Phương pháp khắc phục khó khăn để hướng tới phát triển bền vững làng nghề

Một phần của tài liệu LÀNG NGHỀ KHẢM TRAI CHUYÊN MỸ (PHÚ XUYÊN- HÀ TÂY) VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ (Trang 84)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Phương pháp khắc phục khó khăn để hướng tới phát triển bền vững làng nghề

Mỹ cho thấy rõ các vấn đề môi trường hiện nay tại các làng nghề sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ là rất bức xúc cần phải được xử lý ngay nếu có hướng phát triển làng nghề bền vững trong tương lai.

3.2.2. Phương pháp khắc phục khó khăn để hướng tới phát triển bền vững làng nghề nghề

Phát triển bền vững là vấn đề nóng bỏng đang được đặt ra hiện nay ở khắp các quốc gia trên thế giới. Muốn giữ gìn và phát huy nghề thủ công - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, chúng ta cần tiến hành ngay những công việc nhằm giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống. Phát triển bền vững là sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, bao gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện công bằng xã hội, tiến bộ xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải tiến chất lượng môi trường...). Chuyên Mỹ là làng nghề truyền thống đang trên đà phát triển kinh tế và xã hội nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức. Đây là vấn đề thiết yếu mà người Chuyên Mỹ phải kịp thời nhận thức được sự ô nhiễm môi trường đang đe dọa cuộc sống của thế hệ mình và cả thế hệ mai sau để tìm ra được hướng đi đúng đắn. Để phát triển làng nghề theo mục tiêu phát triển bền vững, các cơ quan quản lý ở các địa phương cần có kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện các biện pháp quản lý, từng bước xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao trang thiết bị kỹ thuật phù hợp điều kiện phát triển của làng nghề, giảm thiểu tác động môi trường trong khu vực làng nghề một cách có hiệu quả. Ở tầm vĩ mô, Nhà nước cần hỗ trợ một phần cho các địa phương giải quyết một số vấn đề về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ cao. Bảo vệ môi trường sống, giải quyết các vấn đề xã hội, duy trì làng nghề lâu dài. Trước mắt, người dân làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc sau đây trong quá trình phát triển.

Về thị trường: mặc dù là nghề thủ công truyền thống nhưng sản phẩm sản xuất ra chưa có chỗ đứng vững trên thị trường. Chưa có nhiều thị trường tiêu thụ sản phẩm quy mô lớn. Tính chất sản xuất cá thể, chủ yếu ở hộ gia đình. Trong quá trình sản xuất còn tranh mua, tranh bán, nhiều chủ hộ phải mang thợ đi sản xuất kinh doanh nghề ở các địa phương khác. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong nước là chủ yếu, chưa có thị trường xuất khẩu ổn định ở nước ngoài.

Về quy mô sản xuất: mô hình sản xuất tự phát, quy mô còn nhỏ lẻ với hình thức chính là tự sản tự tiêu, thiếu sự hợp tác liên kết giữa các cơ sở sản xuất, tính cạnh tranh còn chưa lành mạnh. Làng nghề Chuyên Mỹ còn thiếu sự đầu tư nghiên cứu thị trường nhằm đưa ra những phương hướng phát triển lâu dài.

Về vốn: nguồn lực tài chính vốn là yếu tố quyết đinh cho sản xuất và kinh doanh. nhu cầu vay vốn cho phát triển mở rộng sản xuất chưa đáp ứng được. Số đông chủ sản xuất có nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, song vì một số lý do như tài sản thế chấp, lãi suất ở ngân hàng vẫn cao, chưa có chế độ ưu tiên cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nên nhiều chủ sản xuất vẫn phải loay hoay, chấp nhận quy mô nhỏ. Hiện tại quỹ tín dụng của xã số dư nợ cho vay ở mức 15 tỷ đồng, vốn vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện khoảng 7 tỷ đồng. Tổng số vốn cho vay ở cả hai nơi là 22 tỷ đồng. Trong khi thực tế nhu cầu cần vay khoảng 50 tỷ đồng. Ngoài ra, sự phát triển của làng nghề còn không chỉ thu hút được một lượng vốn không nhỏ trong dân đầu tư cho sản xuất - kinh doanh, góp phần chuyển lối sống sản xuất nông nghiệp nhỏ trong cư dân nông thôn sang lối sống công nghiệp.

