7. Cấu trúc của luận văn
3.3 Tiểu kết chương 3
Thực tiễn cho thấy việc phát triển sản xuất kinh doanh ở làng nghề khảm trai truyền thống Chuyên Mỹ có những tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân địa phương. Nghề khảm trai lớn mạnh làm thay đổi trước hết là cơ cấu kinh tế xã. Từ một xã lấy nông nghiệp là ngành sản xuất chính trở thành xã có ngành thủ công nghiệp chiếm ưu thế. Cơ cấu đất đai thay đổi theo hướng phục vụ cho ngành thủ công nghiệp và đời sống nhân dân. Nhờ có nghề thủ công truyền thống mà tổng thu nhập của Chuyên Mỹ tăng lên nhanh chóng. Năm 2008 tổng doanh thu toàn xã đã đạt đến 74.2 tỷ đồng, gấp 3 lần so với tổng doanh thu năm 2000. Thu nhập bình quân đầu người vào năm 2008 tăng 24,9% so với năm 2000.
Mặc dù chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp nhưng người Chuyên Mỹ vẫn quan tâm tới nông nghiệp, áp dụng các hình thức sản xuất mới như trang trại và các thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Vì thế sản xuất nông nghiệp có mức tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây và vẫn là ngành sản xuất giữ một vai trò nhất định trong cơ cấu kinh tế xã.
Ngành thương mại - dịch vụ cũng có tỷ trọng ngày càng cao, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao mức sống cho người dân. Sự tăng trưởng của ngành thủ công nghiệp ở Chuyên Mỹ còn giải quyết một phần lớn vấn đề về lao động và việc làm, thu hút được nhiều lao động tại địa phương và
các vùng xung quanh, góp phần giảm bớt những gánh nặng cho lao động dư thừa , thất nghiệp, giảm lươ ̣ng di dân ra thành thị… 100% số người trong độ tuổi lao động đều có công ăn việc làm. Không chỉ làm thay đổi diện mạo đời sống kinh tế mà nghề khảm trai còn mang đến sự thay đổi tốt đẹp đối với đời sống xã hội của người Chuyên Mỹ. Kinh tế phát triển khiến cho người ta quan tâm nhiều hơn đến đời sống văn hóa, tinh thần, đầu tư nhiều cho trường hoc, trạm xá, câu lạc bộ. Sự nghiệp giáo dục được chú trọng hơn, số học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 99%, đứng thứ hai trong huyện.
Sản xuất phát triển nhanh, vấn đề ô nhiễm môi trường được đặt ra cấp thiết hơn. Đây là vấn đề nổi cô ̣m trong tất cả các làng nghề , không phải chỉ riêng Chuyên Mỹ. Ở Chuyên Mỹ, mức đô ̣ ô nhiễm thể hiê ̣n ở ô nhiễm đất, nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn và môi trường sinh thái, ảnh hưởng xấu cho sức khỏe cộng đồng. Những ha ̣n chế của làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ rất cần thiết phải có một hướng chiến lược phát triển , quy hoa ̣ch làng nghề trong thời gian dài . Trước mắt là phải giải quyết một số vấn đề khó khăn như vốn, thị trường, ... Hướng phát triển bền vững, theo nghiên cứu của đề tài là tâ ̣p trung phát triển làng nghề văn hóa - du li ̣ch, xử lý tốt các mối quan hê ̣ kinh tế, xã hội và môi trường . Có như vâ ̣y mới thực sự hy vo ̣ng làng nghề phát triển theo hướng bền vững .
Kết luận
1. Sự ra đời và phát triển của hệ thống các làng xã thủ công nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng xưa nay thường được nhìn nhận như là kết quả của những ổn định kinh tế nông nghiệp - nông thôn cũng như là một phần của quá trình phân công lao động sản xuất xã hội. Tuy nhiên, thực tế quá trình phát triển của nghề khảm trai ở Chuyên Mỹ đã chỉ ra rằng sự hình thành của một làng nghề ở vùng châu thổ Bắc Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung cần được bổ sung bằng nhiều yếu tố khác trong đó điều kiện địa lý tự nhiên và những đặc điểm lịch sử, xã hội giữ một vai trò hết sức quan trọng.
