Những biện pháp để phát huy nhân tố con người

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Những biện pháp để phát huy nhân tố con người

1.2.4.1. Nhóm giải pháp về nhận thức: Muốn phát huy nhân tố con người đòi hỏi Đảng, Chính quyền, mỗi cá nhân phải có lòng thương yêu vô hạn, sự cảm thông, sự tin tưởng tuyết đối vào con người, ý chí đấu tranh để giải phóng con người. Đây chính là hạt nhân trung tâm, xuất phát điểm đồng thời là mục đích, lý tưởng sống, chiến đấu của Hồ Chí Minh.

Đúng như giáo sư Trần Văn Giàu khẳng định: “Tầm cỡ một hiền triết chưa chắc ở chỗ giải đáp mọi tương quan giữa tồn tại và tư tưởng, ở chỗ xác định thế giới là thực hay ảo, khả tri hay bất khả tri, ở chỗ giáo điều quen thuộc hay sáng tạo cái mới lạ; mà chung quy là ở mức quan tâm đến con người, con người thật đang phải sống trên quả đất này…, lấy đó làm trung tâm của mọi quy nghĩ và chủ đích của mọi hành động. Cụ Hồ thuộc loại hiền triết đó…” [21, tr18]. Môhamét Ixman Mátua (Ápganixtan) viết: "Đối với Bác, yêu nước trước hết là thương dân, là yêu thương những người cần lao, nghèo khổ". Còn Môhamét Lamari (Angiêri) ca ngợi: Ưu điểm lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là không chỉ đấu tranh cho một lá cờ, cho một sự giải phóng bề mặt bên ngoài. Người muốn tiến hành một cuộc chiến đấu cho phẩm giá con người, cho sự giải phóng và phúc lợi toàn dân và nhờ thế mà cuộc cách mạng người phát động đã mang tầm cỡ thế giới [49, tr61].

Phát hiện điểm chung giữa các bậc tiền nhân và nguyện làm người học trò nhỏ của các vị, Hồ Chí Minh nói đến "có những điểm chung" giữa Các Mác, Giêsu, Khổng Tử, Tôn Trung Sơn "họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội" đó chính là tình yêu thương đối với con người. Đã là con người chân chính thì phải biết thương yêu đồng loại, coi như tiêu chí cao nhất của đạo đức con người. Đó phải là tiêu chí quan trọng nhất, điều kiện tiên quyết để trở thành người cộng sản, lãnh tụ của quần chúng. Nếu không biết thương dân, yêu con người thì không biết hi sinh cho sự nghiệp giải phóng con người.

Dạy về đức Nhân, Hồ Chí Minh nói: "Nhân là phải có lòng bác ái - yêu nước, yêu đồng bào, yêu bộ đội của mình" [60, tr224]. Giảng giải về chủ

nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa” [67, tr554]. Bản bổ sung Di chúc viết tháng 5 - 1968, Hồ Chí Minh đã dành trọn cho con người. Trong muôn vàn công việc phải làm sau chiến tranh, thì "đầu tiên là công việc đối với con người", đó là những người làm nên lịch sử dân tộc, những người trong cộng đồng đất nước, cái gốc của nước, cái vốn quý nhất của cách mạng.

Lòng thương yêu con người ở một chất lượng mới là sự tôn trọng, tin tưởng con người. Lòng yêu thương con người vô hạn của Hồ Chí Minh theo lập trường cách mạng tất yếu đòi hỏi sự tin tưởng và tôn trọng con người trên cơ sở thấy được vai trò quyết định của con người đối với lịch sử. Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, có dân thì có tất cả, không dựa vào dân thì không thể làm được việc gì; sức mạnh của Đảng, của Nhà nước là dựa trên sức mạnh và sự ủng hộ của nhân dân. Lòng tin của Hồ Chí Minh đối với con người, không chỉ ở chỗ thấy được vai trò sức mạnh của nhân dân trong con người, mà con ở chỗ thấy được những khả năng tiềm trong con người, từ sự mong muốn được khai sáng, cảm hóa, hướng dẫn, chia sẻ với mỗi người vươn lên để hoàn thiện mình.

Với một cách nhìn hết sức độ lượng, khoan dung, Hồ Chí Minh cho rằng: "Người đời không phải Thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm" [59, tr166]. "Người ở đời, ai cũng có chỗ tốt, chỗ xấu. Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ" [60, tr279]. "Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng" [67, tr558]. Đó là cách nhìn biện chứng, một thái độ cách mạng. Hồ Chí Minh tin rằng với sức mạnh cảm hóa của cách mạng, của giáo dục, thì cái phần tốt đẹp, phần thiện trong mỗi con người, dù họ có nhất thời lầm lạc, cũng vẫn có thể quay về với chính nghĩa và đạo lý. Phần xấu, cái ác nhất định bị đẩy lùi dần, có thể cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội. Hồ Chí Minh nói: Đối với những đồng bào lạc lối, nhầm đường, ta phải lấy tình nhân

ái mà cảm hóa họ. "Sông to biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được vì độ lượng nó rộng và sâu" [60, tr644], “Chỉ sợ lòng mình không rộng chứ không sợ người ta không theo mình".

Sự thông cảm, tha thứ, độ lượng, khoan hồng, khoan dung… đã hình thành nên bao dung Hồ Chí Minh mà điều bao dung lớn nhất có thể là sự lắng nghe, tôn trọng chính kiến, tư tưởng người khác, không lấy ý kiến của mình, tư tưởng của mình để áp đặt, bác bỏ, loại trừ chính kiến, tư tưởng người khác. Với lòng yêu nước, đức nhân từ và trí tuệ, bao dung, Hồ Chí Minh đã đặt nền tảng vững chắc cho sự đoàn kết dân tộc, sự thống nhất trong Đảng, khơi dậy và phát huy trong mỗi con người những mầm thiện, niềm tin, sức mạnh vươn lên trong sự nghiệp cách mạng.

Hồ Chí Minh nhấn mạnh mối quan hệ giữa tin Dân với Dân tin và đòi hỏi phải thực hiện cho được đức tin đó.

Theo Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, Đảng viên "trước hết phải tin tưởng lực lượng và trí tuệ của nhân dân là vô cùng vô tận" [64, tr506]. Muốn được như vậy thì "các công việc của Chính phủ phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người… Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh" [59, tr22]. Cán bộ, đảng viên phải là công bộc, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Phải kiên quyết chống bệnh quan liêu, những căn bệnh cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo và nhất là chủ nghĩa cá nhân.

Muốn cho dân tin, Hồ Chí Minh yêu cầu: "Thấy dân làm việc gì, ta cũng phải ra tay làm giúp… thái độ phải mềm mỏng" [60, tr163]; "nói cái gì phải cho tin, nói và làm cho nhất trí - làm thế nào cho dân tin" [60, 223]. "Phải có nhiệt thành, có quyết tâm, phải chịu khó" [60, tr293]. "Có một thái độ mềm dẻo khôn khéo, biết nhân nhượng, biết trọng nhân cách người ta" [59, tr48]. "phải thanh khiết" [60, tr55]… Tóm lại là: "Từ việc làm, lời nói đến cách ăn ở, phải thế nào cho dân tin, dân phục, dân yêu" [61, tr189].

Theo Hồ Chí Minh, nếu không tin dân thì dân sẽ không tin, nhưng có được điều đó hay không tức Đức tin có giữ được không thì do ở phía cán bộ, đảng viên.Vì phải tin vào Dân mới là điều kiện, tiền đề cho Dân tin Đảng và Chính phủ. Chữ tín là “mỹ đức” của con người, mất "mỹ đức" sẽ cực kỳ nguy hại cho cách mạng. "Dân chúng sẽ không tin chúng ta. Biết, họ cũng không nói. Nói, họ cũng không nói hết lời" [60, tr293]. Vì vậy, "Đảng viên nào không được dân tin, dân phục, dân yêu thì chưa xứng đáng là một người đảng viên" [61, tr190].

Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thương yêu vô hạn, sự cảm thông, tin tưởng tuyết đối vào con người, quyết tâm phấn đấu giải phóng con người trở thành tiền đề đầu tiên để có thể phát huy, huy động được nhân tố con người.

1.2.4.2. Nhóm giải pháp về chính sách

Sinh ra và lớn lên, xây dựng sự nghiệp trong bối cảnh đất nước bị xâm lược, với tư cách lãnh tụ của dân tộc, việc tìm ra những giải pháp nhằm phát huy nhân tố con người có ý nghĩa vừa cấp bách, vừa cơ bản trong sự nghiệp Hồ Chí Minh. Những giải pháp đó phải đánh giá cho đúng tiềm năng của con người Việt Nam, khơi dậy những tiềm năng trong nhân tố con người biến nó thành hiện thực phục vụ cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Để phát huy nhân tố con người, Hồ Chí Minh cùng tập thể Đảng, Chính phủ đã hoạch định, xác lập một hệ thống chính sách tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với thực tiễn, phục vụ cho lợi ích của dân tộc, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân, bao quát các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là những vấn đề an sinh xã hội.

Những chính sách kinh tế mà Hồ Chí Minh đề cập đến thật sự là động lực to lớn động viên và thức đẩy quần chúng tham gia sự nghiệp cách mạng đông đảo, mạnh mẽ.

Chính sách phát triển sản xuất và tiền lương phải hợp lí.

Trong bài phát biểu với cán bộ, học viên Trường Cán bộ công đoàn, ngày 19/01/1957, Hồ Chí Minh đã nói rằng: Bây giờ anh em mong được lên

lương có chính đáng không? Có. Nhưng lương tăng gấp đôi mà hàng đắt, vẫn không ăn thua gì. Nuôi lợn ít mà muốn ăn thịt nhiều là không được [63, tr297]. Và chính Người cũng đã từng nêu lên phương châm: Sản xuất phải nhiều, nhanh, tốt, rẻ, để nâng cao năng suất, hiệu quả và để nâng cao mức sống của người lao động. Tiền lương của người lao động phải luôn gắn chặt với hiệu quả của công việc, bởi lương là một trong những thước đo công sức, trình độ, thái độ, ý thức, tinh thần lao động của người lao động. Nâng lương là một trong những biểu hiện của nâng cao mức sống, mức thu nhập của người lao động. Song, tiền lương và giá cả hàng hoá cũng tăng theo tỷ lệ thuận, thậm chí tốc độ tăng giá cao hơn, rõ ràng đây là một nghịch lý, bởi nó không giúp tăng mức sống của người lao động mà còn kéo mức sống thụt lùi. Nếu đồng lương không tương xứng với giá trị sức lao động thì những tư liệu sinh hoạt cần thiết của người lao động cũng không được đáp ứng, điều này sẽ đánh mất động lực của quá trình sản xuất, và nền kinh tế tất yếu sẽ bị ngưng trệ.

Thực hiện chính sách khoán để thúc đẩy phát triển kinh tế đem lại lợi ích cho tập thể và người lao động. Khi nói về chế độ làm khoán Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Chế độ làm khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội, nó khuyến khích người công nhân luôn luôn tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ. Làm khoán là ích chung và lại lợi riêng. Công nhân sản xuất ra nhiều vải, cố gắng nhiều được hưởng nhiều; làm khoán tốt thích hợp và công bằng dưới xã hội ta hiện nay. Nếu người công nhân nào thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu tinh thần kỷ luật thì làm cho mau nhưng không tốt, như vậy là không đúng, làm khoán phải nâng cao số lượng, nhưng luôn luôn phải giữ chất lượng. Theo Hồ Chí Minh, giá trị của khoán sản phẩm không chỉ đem lại lợi ích về thu nhập, mà chủ yếu và sâu xa là sự tiến bộ của công nhân và phát triển của nhà máy, đặc biệt nó còn có ý nghĩa giáo dục tinh thần trách nhiệm và kỷ luật lao động. Hay nói cách khác, khoán là biện pháp tích cực để phát huy nhân tố con người trong lao động, sản xuất. Ở đây, khoán là đòn bẩy kinh tế, bởi vì, nó có ý

nghĩa khuyến khích tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, huy động và phát huy nhân tố con người [63, tr341].