Về nguồn nguyên liệu: nguồn nguyên liệu phần lớn phải nhập từ nước ngoài

như trai nhập từ Trung Quốc; ốc, xác, cứu khẩu nhập từ Singapo , Inđônêxia, Trung Quốc... Doanh nghiê ̣p Chuyên Mỹ không thông qua một cơ quan hoặc công ty nhà nước nên về giá cả thị trường không chủ động được, phải phụ thuộc vào nguồn khai thác, mức độ hàng nhập về. Nguồn nguyên liệu gỗ chủ yếu mua ở các đại lý, số cơ sở sản xuất chế biến đồ mộc còn ít. Hàng mộc chủ yếu nhập thành phẩm từ các nơi khác về để khảm , cẩn hoàn thiện sản phẩm . Công nghệ, thiết bị của làng nghề còn thô sơ, lạc hậu: ngoài những kỹ thuật truyền thống và bí quyết nghề được lưu truyền, còn hầu hết công nghệ, trang thiết bị sản xuất đều còn thô sơ, lạc hậu, đặc biệt là ở khâu sơ chế nguyên vật liệu.

Về mặt bằng sản xuất và môi trường: các cơ sở làm lán xưởng sản xuất chủ yếu mới chỉ sản xuất trên phần diện tích trong hộ gia đình nên diện tích nhà xưởng hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu mở rộng phát triển sản xuất. Cũng chính về mặt bằng sản xuất nêu trên, chưa có khu sản xuất tập trung nên trong quá trình sản xuất, môi trường sinh hoạt bị ảnh hưởng. Để hạn chế ô nhiễm, người sản xuất tự chế tạo ra những phương pháp xử lý chất thải, khí thải khá thủ công. Vì vậy hàng ngày người dân Chuyên Mỹ vẫn phải sống chung với khí thải từ dầu bóng, bụi đá, bụi gỗ, nước thải ra sau khi mài trai,...

Trình độ tay nghề của lao động chủ yếu là học truyền tay: vì thế lao động của Chuyên Mỹ hiện nay thiếu vắng đội ngũ thợ lành nghề, thợ tạo mẫu sản phẩm mới, trong khi đó các nghệ nhân ngày càng già yếu đã hạn chế việc truyền nghề, ảnh hưởng đến sự duy trì và phát triển nghề. Đa số lực lượng lao động có trình độ văn hóa và trình độ thẩm mỹ chưa cao, thiếu tính sáng tạo.

Năng lực quản lý của các chủ cơ sở sản xuất còn rất hạn chế: nhìn chung, chưa có một chính sách đồng bộ trợ giúp các làng nghề truyền thống ở Chuyên Mỹ phát triển. Sự phân công trách nhiệm giữa các ban ngành chưa rõ ràng và thiếu một hệ thống tổ chức thống nhất, đồng bộ xuyên suốt của chính quyền địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn và quản lý. Bên cạnh đó, đa số các cơ sở sản xuất không được cung cấp đầy đủ các thông tin và chưa được biết các thủ tục cần thiết để được hưởng các chính sách khuyến khích và có suy nghĩ tính toán lập phương án phát triển sản xuất, kinh doanh. Hầu hết hết các chủ cơ sở sản xuất chưa được đào tạo về quản trị kinh doanh và thiếu kiến thức về kinh tế thị trường.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, những khó khăn này sẽ có ảnh hưởng không ít đến cơ hội đầu tư, kinh doanh của làng nghề khảm trai. Trước những khó khăn, thách thức đó, chính quyền cùng người dân Chuyên Mỹ cần có những biện pháp khắc phục để từng bước đưa làng nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển mạnh và bền vững.

Để phát triển bền vững làng nghề khảm trai, người Chuyên Mỹ phải tìm ra được phương thức nhằm khắc phục những khó khăn này. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm đưa làng nghề hướng tới sự phát triển bền vững.

