7. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Những thành tựu
Sau hơn 20 năm đổi mới, trên cơ sở đánh giá thực tiễn và tổng kết lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Con người và phát huy nhân tố con người đóng vai trò quyết định sự phát triển của đất nước. Cùng với những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế – xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì liên tục ở mức cao và ổn định, Việt Nam luôn quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực, đầu tư mạnh vào "vốn con người" và đạt được kết quả quan trọng, tạo cho nguồn nhân lực Việt Nam có những lợi thế rất cơ bản:
- Việt Nam có quy mô dân số lớn và tháp dân số trẻ, được thế giới đánh giá là đang ở thời kỳ có “tháp dân số vàng”. Đến năm 2009, dân số Việt nam có trên 86 triệu người, quy mô lực lượng lao động lớn (45,6 triệu người), lao động trẻ chiếm tỷ trọng lớn (45,6%) trong lực lượng lao động.
- Trình độ dân trí của nguồn nhân lực tương đối cao, tỷ lệ dân số biết chữ chiếm khoảng 94%, khoảng 97% lực lượng lao động biết chữ. Bản chất con người Việt Nam cần cù, yêu lao động, khéo tay và sáng tạo.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đang có xu hướng tăng lên, chất lượng lao động ngày một nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, của thị
trường lao động. Đến năm 2007, lao động qua đào tạo đạt khoảng 28%, trong đó qua đào tạo nghề khoảng 23%.
- Mọi người đều được tự do và có cơ hội trong tạo việc làm và tự tạo việc làm, tự do hành nghề, tự do thuê mướn lao động theo quy định của pháp luật; giá nhân công vẫn ở trong thời kỳ rẻ (thấp hơn các nước trong khu vực 30 - 40%), hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
- Có thể nói, trình độ dân trí, vốn tri thức và tay nghề của nguồn nhân lực Việt Nam ngày một nâng cao và được phát huy là chìa khoá tiến vào khoa học, kỹ thuật và công nghệ, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế trong những năm vừa qua, tạo bước phát triển đầy ấn tượng của đất nước trong thời kỳ đổi mới, là một trong những điều kiện cơ bản để Việt Nam hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới.
Sau hơn 20 năm đổi mới, chất lượng sống cộng đồng được nâng cao. Sự nghiệp phát triển con người đã đạt được những thành tựu to lớn thể hiện rõ nhất là chỉ số phát triển con người (HDI) Việt Nam những năm gần đây. Từ năm 1996, tính theo chỉ số HDI, UN đã xếp Việt Nam đứng thứ 120/174 nước; đến ngày 31 tháng 06 năm 2000, chỉ số này của nước ta đã vượt lên con số 108/174 nước. Năm 2007, chỉ số HDI của VN là 0,733, đứng thứ 105/177, VN được xếp vào nhóm các nước phát triển con người trung bình.
Ở nước ta đã hình thành định hướng xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện với nội hàm rất rộng: Xây dựng con người có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe và lao động giỏi; sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người
tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những nét đặc thù, phổ biến; những nét tích cực, thế mạnh của người Việt Nam... trước đòi hỏi mới của xã hội hiện đại là những dấu hiện khả quan cho nền kinh tế. Trong đó đáng chú ý là:
Yêu nước, cần cù, hiếu học, đề cao giáo dục, tính cộng đồng, trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng cao. Tôn trọng quan hệ gia đình, huyết tộc, thông minh, tình nghĩa, vị tha, thích nghi, nắm bắt cái mới nhanh nhạy, ghét cực đoan…
Về khả năng của người Việt trước nhu cầu của sự phát triển: Khả năng tiếp thu khoa học - kỹ thuật hiện đại. Khả năng đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa…
Đứng trước những thách thức mới của sự phát triển, những thách thức đặt ra trong thời đại toàn cầu hóa, người Việt có đặc thù xã hội, đặc thù tâm lý, đặc thù văn hóa (và có thể có những nét đặc thù sinh học) riêng. Đó là những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, như đã được Đảng ta khẳng định.
Đương nhiên, cái riêng, cái đặc thù ở đây không hiểu theo nghĩa tuyệt đối. "Riêng" không có nghĩa là không hề tồn tại ở các dân tộc khác, mà "riêng" chỉ với nghĩa là khác về vị trí trong bảng giá trị so với các dân tộc khác.
Những thành tựu trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, trong mọi hoạt động của mình, Đảng ta đã xuất phát từ bài học “lấy dân làm gốc”, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động; đổi mới vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân. Thương dân, tin dân, dựa vào dân; lo không để dân đói, dân rét, dân không được học hành được đề cao trong thời đại Hồ Chí Minh tiếp tục được Đảng ta
kế thừa và phát huy trong thời kỳ đổi mới. Đó là “bí quyết vàng” để dân gắn với Đảng và Đảng gắn với dân.
Thứ hai, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, nhân tố con người được coi vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Vốn, cơ sở vật chất kỹ - thuật rất quan trọng nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất vẫn là nhân tố con người, đúng như Hồ Chí Minh khẳng định: Mọi việc đều từ con người mà ra, có nhân dân là có tất cả…
Thứ ba, ban hành được hệ thống các chính sách tương đối đồng bộ, phù hợp với thực tiễn đổi mới, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Đây chính là cơ sở tạo ra hành lang pháp lý để hướng dẫn nhân dân, các cá nhân, doanh nghiệp làm kinh tế đồng thời bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của họ…
Thứ tư, những chính sách xã hội đúng đắn góp phần đặc biệt quan trọng vào thành công phát huy nhân tố con người trong thời gian qua.
Thứ năm, cải cách, đổi mới, đẩy mạnh phát triển giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu thật sự đã phát huy tác dụng trong việc đào tạo ra những con người vừa hồng, vừa chuyên - tiền đề để phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới.
Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã thực sự làm nên những thay đổi mang tính cách mạng về kinh tế - xã hội. Đất nước, con người Việt Nam thay đổi hoàn toàn so với trước đổi mới. Thành công của sự nghiệp đổi mới là kết quả phấn đấu, cố gắng không ngừng của toàn Đảng, toàn dân ta. Khẩu hiệu “Đại đoàn kết dân tộc, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới” vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng chủ văn minh thực sự phản ánh được tinh thần đó.