọc đối tượng gây án gặp khó khăn, hạn chế kết quả. Công tác xây dựng và phổ biến pháp luật. Thực tế đời sống xã hội luôn vận động biến đổi không ngừng. Các loại tội phạm mới xuất hiện nhưng chưa được luật hóa kịp thời gây khó khăn lúng túng cho các cơ quan bảo vệ pháp luật. Các văn bản pháp luật được ban hành nhưng giải thích pháp luật không kịp thời, đẩy đủ dẫn đến lúng túng, không nhất quán trong quá trình giải quyết vụ án.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là:

+ Bộ máy chuyên trách đấu tranh phòng ngừa tội phạm hình sự đã hoạt động tích cực, điều tra khám phá nhiều băng, ổ, nhóm. Nhưng cán bộ làm công tác này phần lớn đã cao tuổi, có kinh nghiệm, nên việc học tập, nghiên cứu rất hạn chế, nhất là về học ngoại ngữ.

+ Mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài cơ quan bảo vệ pháp luật chưa được các cấp lãnh đạo quan tâm, chỉnh đốn, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời sau từng vụ án.

+ Phương tiện kỹ thuật còn thiếu thốn, thô sơ, lạc hậu kinh phí cho hoạt động đối với công việc này chưa đáp ứng kịp thời và đạt yêu cầu phục vụ công tác phòng ngừa tội phạm.

tổ quốc còn nhiều hạn chế, dẫn đến một thực tế là người dân sợ tội phạm hoặc sợ phiền hà nên khi biết rõ hành vi vi phạm pháp luật, mà không báo tin, không tố giác tội phạm cho cơ quan chức năng.

+ Công tác tổ chức xây dựng lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách làm công tác bảo vệ trong từng cơ quan, xí nghiệp…còn yếu.

+ Công tác tuần tra, kiểm soát, bảo vệ tài sản của nhà nước, tập thể và tài sản của công dân chưa được thường xuyên.

+ Mặt khác, do còn nhiều khó khăn chưa có đủ điều kiện trong việc xây dựng các kho tàng, cửa hàng, nhà máy, xí nghiệp và hàng rào cùng các phương tiện nhằm bảo vệ tốt tài sản.

+ Công tác tổ chức quản lý trật tự công cộng ở những địa bàn trọng điểm, tỉnh, huyện, làng, chợ, bến xe …trên các phương tiện vận chuyển hành khách công cộng… làm chưa tốt.

+ Công tác quản lý địa bàn, quản lý con người còn lỏng lẻo, để các đối tượng lưu động từ nơi này sang nơi khác đến thực hiện phạm tội.

Một phần của tài liệu phòng ngừa các tội phạm xâm phạm sở hữu của công dân trên địa bàn tỉnh chăm pa sắc – nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (luận văn thạc sỹ xuất sắc) (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w