Được xây dựng trên cơ sở các đơn vị cư trú khá thấp và trũng ở bên bờ sông Nhuệ, một chi lưu thuộc hệ thống sông Hồng, cuộc sống của các cộng đồng cư dân ở Chuyên Mỹ dường như chịu những tác động sâu sắc bởi thay đổi dòng chảy của sông khi mà lụt lội, nước dâng thường xuyên đe doạ đến mùa màng và các hoạt động sản xuất của con người. Sự ra đời của nghề khảm trai ở Chuyên Mỹ có lẽ là một một hệ quả tất yếu trong những lựa chọn con đường đảm bảo cho sự tồn tại của cả cộng đồng trong điều kiện kinh tế nông nghiệp khá bấp bênh. Mặt khác, dù cho nguồn gốc của nghề khảm trai ở Chuyên Mỹ hiện nay còn ẩn chứa nhiều tranh luận song có thể nhận thấy rằng khảm trai một nghề thủ công phù hợp với bối cảnh một làng xã nằm gần các trung tâm kinh tế - dân cư lớn, nơi tiêu thụ chủ yếu các sản phẩm cũng như những ưu thế của một vùng đất ven sông, địa điểm có thể góp phần vào việc khai thác, mua bán các loại nguyên liệu và cung cấp nguồn nước cho hoạt động sản xuất. Tất cả đã tạo nên những điều kiện cần thiết cho sự ra đời của một làng nghề và cũng từ đó Chuyên Mỹ bước vào quá trình phân công lao động xã hội như một sự tự nhiên. Song cũng như nhiều làng thủ công khác ở châu thổ Bắc Bộ, những hệ quả của một tư duy kinh tế trọng nông cũng như những rào cản đối với việc mở rộng thị trường, kích thích sản xuất đã kìm hãm sự phát triển của các hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, việc tồn tại lâu dài dưới cơ chế bao cấp thị trường đã làm suy thoái khả năng sáng tạo của các nghệ nhân cũng như không tạo ra được những động lực cho sản xuất. Kết quả là cho tới trước thời kỳ đổi mới, hoạt động của nghề khảm trai ở Chuyên Mỹ mới chủ diễn ra trong một không gian nhỏ hẹp và tồn tại như một nghề phụ trong kết cấu kinh tế - xã hội truyền thống.
2. Những thay đổi thực sự của các hoạt động sản xuất thủ công nghiệp ở Chuyên Mỹ được bắt đầu từ giữa những thập niên 90 của thế kỷ trước một mặt gắn liền với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn của đất nước cũng như việc mở cửa trong các hoạt động kinh tế đối
ngoại đã mở ra khả năng to lớn cho các hoạt động sản xuất khảm trai ở Chuyên Mỹ phát triển theo định hướng hàng hoá. Bên cạnh các tác động ngoại sinh, chúng ta có thể thấy rõ nguồn gốc của quá trình bùng nổ sản xuất thủ công ở Chuyên Mỹ cũng đến từ những thay đổi nội tại như chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, sự năng động của các nhóm sản xuất truyền thống trong việc tìm đầu ra, quá trình gia tăng dân số và sự hạn chế của diện tích đất nông nghiệp…Mặt khác, cũng cần nhìn nhận sức hút từ các trung tâm tiêu thụ, đầu mối xuất khẩu như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh như là những động lực tạo nên sức hấp dẫn và tính thương mại hoá của làng nghề.
