7. Kết cấu của luận văn
2.4.2. Những giải pháp phát huy nhân tố con người
sức làm; việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh” đã được Đảng ta đặt lên vị trí hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ Trung tâm. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh – “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” và “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” – đã trở thành tư tưởng xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng ta với tư cách là Đảng cầm quyền.
Đề cao vị trí, vai tò của nhân tố con người, coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [25, tr85]; “nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam” [25, tr21]. Trong Chiến lược phát triển kinh tế 2001 – 2010, Đảng ta xác định mục tiêu: Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững… Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế… Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người [26, tr90]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4/2006) của Đảng đặt mục tiêu: “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”…; [27, tr95].
2.4.2. Những giải pháp phát huy nhân tố con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh Chí Minh
2.4.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức
Đổi mới tư duy của Đảng, Nhà nước về việc phát huy nhân tố con người
Đất nước đang bước vào một thời kỳ phát triển mới với những cơ hội và thách thức chưa từng có. Với tư cách là đội tiên phong, người lãnh đạo tối cao của toàn dân tộc, sự lãnh đạo của Đảng đóng vai trò quyết định đối với sự
thành công của công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong quá trình lãnh đạo, điều kiện tiên quyết để phát huy nhân tố con người là Đảng phải có những nhận thức mới, đúng đắn, mang tính cách mạng về vấn đề này. Những nhận thức ấy phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong nước cũng như trên thế giới. Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, để phát huy nhân tố con người trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhận thức của các cấp lãnh đạo cần có những đổi mới tổng thể theo các phương diện:
- Luôn xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, nắm bắt được các quy luật khách quan để tìm ra phương pháp, cách làm phù hợp. Phải coi trọng tổng kết thực tiễn, từ đó nhanh chóng phát hiện những sai lầm, khuyết điểm mới nảy sinh để tìm ra những biện pháp khắc phục kịp thời, hạn chế thấp nhất những tổn thất;
- Luôn quán triệt tư tưởng: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; thương dân, tin tưởng, kính trọng, học tập, xuất phát từ nhân dân, phải quán triệt tư tưởng: mình có tin dân, lo cho dân thì dân mới tin Đảng, ủng hộ Đảng; “Nhâ dân là lực lượng sáng tạo vô cùng, vô tận…;
- Đánh giá đúng đắn vị trí, vai trò của nhân tố con người cả về số lượng, chất lượng, cả tầm vi mô lẫn tầm vĩ mô; tìm hiểu hệ thống động lực để khuyến khích, động viên, phát huy nhân tố con người trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN;
- Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là sự nghiệp cách mạng mới mẻ, đầy khó khăn, phức tạp, với tư cách là người lãnh đạo, quản lý, Đảng, Nhà nước phải biết phân tích tình hình để tuyên truyền, giảng giải cho dân hiểu, phải xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn để lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi sự nghiệp cách mạng ấy.
Đối với một nước chủ động lựa chọn và kiên trì con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, sự phát triển, tăng trưởng kinh tế, xét đến cùng, cũng là vì con người, hướng đến con người và do con người thực hiện. Có thể khẳng định rằng, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới thực sự quán triệt phương châm đó. Đường lối đổi mới và phát triển kinh tế với một loạt nội dung lớn là những biện pháp tích cực để giải phóng sức sản xuất của xã hội, phát huy mọi tiềm năng và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đến lượt mình, sự ổn định, phát triển của nền kinh tế chính là cơ sở, nền tảng vững chắc cho việc thực hiện một mục tiêu xã hội lớn hơn, nhân văn hơn là sự phát triển toàn diện của con người, vì cuộc sống ngày càng tốt đẹp và hạnh phúc của toàn thể nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Đó là những kinh nghiệm quý báu cho thời kỳ mới của cách mạng nước ta.
Nhận thức sâu sắc vai trò và ý nghĩa lớn lao của việc bồi dưỡng và phát triển con người, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán quan điểm mang tính định hướng chiến lược: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân về phát huy nhân tố con người
Để phát huy nhân tố con người nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mỗi cá nhân phải có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của nhân tố con người, sự cần thiết phải phát huy nhân tố con người, tin tưởng vào thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN mà Đảng ta đã lựa chọn.
Lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay. Đảng Cộng sản Việt Nam, trên cơ sở nhận thức tính quy luật phát triển của thời đại và sự khái quát, đúc rút từ kinh
nghiệm phát triển kinh tế thị trường thế giới, đặc biệt là từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và ở Trung Quốc, để đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm sử dụng kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một kiểu kinh tế thị trường mới
trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường. Cũng có thể nói kinh tế thị trường là “cái phổ biến”, còn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là “cái đặc thù” của Việt Nam, phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của Việt Nam.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần phải hiểu: Đây không phải là kinh tế thị trường tự do theo kiểu tư bản chủ nghĩa, cũng không phải là kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung quan liêu; và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, bởi vì, như chúng ta đã biết, Việt Nam đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vừa có, vừa chưa có đầy đủ các yếu tố của chủ nghĩa xã hội.
Có ý kiến cho rằng, không thể có kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; rằng chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường không thể dung hợp với nhau, nếu đem “ghép” định hướng xã hội chủ nghĩa vào kinh tế thị trường thì chẳng khác nào trộn dầu vào nước, tạo ra một cơ thể “đầu Ngô, mình Sở”. Ý kiến này không đúng. Không đúng là vì, hoặc ý kiến này muốn trì kéo Việt Nam trong quỹ đạo phát triển của chủ nghĩa tư bản, phủ nhận định hướng xã hội chủ nghĩa, không muốn Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là điều trái với quy luật khách quan, nhu cầu phát triển của cách mạng Việt Nam không thể chấp nhận. Hoặc ý kiến này không thoát ra được khỏi tư duy cũ, đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản, cho kinh tế thị trường là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản, từ đó “dị ứng” với kinh tế thị trường, không thấy hết những yếu tố mới, xu hướng mới của kinh tế thị trường trong điều kiện mới của thời đại, lặp lại sai lầm của một thời trước đây.
Cũng có ý kiến nhấn mạnh một chiều những đặc trưng chung, những cái phổ biến của kinh tế thị trường, chưa thấy hết hoặc còn phân vân, nghi ngờ về những đặc điểm riêng, những cái đặc thù của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, chưa tin là kinh tế thị trường có thể phát triển trên cơ sở chế độ công hữu là nền tảng, kinh tế quốc doanh là chủ đạo; rằng trong kinh tế thị trường, không thể có kế hoạch, không thể thực hiện được công bằng xã hội, không thể khắc phục được những tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường, v.v.. Lại có ý kiến băn khoăn cho rằng, việc lựa chọn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là trở về với chủ nghĩa tư bản, có thêm định ngữ “định hướng xã hội chủ nghĩa” thì cũng chỉ là để cho yên lòng, cho có vẻ “giữ vững lập trường” mà thôi, trước sau gì thì cũng trượt sang con đường tư bản chủ nghĩa. Những băn khoăn này là dễ hiểu, bởi vì, đây là những điều còn rất mới mẻ, chưa có tiền lệ, nếu không xác định rõ nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa và kiên trì vai trò quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường thì những điều đó rất dễ xảy ra.
Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là
sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu của văn minh nhân loại, phát huy vai trò tích cực của kinh tế thị trường trong việc thúc đẩy phát triển sức sản xuất, xã hội hóa lao động, cải tiến kỹ thuật - công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều của cải, góp phần làm giàu cho xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; đồng thời phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, như chạy theo lợi nhuận đơn thuần, cạnh tranh khốc liệt, bóc lột và phân hóa giàu nghèo quá đáng, ít quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội. Đây cũng là sự lựa chọn tự giác con đường và mô hình phát triển trên cơ sở quán triệt lý luận Mác - Lênin, nắm bắt đúng quy luật khách quan và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn
dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: Sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Nói cách khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phụ thuộc vào ý thức, trách nhiệm và quyết tâm của mỗi cá nhân, tổ chức cũng như toàn dân tộc. Tuy nhiên, để tồn tại và phát huy vai trò của mình trong cơ chế thị trường, đòi hỏi mỗi cá nhân phải chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết, tự trang bị cho mình những phẩm chất năng lực phù hợp để cạnh tranh, để vươn lên và để khẳng định mình.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nói về trách nhiệm công dân, mỗi người cần chuẩn bị một số yếu tố tâm lý, bao gồm:
- Năng lực giáo dục: Là nền tảng cơ bản, mỗi công dân cần làm tất cả những gì có thể để nâng cao năng lực học hành, nâng cao kỹ năng để đạt mức sống cao hơn;
- Năng lực về sự linh hoạt: Nền kinh tế hiện đại liên tục thay đổi và tái cơ cấu, do đó, mỗi người phải nắm bắt và thích ứng linh hoạt với sự thay đổi đó;
- Năng lực về sự tự chủ: Mỗi người cần tự chịu trách nhiệm cá nhân, không trông chờ người khác chịu trách nhiệm cho mình.