Về chính sách phát triển làng nghề: phát triển làng nghề không phải là chủ trương giải pháp mang tính nhất thời mà có tính chất lâu dài, nên phải có chủ trương kịp thời, có chiến lược và sách lược đúng đắn tạo động lực để làng nghề phát triển nhanh và bền vững. Khôi phục và phát triển làng nghề là một trong những nhiệm vụ của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phát triển làng nghề cần phải đem lại hướng kinh tế - xã hội một cách toàn diện, gắn với việc xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường.

Về quy hoạch làng nghề: cần sớm hoàn thiện quy hoạch làng nghề, nghề khảm trai truyền thống Chuyên Mỹ còn phát triển tự phát, theo quy mô hộ gia đình là chủ yếu. Vì thế chưa hỗ trợ cùng nhau phát triển; còn mạnh ai nấy làm, cạnh

hoạch làng nghề với phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh, của từng vùng và của địa phương cần chú ý xây dựng các cụm doanh nghiệp, khu công nghiệp vừa và nhỏ, nhằm tách một số cơ sở sản xuất kinh doanh khỏi khu dân cư để tránh ô nhiễm môi trường.

Về thị trường làng nghề: cần có chính sách hỗ trợ làng nghề trong việc giới thiệu sản phẩm của làng nghề với thị trường bằng những con đường khác nhau như: (triển lãm, quảng cáo, thông tin đại chúng, quảng bá sản phẩm trên mạng...) giúp làng nghề cải tiến sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm; cung cấp thông tin thị trường cho làng nghề có thể liên kết sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp ở đô thị và trung tâm công nghiệp; tạo thị trường tại chỗ cho làng nghề (thị trường này bao gồm cả thị trường đầu ra và thị trường đầu vào). Tháng 7 năm 2008, Sở Công thương Hà Tây đã tổ chức hội thảo “Thương hiệu hàng hóa cho hiệp hội khảm trai mỹ nghệ Hà Tây” cho các cơ sở sản xuất khảm trai tham dự và nói rõ cho họ hiểu về thương hiệu của sản phẩm đặc sắc của quê hương mình. Đây là sử chỉ dẫn kịp thời, vạch ra hướng đi đúng đắn cho nghề khảm trai Chuyên Mỹ.

Về vốn: Cần có chính sách hỗ trợ làng nghề về vốn ở cấp vĩ mô, Nhà nước cần xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ giúp đỡ làng nghề như: chính sách vốn; cho vay vốn ưu đãi, đảm bảo cho chu kỳ sản xuất; giúp làng nghề huy động các nguồn vốn trong và nước ngoài (của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ); cải tiến thủ tục cho vay thuận tiện, đơn giản kịp thời... Đặc biệt cần có biện pháp cụ thể để giải ngân, khắc phục tình trạng thừa vốn quỹ trong quỹ Quốc gia về giải quyết việc làm. - Tỉnh cần có chính sách ưu đãi về thuế và thủ tục đăng ký kinh doanh cần cụ thể hoá, hoàn thiện hơn nữa để kích thích làng nghề phát triển; có chính sách huy động vốn đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường; chính sách thuê lao động cụ thể và hợp lý; có chính sách đất đai cho các hộ làm nghề thuê, đấu thầu đất với giá ưu đãi, quy hoạch đất cho khu sản xuất, tách khỏi nơi sinh sống của dân cư làm nghề.

Công cụ sản suất: Dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ dù nhiều sản phẩm đã được chế tạo tinh xảo đến đâu cũng đòi hỏi sự kết hợp công nghệ truyền thống - thủ công với công nghệ hiện đại - cơ giới hoá; phải chăng đó là hướng đi mà các làng nghề nói chung và làng nghề khảm trai truyền thống Chuyên Mỹ cần tiếp cận để tạo ra các sản phẩm mới có thể thoả mãn tốt hơn nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Mô hình phát triển: mô hình kết hợp du lịch với làng nghề là mô hình đã mang đến sự thành công ở một số nước trên thế giới như Ý, Brazin, Thái Lan, Nhật Bản. Để giữ vững và phát triển làng nghề truyền thống, chúng ta cần học hỏi nghiên cứu khảo sát, thiết lập điểm để kết nối các làng nghề thủ công, hình thành một hành trình văn hóa du lịch qua các làng nghề. Du lịch làng nghề truyền thống giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về di sản văn hóa làng, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề truyền thống, thông qua sự thu hút du khách. Du khách sẽ là kênh tiêu thụ, kênh thông tin hữu hiệu. Tuy nhiên, đây là mô hình đòi hỏi nhiều công sức, kinh phí và những nghiên cứu, khảo sát phải hết sức khoa học, cẩn trọng, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của nhiều ngành.