Điểm đáng lưu ý trong sự phát triển của nghề khảm trai ở Chuyên Mỹ trong thời gian qua đó là xu thế chuyển dần từ mô hình sản xuất gia đình trong các giai đoạn trước sang mô hình sản xuất theo hướng chuyên môn hoá sâu sắc. Sự chuyên hoá trong sản xuất khảm trai ở Chuyên Mỹ không những được thể hiện trong từng khâu của chu trình sản xuất như vấn đề nguồn nguyên liệu, xứ lý nguyên liệu cho đến các khâu chế tác hoàn thiện sản phẩm mà còn được thể hiện trong vòng quay khép kín từ việc tìm đầu vào cũng như việc giải quyết đầu ra của sản phẩm. Những điều này đã tạo nên sức ảnh hưởng của nghề khảm trai ở Chuyên Mỹ không chỉ dừng lại ở bên trong các đơn vị sản xuất mà còn mở rộng đến các khu vực gián tiếp tham gia vào vòng quay cuả hàng hoá. Sự tồn tại của một mạng lưới các làng nghề làm đồ gỗ - gắn bó chặt chẽ với các hoạt động khảm trai cũng như một mạng lưới các cửa hàng giới thiệu, bán hàng rộng khắp trên phạm vi cả nước là một trong những minh chứng cho thực tế này.
3. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, nghề khảm trai đã làm thay đổi đáng kể diện mạo đời sống các cộng đồng cư dân địa phương. Trong vòng chưa đầy hai thập kỷ, từ một xã vẫn phụ thuộc vào kinh tế nông nghiệp, chưa hề biết tới các mô hình của kinh tế thị trường, Chuyên Mỹ đã nhanh chóng trở thành một trung tâm sản xuất thủ công nghiệp lớn với tổng giá trị từ sản xuất khảm trai đã chiếm tới hơn 2/3 thu nhập của toàn bộ đời sống kinh tế cũng như thu hút, hầu hết các lao động địa phương và là nhân tố chủ đạo quyết định đời sống văn hoá xã hội của các cộng đồng. Thêm vào đó, sự phát triển có tính chất bùng nổ của Chuyên Mỹ đã tạo ra cơ hội cho quá trình truyền bá nghề nghiệp cũng như mở rộng phạm vi sản xuất sang các khu vực vực lân cận. Từ một vài làng sản xuất chủ yếu ban đầu, nghề khảm trai đã lan rộng ra phạm vi toàn xã và còn mở rộng việc truyền nghề đến các làng có nghề thủ công gắn chặt với khảm khai như nghề mộc, nghề sơn… ở khắp các vùng miền trên cả nước. Điều đó đã cho thấy những tác động to lớn của nghề
khảm trai trong lịch sử phát triển của vùng đất Chuyên Mỹ nói riêng cũng như các ngành nghề thủ công nghiệp truyền thống ở châu thổ sông Hồng nói chung.
Tuy nhiên sau một thời gian phát triển mạnh mẽ với tất cả những tiềm lực của mình, các làng nghề khảm trai ở Chuyên Mỹ đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong đó đáng kể nhất là tình trạng suy thoái về mặt tự nhiên, vô nhiễm môi trường nước, sự cạnh tranh của các làng nghề khác…Ngoài ra, cũng có thể nói tới việc mở rộng các cơ sở sản xuất liên tục trong một thời gian ngắn khiến các mặt hàng khảm trai vốn đòi hỏi sự tinh tế, khéo léo và mang tính nghệ thuật cao của Chuyên Mỹ rơi vào hướng phát triển theo con đường thương mại hoá. Chất lượng của các sản phẩm và tính sáng tạo của người thợ cũng vì thế bị suy giảm và coi nhẹ. Trong khi đó, quy mô của hầu hết các cơ sở sản xuất ở Chuyên Mỹ đều mang tính nhỏ lẻ, thiếu tính cạnh tranh. Điều này ngày càng trở nên cấp bách nhất là trong bối cảnh kinh tế và thị trường có nhiều biến động. Mặt khác, một số vấn đề xã hội như nạn cờ bạc, ma tuý, sự tha hoá về lối sống vốn trước đây hiếm khi xuất hiện thì nay đã bắt đầu nảy sinh… Tất cả những vấn đề này trở thành những chướng ngại đáng kể cho sự phát triển lâu dài của một làng nghề cũng như việc đảm bảo tương lai đối với khu vực Chuyên Mỹ trong suốt thời kỳ chuyển đổi.
