Cơ cấu hàng hóa hai bên

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Trung Quốc-ASEAN từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay (Trang 57)

Trung Quốc Nhập khẩu

2.2.3.Cơ cấu hàng hóa hai bên

Sự phát tri n nhanh chóng của quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN cũng đi theo sự thay đổi trong cấu trúc thương mại hàng hoá. Tỷ trọng hàng hoá sơ cấp không ngừng giảm xuống, sản phẩm kỹ thuật cao như điện thoại di động và linh kiện, máy tính và phụ kiện đang dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy thương mại song phương. Đồng thời, phân công trong các ngành nghề đ có sự tiến tri n rõ rệt. Hiện nay, thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN đang từ có sự chuy n dịch các ngành nghề truyền thống là chính, chuy n sang phân công mang tính bổ trợ trong ngành nghề khu vực ngày càng tỷ mỉ hoá, uy mô thương mại trong ngành nghề không ngừng mở rộng. Tất cả điều đó th hiện quan hệ kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đang bước vào tầng nấc càng cao.

Các nước ASEAN có khí hậu nhiệt đới nên các loại hàng hóa như cao su thiên nhiên, gỗ, đường, dầu cọ, đậu xanh, các loại dầu thơm có ưu thế và là những sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Trung Quốc từ thị trường này. Trong khi đó, các nước ASEAN lại nhập khẩu từ Trung Quốc một lượng lớn dầu, than, kim loại. khoáng sản phi kim, bông, quả khô, trà... Đây chính là nhân tố thúc đẩy mở rộng trao đổi thương mại của Trung Quốc đối với các nước ASEAN.

Hàng hóa tập trung nhiều lao động, đ c biệt là dệt, may, giầy dép đều là thế mạnh của Trung Quốc và các nước ASEAN nên tính cạnh tranh và bổ sung lẫn nhau; hàng hóa tập trung nhiều vốn và hàm lượng kỹ thuật cao, hàng điện tử trở thành m t hàng xuất khẩu chủ đạo của Trung Quốc và ASEAN, đồng thời đ hình thành lợi thế so sánh trong xuất khẩu hàng điện tử của mỗi bên. ASEAN có lợi thế về xuất khẩu hàng điện tử công nghiệp, trong khi đó Trung Quốc lại có lợi thế về xuất khẩu đồ điện gia dụng. Hai bên đều có th phát huy lợi thế riêng của mình, tạo nên sự bổ sung lẫn nhau, cùng có lợi.

Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng trong quan hệ thương mại song phương k từ khi Hiệp định khung được ký kết vào năm 2002 với việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do, cơ cấu hàng hóa giữa Trung Quốc và ASEAN đ có sự biến đổi theo chiều hướng tích cực trong những năm gần đây. So với cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc, cơ cấu hàng hóa của Trung Quốc sang ASEAN đa dạng hóa hơn, chủng loại phong phú hơn. Năm 2001, máy móc và thiết bị điện tử vẫn đứng ở vị trí hàng đầu, tỷ trọng đ tăng từ 20.8% năm 1 3 lên 50. %. Xuất khẩu đồ điện của Trung Quốc sang các nước ASEAN chủ yếu là máy móc thông dụng và thiết bị điện tử. Trong khi đó, phần lớn các m t hàng điện tử nhập từ ASEAN lại là các sản phẩm điện tử nguyên kiện.

Năm 2003, các m t hàng Trung Quốc nhập khẩu từ ASEAN chủ yếu gồm: máy móc, thiết bị vận chuy n, bán dẫn, linh kiện cứng máy vi tính, khoáng sản, các loại dầu, hóa chất, nhựa và cao su... Năm m t hàng xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc sang ASEAN gồm: điện cơ, thiết bị ghi âm (25.4 tỷ

USD), khoáng sản (5.73 tỷ USD), nhựa, cao su và các loại hàng hóa thành phẩm khác ( 4.4 tỷ USD), hóa chất (2.8 tỷ USD), dầu mỡ động thực vật (1.6 tỷ USD)(26). Đ c biệt, hàng hóa kỹ thuật cao chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong thương mại của Trung Quốc với khu vực ASEAN. Năm 2003, ASEAN trở thành nguồn nhập khẩu hàng kỹ thuật cao lớn thứ hai của Trung Quốc.

Về trao đổi hàng nông sản, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, số lượng các giao dịch nông sản tăng lên. Năm 2006, m t hàng tỏi Trung Quốc xuất khẩu sang Indonesia và Malaysia chiếm 29.9% tổng số tỏi xuất khẩu của Trung Quốc, lần lượt tăng 7% và 40.2% so với năm 2005, lúa mì của Trung Quốc xuất khẩu sang Philippin và Việt Nam chiếm 54.5% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của phía Trung Quốc năm 2006, lần lượt tăng 1.5 lần và 4 lần. Cũng trong năm 2006, Trung Quốc nhập lượng lớn lúa và gạo từ Thái Lan, Việt Nam và Lào, chiếm 99.9% tổng lượng nhập khẩu m t hàng này của Trung Quốc. Các loại hàng hóa nông sản khác mà Trung Quốc nhập từ các nước ASEAN đều tăng.