Ba yếu tố đó sẽ giúp mỗi cá nhân cạnh tranh tốt hơn để vươn lên vị trí số một. Trong xã hội thay đổi, nhiều người có xu hướng, để bảo vệ mình, mỗi người phải linh hoạt hơn, thay đổi mình để thích ứng trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi.
Bằng lòng với sự cào bằng, bình quân cũng là một trong những nguyên nhân làm tài năng không được phát huy, đóng góp. Lâu nay ở một số nơi này, nơi khác còn chấp nhận kiểu con người do “lịch sử để lại", nghĩa là việc gì làm cũng được, loanh quanh luẩn quẩn chuyển hết chỗ này sang chỗ khác rồi
hết tháng hết năm, nghỉ hưu. Sức ỳ, óc thủ cựu từ đó nảy sinh. Người ta chấp nhận cung cách, lối suy nghĩ tuỳ tiện, mọi việc rồi cũng qua, đâu vẫn vào đấy. Nhưng người ta không lường hết hậu quả lớn sau đó: Một bộ máy cồng kềnh, năng suất và hiệu quả thấp, lãng phí tiền của Nhà nước không nhỏ.
Cơ chế chậm đổi mới sẽ kìm hãm năng lực cá nhân, chôn chân những tài năng. Sự đố kỵ, ghen ghét làm tài năng thui chột.
Vậy làm thế nào để năng lực của mỗi cá nhân được phát huy? Nhiều người có năng lực, tâm huyết với nghề của mình nhưng vì những lý do khác nhau, lại phải làm một nghề khác hẳn, không hợp với khả năng.
Dĩ nhiên, mỗi cá nhân phải cố gắng rất nhiều mới có thể đáp ứng phần công việc ấy. Điều này đụng chạm tới việc tuyển chọn, sắp xếp, bố trí nhân sự cần có "con mắt tinh đời", thực sự khách quan. Tình trạng nể nang, dễ dãi, qua loa vẫn còn. Thợ giỏi trước hết phải có tay nghề cao. Sau mới đến yêu cầu "sống chết” với nghề. Nghề nào cũng biết một chút, thành thử suốt đời không có lấy một nghề. Thực trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, người làm cụ thể thì ít, còn người "chỉ tay năm ngón” thì nhiều cũng là vấn đề nổi cộm, bất cập đòi hỏi phải khắc phục ngay. Yêu cầu của cơ chế thị trường trong thời hội nhập kinh tế quốc tế không cho phép ai đó "lơ mơ” với công việc, không hiểu việc, không biết làm việc. Năng lực của mỗi cá nhân khi được phát huy đúng nơi, đúng chỗ, đúng lúc tạo nên năng suất, hiệu quả cao, đó chắc chắn là một thực tế. Mỗi cá nhân khi được phát huy sở trường, sở đoản, nhiều cá nhân khi hợp thành đội ngũ gắn kết chắc chắn sẽ làm việc có hiệu quả.
2.4.2.2. Nhóm giải pháp về chính sách
Hiện nay cách mạng nước ta đã chuyển sang một thời kỳ mới - Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đây là thời kỳ mà chúng ta cần huy động mọi tiềm năng, sức người, sức của phấn đấu cho sự nghiệp: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng