Yêu cầu với việc phát huy nhân tố con người

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 66)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Yêu cầu với việc phát huy nhân tố con người

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, con người không chỉ chịu ảnh hưởng tích cực, mà còn cả những tác động tiêu cực của nó; con người không chỉ có những thời cơ và những triển vọng tươi sáng mà còn chứa đựng những thách thức, nguy cơ, thậm chí là cả những tai hoạ khủng khiếp. (Thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, bệnh tật và những tệ nạn xã hội). Vì vậy, trong mỗi con người luôn có những "giằng xé" bởi những cực "chủ - tớ", giàu nghèo, thiện ác, … trong điều kiện này, cần xem xét con người chủ thể với những phẩm chất nghề nghiệp chuyên môn cụ thể trong những hoàn cảnh cụ thể của họ.

Trong xã hội, con người không chỉ tạo ra các hệ thống và các quá trình khác nhau của xã hội (giai cấp, đảng phái, nhà nước, sản xuất, văn hoá), mà họ còn làm người, chính họ đã in đậm dấu ấn lên tiến trình lịch sử. Lịch sử (suy đến cùng) cũng chính là lịch sử phát triển cá nhân của con người, dù họ có nhận thức được điều đó hay không. Từ đây, cho phép tách ra một bình diện đặc biệt trong việc xem xét "con người chủ thể", bình diện " con người cá nhân" có nghĩa là nâng nhận thức lên một trình độ mới - quan niệm "cái cá nhân" là sự thể hiện (hiện thân) một cách cụ thể sinh động của "cái xã hội" khi con người trở thành chủ thể của nền kinh tế.

Trong điều kiện nền kinh tế mà cho đến nay, vẫn trong tình trạng chậm phát triển, để có được những thành công lớn trong đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là yêu cầu tất yếu. Chính tính hợp quy luật đó đã tạo ra địa bàn thuận lợi cho việc phát huy tính chủ động sáng tạo của con người và thực tế hơn 20 năm đổi mới đã chứng minh tính đúng đắn đó. Song, tính biện chứng của quá trình phát triển sản xuất hàng hoá cũng chỉ ra mặt trái của nó - đó là nạn đầu cơ, buôn lậu, nâng giá, ép giá, làm hàng giả... Chúng ta không được phép coi nhẹ, mà phải cảnh giác với những tệ nạn này. Đồng thời, Nhà nước phải sử dụng chính sách, pháp luật; phải có thể chế phù hợp để điều tiết có định hướng và hạn chế những hiện tượng tiêu cực, tự phát, chú trọng hơn nữa việc chống lãng phí và tham nhũng. Đây là yêu cầu cần thiết mà chúng ta đã làm và tiếp tục phải làm. Đảng ta đã nhấn mạnh: phát triển đồng bộ các loại thị trường và tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thực tế cho thấy, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) hiện đang còn sức sống và phát huy tác dụng của nó, đang là động lực cho sự phát triển xã hội. Muốn giải quyết vấn đề con người, không thể dừng lại ở sự nỗ lực của từng cá nhân, mà phải tạo ra một chế độ kinh tế vừa có điều kiện phát huy tối đa năng lực cá nhân, vừa định hướng, lôi cuốn tất cả mọi người theo yêu cầu tiến bộ chung của xã hội. Vì thế, cần phải thực hiện tốt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; đồng thời giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nước ta đã có những chuyển biến mới vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế, hiện nay là thành viên APEC, thành viên chính thức của WTO (từ 11/1/2007), được Mỹ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR)… Đây là các điều kiện

thuận lợi thúc đẩy cho việc phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt, việc gia nhập WTO của Việt Nam có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển nguồn nhân lực. Bởi vì, một trong những mục tiêu của WTO là thúc đẩy tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ, thúc đẩy phát triển bền vững nhằm nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho các quốc gia thành viên, đảm bảo quyền và tiêu chuẩn lao động.

Trước khi gia nhập WTO, nhìn chung thương mại của Việt Nam với các nước đã không ngừng được mở rộng và có tốc độ tăng trưởng cao. Hiện nay, nước ta đã có quan hệ thương mại với khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá, thu hút vốn đầu tư nước ngoài hàng năm đều tăng. Gia nhập WTO, Việt Nam càng có môi trường để phát triển thương mại, tạo ra nhiều công ăn việc làm trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ nhờ các cơ hội như: Thuế nhập khẩu vào các nước WTO sẽ giảm đáng kể, hưởng chế độ thuế quan phổ cập vì là nước đang phát triển, được tham gia đàm phán quốc tế để bảo vệ quyền lợi… Chính vì vậy, nền kinh tế thị trường, đặc biệt là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO đặt ra những yêu cầu không nhỏ đối với vấn đề phát huy nhân tố con người, phát triển nguồn nhân lực nước ta. Cụ thể là:

- Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế… Vì thế, mấu chốt thành công của sự nghiệp ấy là phải phát huy được nhân tố con người, huy động được sức mạnh của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế. Đây là vấn đề vĩ mô có tầm chiến lược quan trọng, đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải có những chủ trương chính sách đúng đắn, sự giác ngộ và tích cực, tự giác tham gia của toàn thể nhân dân.