4. Vấn đề phát triển bền vững hiện nay là một chủ đề không mới song những giá trị to lớn và mục đích cao cả của nó vẫn còn có những ảnh hưởng sâu rộng trong suốt một thời gian dài. Xét đến cùng, mục tiêu và cũng là động lực chính cho sự phát triển bền vững vẫn là con người, trong đó việc xây dựng một quan hệ hài hoà của con người với tự nhiên và xã hội là một trong những nội dung căn bản. Tuy vậy, trên thực tế những tiếp cận được đặt ra trong chuyên luận này đối với việc phát triển làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ mới chỉ dừng lại ở việc định hướng; nghĩa là mới đặt nó như những mục tiêu cũng như các đề xuất và kiến nghị cho một mô hình làng nghề đang xây dựng. Mặt khác, thực trạng kinh tế - xã hội ở Chuyên Mỹ trong những năm qua cũng cho thấy nhiều vấn đề phức tạp ở Chuyên Mỹ như như tình trạng ô nhiễm nguồn nước, sự phân hoá xã hội… cũng không thể giải quyết ngay được. Để đạt được những mục tiêu theo quan điểm phát triển bền vững, có lẽ vùng đất Chuyên Mỹ cần được đặt trong một chiến lược phát triển tổng thể các làng nghề thủ công, những thay đổi trong chính sách đầu tư và quản lý cũng như sự tham gia có hiệu quả, vì lợi ích chung của các cộng đồng cư dân địa phương.
Tài liệu tham khảo
1. Đào Duy Anh (1992)-bản in lại, Việt Nam văn hoá sử
cương, Nxb Thuận Hoá, Huế.
2. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Xuyên khóa 21(2001), Lịch sử cách mạng Đảng bộ và nhân dân huyện Phú Xuyên 1954-1975, Hà Tây.
3. Phan Gia Bền (1957), Sơ khảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam, Nxb Văn-Sử-Địa, Hà Nội.
4. Bộ công nghiệp và Tổ chức phát triển công nghiệp LHQ (UNIDO) (1996), Hội thảo quốc tế Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1995), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Một số văn bản pháp luật hiện hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nxb Lao động, Hà Nội.
7. Jaya Caraith (2002), Làng nghề thổ cẩm Mỹ Nghiệp, Tạp chí Xưa và Nay, số 128.
8. Tạ Phong Châu (1992), Hà Tây - Làng nghề, làng văn, Sở văn hóa Thông tin thể thao, Hà Tây.
9. Tạ Phong Châu, Nguyễn Quang Vinh, Nghiêm Đa Văn (1997), Truyện các ngành nghề, Nxb Lao động, Hà Nội.
10. Đặng Kim Chi (Chủ biên) (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Chính (1989), "Nghề thủ công trong cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng Bắc bộ", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 6.
12. Tống Văn Chung (2001), Xã hội học nông thôn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
13. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Nghiên cứu về quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hóa nông thôn ở nước CHXHCN Việt Nam- Nghiên cứu quy hoạch tổng thể, Trung tâm phát triển quốc tế Nhật Bản.
14. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Nghiên cứu về quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng
công nghiệp hóa nông thôn ở nước CHXHC Việt Nam- Báo cáo cuối cùng, Trung tâm phát triển quốc tế Nhật Bản.
15. Nguyễn Sinh Cúc (1991), Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam 1976-1990, Hà Nội.
16. Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (1988), Những bàn tay tài hoa của cha ông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
17. Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên) (1993), Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Phan Đại Doãn (1993), "Về làng nghề và công nghiệp hóa nông thôn hiện nay",
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 6.
19. Phan Đại Doãn (2000), Làng xã Việt Nam, một số vấn đề kinh tế, văn hoá xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
20. Phan Đại Doãn (Chủ biên) (1996), Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay-
Một số vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đề tài KC.08.09 (2003), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam.
22. Bùi Xuân Đính (1998), Hương ước và quản lý làng xã, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
23. Bùi Xuân Đính (1994), “Truyền thống Việt Nam qua tư liệu hương ước (địa bàn thử nghiệm: các làng xã tỉnh Hà Tây)”, Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, tập 1, Hà Nội.