9 Vô ý làm tiêu hủy tài sản của công
2.2. Nguyên nhân và điều kiện về tâm lý xã hội.
Hành vi phạm tội nói chung , hành vi xâm phạm sở hữu nói riêng là một quá trình được diễn ra trong một khoảng thời gian, thời gian nhất định, hàm chứa cả những hiện tượng , quá trình tâm lý diễn ra trước đó , đóng vai trò quyết định việc thực hiện các hành động đó . Đương nhiên , những điều kiện những yếu tố của môi trường bên ngoài hay những quá trình tâm lý bên trong con người dù ở mức độ xấu và bất lợi như thế nào , tự nó đều không phải là nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể. Do vậy, nguyên nhân và điều kiện của tội xâm phạm sở hữu của công dân cũng là sự tương tác giữa các yếu tố tâm lý bên trong và môi trường bên ngoài. Nguồn gốc của nguyên nhân và điều kiện của tội xâm phạm sở hữu của công dân là các yếu tố tâm lý bên trong. Đó là những đặc điểm tâm lý cá nhân tiêu cực của người phạm tội,đặc điểm tâm lý của người phạm tội xâm phạm sở hữu của công dân thường là ở những dạng sau:
− Nhu cầu về tiền bạc,tài sản mâu thuẫn với khả năng của chủ thể.Ta nhận thấy nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển . Trong lĩnh vực PLHS nước CHDCND Lào , nhu cầu thực hiện chức năng làm động lực thúc đẩy hành vi phạm tội . Nó quy định xu hướng lựa chọn các ý đồ , động cơ ,
mục đích phạm tội “ nhu cầu con người là nhu cầu xã hội thường cao hơn khả năng hiện có đó là cơ sở cho sự phát triển ” . Tuy nhiên sự chênh lệnh giữa nhu cầu tiền bạc , tài sản và khả năng hiện có của chủ thể dần dần hình thành động cơ phạm tội. Chính vì muốn đạt được nhu cầu của mình các chủ thể đã xem việc phạm tội như phương thức thỏa mãn nhu cầu của mình. Đặc biệt một số tệ nạn xã hội như cờ bạc ma túy…khi liên quan đến tệ nạn xã hội này nhu cầu tiền bạc,tài sản ngày càng gia tăng,trong khi khả năng của các đối tượng không thể đáp ứng được , đây là động cơ thúc đẩy các đối tượng thực hiện hành vi xâm phạm sở hữu . Do đó , để có tiền thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng , tiêm chích ma túy… các đối tượng đã nảy sinh tư tưởng xâm phạm sở hữu , vi phạm pháp luật, gây mất trật tự an toàn xã hội. Nhu cầu này của các chủ thể được hình thành và nuôi dưỡng từ phía gia đình , tập thể… Những thái độ nuông chiều của gia đình đối với con cái đã tạo tâm lý cho các chủ thể là muốn gì được ấy. Do vậy khi dần dần trưởng thành thì nhu cầu tiêu xài càng lớn gia đình và khả năng của bản thân không đáp ứng được thì các đối tượng luôn tìm mọi cách đ đạt được nhu cầu đó kể cả việc vi phạm pháp luật.
− Có những trường hợp nhu cầu về tiền bạc , tài sản vượt ngoài khả năng của chủ thể là do hoàn cảnh khó khăn mang lại, chẳng hạn cần tiền để chữa bệnh hay một lý do nào đó không thể làm khác được.
− Ngoài ra tâm lý của người phạm tội cũng chính là ý thức pháp luật của người phạm tội , ý thức này xuất phát từ ý thức tâm lý tư hữu lạc hậu , cổ hủ như thói ích kỷ, tham lam, thích hưởng thụ, lười lao động, thích đua đòi theo lối sống xa hoa,thái độ coi thường pháp luật, xem thường tính mạng của người khác. Tâm lý tiêu cực trên và những điều kiện thuận lợi làm cho người phạm tội mong muốn thực hiện tội phạm và sẵn sàng phạm tội,lôi kéo người khác phạm tội. Tâm lý của người phạm tội là nguyên nhân lớn nhất trong việc hình thành động cơ phạm tội và tâm lý này được hình thành trong một thời gian dài với những tác động tiêu cực của môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Về tâm lý của nạn nhân là một trong những điều kiện để người phạm tội chính là tâm lý chủ quan của người bị hại , họ có tư tưởng làm giàu bằng mọi cách , tâm lý lười lao động , dễ bị kích động, bị cám dỗ, là nguyên nhân thúc đẩy họ gây ra tội phạm.Tâm lý sợ phiền phức sâu khi bị tội phạm
xâm hại , do không hiểu rõ luật pháp nhưng họ thường ngại đến cơ quan bảo vệ pháp luật. Họ sợ thủ tục phiền hà và phải tham dự phiên tòa , sợ mất thời gian và nhiều khi không tin tưởng vào khả năng khắc phục bởi đây là thiệt hại chủ yếu về mặt tinh thần họ thường cam chịu .Tâm lý e ngại dư luận nên không dám tố cáo tội phạm. Vì vậy, kẻ phạm tội vẫn nhởn nhơ sống ngoài vùng pháp luật. Họ luôn sống tâm trạng sợ hãi và nỗi am ảnh, điều này ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý nạn nhân.
Tâm lý của cộng đồng xã hội đối với tội xâm phạm sở hữu các thành viên trong xã hội cũng góp phần làm tăng tình hình tội phạm do thái độ thở ơ , không chủ động tham gia phòng ngừa , chống tội phạm như tố giác hành vi phạm tội hoặc cùng phối hợp ngăn chặn hành vi phạm tội , thời bây giờ ý thức của người dân vẫn còn lạc hậu họ cho rằng họ chỉ cần bảo vệ chính mình mà không quan tâm đến người khác , người dân không tố giác hay hợp tác với cơ quan bảo vệ pháp luật không có liên quan hoặc làm phiển hả và sợ bị trả thù, ngoài ra người dân còn tiếp tay với tội phạm như chứa chấp , che dấu người phạm tội hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có . Ngoài ra thái đọ chủ quan, duy ý chí, thiếu kiên quyết của một số cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phòng chống tội phạm cũng làm cho tình hình tội phạm gia tăng .Ví dụ: vụ án trộm cắp tài sản của công dân ở huyện Pak Sê như : Thảo Khăm lén lụt vào nhà chị Hak lấy tài sản (máy xách tay) đã bị phát hiện bắt quả tang nhưng cơ quan điều tra công an huyện đưa về xử lý, thế nhưng xử lý về mặt hành chính cho đối tượng về sau một tuần Khăm đã có hành vi trộm cắp tài sản một lần nữa tại huyện Phôn Thong, cơ quan điều tra tiến hành khởi tố bị ca , khởi tố bị cáo mới biết Thảo Khăm lại tái phạm.
Như vậy , mặc dù Đảng và nhà nước đã có nghị quyết VIII của Thủ tướng chính phủ về “ Mọi cán bộ Đảng viên phải xuống làm công tác cơ sở để vận động quần chúng , huy động sức mạnh tổng hợp các ngành , các cấp cùng tham gia vào công tác phòng ngừa tội phạm ”; nhưng nhiều nơi còn thực hiện mang nặng tính hình thức , chưa tạo thành phong trào quần chúng thực sự mạnh mẽ tại mỗi địa bàn dân cư để đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, chưa làm cho dân thấy vai trò của quần chúng nhân dân trong hoạt động phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm ; chủ động phòng ngừa tích cực đấu tranh chống tội phạm để bảo vệ đời sống , tính mạng nhân phẩm , danh dự của con người . Đồng thời nhiều nơi lực lượng
Công an nhân dân để mất lòng tin của nhân dân , cán bộ chiến sỹ còn bao tre lúng túng một số tội phạm ; các tệ nạn xã hội hoặc tội phạm ảnh hưởng nghiêm trọng uy tín của Công an nhất là phong trào quần chúng nhân dân tham gia công tác phòng ngửa, tố giác trấn áp tội phạm.