- Kinh tế thị trường định hướng XHCN yêu cầu nhân tố con người phải thật sự là nhân tố trung tâm, đóng vai trò quyết định, nhưng đó phải là con người được đào tạo. Cả lí luận và thực tiễn về quá trình phát triển của loài người đều khẳng định vai trò ngày càng tăng và có tính quyết định của con

người. Máy móc, các công cụ, cơ chế, chính sách dù có hiện đại tinh xảo, sáng suốt đến đâu, chúng vẫn là sản phẩm của con người, phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Con người không chỉ sáng tạo ra chúng mà còn quyết định sự vận hành và tính hữu ích của chúng. Con người làm được những điều kỳ diệu ấy, bởi con người được đào tạo trước khi bước vào đời và tiếp tục được đào tạo, tự đào tạo suốt đời [83, tr31].

- Trong giai đoạn hiện nay, khi mà kinh tế thị trường thế giới đã phát triển ở trình độ hoàn bị thì việc đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao càng phải được chú trọng. Bởi lẽ, kinh tế thị trường phát triển cao gắn liền với kinh tế tri thức, nó đòi hỏi phải có những con người được đào tạo cẩn thận để có thể tiếp thu và làm chủ các thành tựu khoa học – công nghệ, kinh nghiệm quản lý mới nhất, áp dụng có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và khu vực đã chỉ ra rằng: Sự tăng trưởng với tốc độ cao về kinh tế trong những thập kỷ qua gắn liền với chiến lược đào tạo nguồn nhân lực. Trong những năm gần đây, người ta nói nhiều đến sự phát triển của khu vực Đông Nam Á, mà nguyên nhân cơ bản là biết khai thác, sử dụng một cách đúng đắn, hợp lý nguồn nhân lực đã được đào tạo phục vụ công cuộc kiến thiết đất nước [83, tr37].

- Tự do hoá thương mại đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cả hàng hoá, dịch vụ cả ở thị trường trong và ngoài nước. Do đó, các doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp để giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ. Để giảm chi phí sản xuất doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp các ngành nghề có giá trị xuất nhập khẩu lớn) buộc phải xúc tiến đồng bộ nhiều biện pháp như: Đầu tư máy móc thiết bị có năng suất cao, hoàn thiện tổ chức sản xuất, quản lý và tổ chức lao động, sử dụng nguyên vật liệu mới…Ngoài ra, chi phí lao động với tư cách là một loại chi phí đầu vào, có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng hoá và dịch vụ, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư vào nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu mới.

- Thu hút vốn đầu tư tăng lên, tạo ra khả năng phát triển nhanh các khu công nghiệp, các doanh nghiệp FDI. Do vốn trong khu vực FDI tăng lên, sản xuất kinh doanh khu vực này sẽ mở rộng, trở thành khu vực thu hút nhiều lao động chuyên môn, kỹ thuật trên thị trường lao động. Điều đó có tác động thúc đẩy phát triển thị trường đào tạo, dạy nghề và dịch vụ cung ứng lao động chuyên môn, đáp ứng cầu lao động kỹ thuật ngày càng tăng của khu vực FDI.

- Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và Việt Nam đã gia nhập WTO, khả năng di chuyển của lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế trở nên dễ dàng hơn, do đó có tác động thúc đẩy phát triển xuất khẩu lao động. Đặc biệt là nước ta có cơ hội hơn trong mở rộng thị trường xuất khẩu lao động kỹ thuật sang các nước như: Mỹ, Canada, các nước châu Âu… Xuất khẩu lao động chuyên môn, kỹ thuật sẽ có tác động tích cực đối với kích thích đào tạo nhân lực trên thị trường lao động; các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn lao động của thị trường lao động các nước phát triển là động lực mạnh mẽ của phát triển nguồn nhân lực nước ta.

- Trong các doanh nghiệp, yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực để nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng. Các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường là: Sản xuất và chế biến cà phê, cao su, chè, gạo, điều, chế biến thuỷ sản, hàng dệt may, giày dép, chế biến gỗ, linh kiện điện tử, máy tính, du lịch, viễn thông…là những ngành sẽ có động thái tích cực hơn trong đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp. Trong khi nhóm doanh nghiệp ngành nghề có khả năng cạnh tranh thấp như: Mía đường, vận tải hàng hải, thép, máy móc thiết bị cơ khí, vận tải hàng không, dịch vụ xây dựng… nếu không có các biện pháp quyết liệt phát triển nguồn nhân lực chuyên môn, kỹ thuật cao sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh.

- Trong thời đại văn minh thông tin, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh lại chính là con người. Trong cạnh tranh, mọi sự gian dối tầm thường sẽ bộc lộ, thất bại và

cuối cùng, thắng lợi chủ yếu phụ thuộc vào “tâm và tầm” của chủ thể cạnh tranh [73, tr86]. Ngoài ra, thắng lợi trong “cuộc chơi” này còn phụ thuộc vào công nghệ mới, năng lực quản lý, điều hành có hiệu quả… Xã hội tồn tại, phát triển đâu phải bằng lừa dối, đầu cơ, hàng giả..., mà bằng trình độ nhân văn, sáng tạo của con người. Đây là vấn đề có tính quy luật. Có thể nói, trong thế giới ngày nay, ai có “tâm và tầm”, ai tạo ra công nghệ mới, năng lực quản lý mới trên cơ sở phát huy tối đa khả năng sáng tạo của con người thì người đó thắng.

2.3. Thực trạng phát huy nhân tố con ngƣời trong quá trình đổi mới ở nƣớc ta

2.3.1. Những thành tựu

Sau hơn 20 năm đổi mới, trên cơ sở đánh giá thực tiễn và tổng kết lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Con người và phát huy nhân tố con người đóng vai trò quyết định sự phát triển của đất nước. Cùng với những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế – xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì liên tục ở mức cao và ổn định, Việt Nam luôn quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực, đầu tư mạnh vào "vốn con người" và đạt được kết quả quan trọng, tạo cho nguồn nhân lực Việt Nam có những lợi thế rất cơ bản:

- Việt Nam có quy mô dân số lớn và tháp dân số trẻ, được thế giới đánh giá là đang ở thời kỳ có “tháp dân số vàng”. Đến năm 2009, dân số Việt nam có trên 86 triệu người, quy mô lực lượng lao động lớn (45,6 triệu người), lao động trẻ chiếm tỷ trọng lớn (45,6%) trong lực lượng lao động.

- Trình độ dân trí của nguồn nhân lực tương đối cao, tỷ lệ dân số biết chữ chiếm khoảng 94%, khoảng 97% lực lượng lao động biết chữ. Bản chất con người Việt Nam cần cù, yêu lao động, khéo tay và sáng tạo.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đang có xu hướng tăng lên, chất lượng lao động ngày một nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, của thị

trường lao động. Đến năm 2007, lao động qua đào tạo đạt khoảng 28%, trong đó qua đào tạo nghề khoảng 23%.

- Mọi người đều được tự do và có cơ hội trong tạo việc làm và tự tạo việc làm, tự do hành nghề, tự do thuê mướn lao động theo quy định của pháp luật; giá nhân công vẫn ở trong thời kỳ rẻ (thấp hơn các nước trong khu vực 30 - 40%), hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

- Có thể nói, trình độ dân trí, vốn tri thức và tay nghề của nguồn nhân lực Việt Nam ngày một nâng cao và được phát huy là chìa khoá tiến vào khoa học, kỹ thuật và công nghệ, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế trong những năm vừa qua, tạo bước phát triển đầy ấn tượng của đất nước trong thời kỳ đổi mới, là một trong những điều kiện cơ bản để Việt Nam hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới.

Sau hơn 20 năm đổi mới, chất lượng sống cộng đồng được nâng cao. Sự nghiệp phát triển con người đã đạt được những thành tựu to lớn thể hiện rõ nhất là chỉ số phát triển con người (HDI) Việt Nam những năm gần đây. Từ năm 1996, tính theo chỉ số HDI, UN đã xếp Việt Nam đứng thứ 120/174 nước; đến ngày 31 tháng 06 năm 2000, chỉ số này của nước ta đã vượt lên con số 108/174 nước. Năm 2007, chỉ số HDI của VN là 0,733, đứng thứ 105/177, VN được xếp vào nhóm các nước phát triển con người trung bình.

Ở nước ta đã hình thành định hướng xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện với nội hàm rất rộng: Xây dựng con người có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe và lao động giỏi; sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người

tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những nét đặc thù, phổ biến; những nét tích cực, thế mạnh của người Việt Nam... trước đòi hỏi mới của xã hội hiện đại là những dấu hiện khả quan cho nền kinh tế. Trong đó đáng chú ý là:

Yêu nước, cần cù, hiếu học, đề cao giáo dục, tính cộng đồng, trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng cao. Tôn trọng quan hệ gia đình, huyết tộc,

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)