Phát triển nguồn nhân lực: Xây dựng chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực làng nghề. Cần có chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài, tôn vinh nghệ nhân, thợ giỏi để họ có nhiệt huyết truyền nghề cho thế hệ sau. Phải có chủ trương hỗ trợ các nghệ nhân truyền nghề, đào tạo nghề để nhân lên các nghệ nhân tương lai. Cần đưa ra các hình thức tôn vinh nghệ nhân, tạo điều kiện các nghệ nhân tham khảo kinh nghiệm quốc tế, giới thiệu cho các nghệ nhân kỹ năng mới, kỹ năng thị trường. Đồng thời, tổ chức các đợt tập huấn ngắn ngày để trang bị những kiến thức cần thiết về quản lý kinh doanh về pháp luật và chính sách liên quan tới phát triển nghề và làng nghề thủ công truyền thống cho các chủ doanh nghiệp và cơ sở sản xuất. Đẩy mạnh công tác đào tạo và dạy nghề: Đối với lao động chưa có nghề thì đào tạo theo hình thức truyền nghề, kèm cặp tại nơi sản xuất; đối với lao động đã có nghề thì bồi dưỡng, bổ sung kiến thức theo hình thức tập huấn ngắn ngày tại các trung tâm dạy nghề địa phương. Có chính sách đầu tư cho các cơ sở dạy nghề, đưa bộ môn thiết kế mẫu, kỹ thuật nghề vào chương trình đào tạo. Rèn luyện kỹ năng cải tiến công cụ, đưa máy móc vào phục vụ sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cho người thợ thủ công.

Cơ sở hạ tầng: xây dựng cơ sở hạ tầng cho làng nghề để kích thích sản xuất phát triển. Hiện nay, hầu hết các làng nghề có hệ thống đường giao thông chưa đủ tải trọng cho xe tải, xe container đến tới đầu làng. Hệ thống điện sản xuất đã được nâng công suất nhưng lưới điện cũ nát. Bên cạnh việc đầu tư của Nhà nước, mỗi địa phương có làng nghề phát triển cần năng động, huy động sức dân để từng bước bê tông hóa đường làng, ngõ xóm và nâng cấp lưới điện hạ áp để tạo điều kiện cho thông thương hàng hóa. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các điểm công nghiệp làng nghề để giúp các hộ mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi

dựng được những làng nghề phát triển bền vững, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của tỉnh. Trên cơ sở định nghĩa đó thì mới có các giải pháp phát triển bền vững ở Chuyên Mỹ.

Có thể nói, các kiến nghị trên kết hợp và làm tốt ở làng nghề này là con đường đúng đắn để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của Chuyên Mỹ nói riêng và của dân tộc nói chung, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương đặc biệt trong lĩnh vực du lịch và xuất khẩu, đồng thời giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của người lao động đặc biệt là lao động ở nông thôn xã Chuyên Mỹ theo hướng 'ly nông bất ly hương", hạn chế di dân tự do ra thành thị, xây dựng nông thôn có đời sống vật chất và văn hoá tinh thần đầy đủ.

Những vấn đề trên đây cần được nghiên cứu sâu sắc, đầy đủ và kịp thời hơn nữa để có một hệ thống giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển bền vững của các làng nghề, khẳng định được vị trí, vai trò của làng nghề truyền thống cùng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu LÀNG NGHỀ KHẢM TRAI CHUYÊN MỸ (PHÚ XUYÊN- HÀ TÂY) VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)