Hồ Chí Minh cho rằng: Thi hành một hệ thống chính sách xã hội hướng tới con người là một biện pháp hết sức quan trọng để phát huy nhân tố con người. Người chỉ rõ:

Đạo nghĩa là chính sách của Chính phủ đối với dân chúng – chính sách này phải hợp với quyền lợi của dân chúng. Đối với dân Chính phủ phải thi hành một nền chính trị liêm khiết như cải thiện đời sống của nhân dân, cứu tế thất nghiệp, sửa đổi chế độ xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa… Có như thế, dân chúng mới đoàn kết chung quanh Chính phủ, mới vì quyền lợi thiết thân của mình mà hy sinh sống chết với giặc [59, tr227].

Hồ Chí Minh nhiều lần nói về những nhu cầu, lợi ích vật chất: “Tục ngữ có câu: Dân dĩ thực vi thiên, nghĩa là dân lấy ăn làm trời, nếu không có ăn là không có trời. Lại có câu: có thực mới vực được đạo; nghĩa là không có ăn thì chẳng làm được việc gì cả” [62, tr572]. “Bởi vì dân lấy ăn làm gốc, có thực mới vực được đạo. Nếu bụng đói thì các cô các chú nói gì hay mấy cũng không ai nghe” [63, tr411].

Phát biểu trong buổi họp đầu tiên của Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta đã hi sinh phấn đấu để giành độc lập. Chúng ta đấu tranh được rồi và đang lo củng cố… Chúng ta tranh được độc lập, tự do rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no mặc đủ.

Chúng ta phải thực hiện ngay: 1 – Làm cho dân có ăn

2 – Làm cho dân có mặc 3 – Làm cho dân có chỗ ở

4 – Làm cho dân được học hành

Đất nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống lại thực dân Pháp, trong những ngày chiến đấu đầy gian khổ, Hồ Chí Minh vẫn luôn kiên trì với những chính sách đã vạch ra. Trong thư gửi đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ ngày 24/1/1947, Người đã xác định rõ nhiệm vụ nội chính của Chính phủ kháng chiến: “Sau hết, Chương trình nội chính của Chính phủ và quân dân ta chỉ có ba điều mà thôi:

a - Tăng gia sản xuất để ai cũng đủ mặc đủ ăn.

b - Mở mang giáo dục để ai nấy đều biết đọc biết viết.

c - Thực hành dân chủ để làm cho dân ta ai cũng được hưởng quyền dân chủ tự do” [60, tr30].

Hồ Chí Minh luôn căn dặn: “Hễ còn một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn thì Đảng vẫn đau thương cho đó là mình chưa làm tròn nhiệm vụ”; vì vậy, “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân.

- Nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi. - Nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi. - Nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi.

- Nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi” [62, tr572].

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Chính phủ gắn bó chặt chẽ với nhân dân, nếu thiếu dân thì không lấy ai thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Chính phủ. Do vậy, chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ phải lấy dân làm gốc, quan tâm chăm lo cho mọi tầng lớp người trong xã hội. Trong đó phải đặc biệt quan tâm tới những người có công với nước đã góp xương máu để giải phóng, bảo vệ đất nước, đồng thời dành sự quan tâm cho trẻ em, thanh niên, nhân dân lao động, thái độ tôn trọng người già, quý mến phụ nữ, trân trọng đối với đồng bào các dân tộc, thương xót những người lầm đường lạc lối, làm thức dậy ở họ sự hoàn lương trở lại con đường chính thiện.

Khi đọc Di chúc, chúng ta thật xúc động với những lời dặn dò tha thiết chu đáo, đầy trách nhiệm của Người: “Nhân dân lao động ở miền xuôi cũng như

miền núi đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị các chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng nhân dân ta luôn đi theo

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)