Về thương mại hàng công nghiệp, cùng với hàng nông sản, hàng công nghiệp cũng tăng nhanh chóng. Trong năm 2006, Trung Quốc xuất khẩu sang Singapo, Malaysia một lượng lớn linh kiện điện tử, thiết bị điện; đồng thời cũng nhập một lượng lớn hàng hóa này từ các nước ASEAN. Tỷ lệ hàng công nghiệp thành phẩm có xu hướng tăng lên trong kết cấu thương mại hàng hóa song phương. Năm 2006, giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp của Trung Quốc sang ASEAN đạt 4.95 tỷ USD, tăng 34.5%.

Dự kiến trong những năm tới, các m t hàng dệt may, máy móc và thiết bị điện tử vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu của cả ASEAN và Trung Quốc sang thị trường của nhau như bảng dưới đây:

Bảng 2.5: Dự báo về xuất khẩu từ ASEAN sang Trung Quốc năm 2010 (Đơn vị: Triệu USD)

Indonesia Malaysia Philippin Xingapo Thái Lan Việt Nam Tổng

1. Thức ăn 5.57 4.86 42.05 1.27 129.56 6.02 153.90 2. Dầu thực vật 42.97 505.54 4.21 38.47 2.83 20.88 614.91 3. Các sản phẩm nông nghiệp khác 139.26 145.65 12.27 72.91 290.77 30.08 690.95 4. Sản phẩm tinh luyện 55.91 25.72 52.18 18.86 9.89 12.28 174.83 5. Dệt may 735.35 465.62 68.54 10.93 1,698.77 9.39 3,079.59 6. Hóa chất 94.75 186.37 14.54 369.29 164.89 9.05 838.90 7. Xe máy 287.91 618.62 5.03 755.72 60.11 150.29 1,877.67 8. Thiết bị điện tử 28.02 495.07 58.82 1,344.15 230.28 0.30 2,156.63 9. Thiết bị máy móc khác 1,281.84 773.63 77.34 948.33 323.73 44.50 3,499.36 10. Dịch vụ 4.34 4.07 4.17 9.21 3.06 3.72 28.8 Tổng cộng 2,656.09 3,207.28 330.80 3,639.18 2,907.76 267.04 13,008.15 Nguồn: an thư ký ASEAN (www.aseansec.org)

Bảng 2.6: Dự báo về xuất khẩu từ Trung Quốc sang ASEAN năm 2010 (Đơn vị: Triệu USD)

Indonesia Malaysia Philippin Xingapo Thái Lan Việt Nam Tổng

1. Thức ăn 58.75 163.54 82.93 117.12 115.82 31.96 570.12 2. Dầu thực vật 42.39 1.64 0.67 6.09 10.67 0.10 61.56 3. Các sản phẩm nông nghiệp khác 31.08 11.47 14.47 80.36 40.32 5.00 182.70 4. Sản phẩm tinh luyện 18.03 1.90 0.00 0.68 13.54 0.23 33.03 5. Dệt may 402.76 307.61 622.66 58.62 869.89 240.71 2,502.25 6. Hóa chất 97.98 105.69 179.24 13.94 196.81 31.32 624.97 7. Xe máy 74.44 45.67 173.97 54.82 357.69 50.78 757.37 8. Thiết bị điện tử 114.31 361.36 813.43 12.15 794.09 80.26 2,151.31 9. Thiết bị máy móc khác 527.94 453.95 1,169.78 329.84 742.79 499.15 3,723.45 10. Dịch vụ 3.92 3.50 0.01 4.02 1.46 5.31 7.26 Tổng cộng 1,371.60 1,456.34 3,057.17 643.94 3,140.16 944.81 10,614.02

Qua 2 bảng dự báo trên của ban thư ký ASEAN cho ta thấy trong thời gian tới, Xingapo, Malaysia, Indonesia, Thái Lan lần lượt là những nhà xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc trong các nước ASEAN và Trung Quốc xuất nhiều nhất sang Thái lan và Philippin.

Như vậy, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, cùng với việc thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, thương mại Trung Quốc - ASEAN có những bước phát tri n trông thấy và đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.

2.3. Những vấn đề tồn tại

M c dù hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN có sự phát tri n tương đối nhanh và đạt được những kết quả như trên, nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được chú ý.

Thứ nhất, quan hệ phát tri n không cân bằng giữa Trung Quốc với từng nước thành viên ASEAN. M c dù trải qua gần chục năm từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay, tốc độ phát tri n thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN rất nhanh, tỷ trọng của ASEAN trong ngoại thương của Trung Quốc có tăng trưởng, nhưng không đồng đều giữa các nước thành viên, đ c biệt có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước thành viên cũ và mới của ASEAN, trong đó Xingapo, Malaysia, Thái Lan là 3 nước có kim ngạch thương mại với Trung Quốc lớn nhất trong thương mại của Trung Quốc – ASEAN. Kim ngạch thương mại của các thành viên mới của ASEAN với Trung Quốc vẫn rất nhỏ (Bi u đồ 2.2 cho thấy rõ điều này). Ngoài ra, phải nhìn thấy thực tế là trong thương mại giữa Trung Quốc - ASEAN một tỷ trọng rất lớn là thương mại trong nội bộ các công ty xuyên quốc gia, một tỷ trọng rất lớn khác là hàng hóa quá cảnh, đ c biệt là quá cảnh thông qua Xingapo, đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.

Thứ hai, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, kinh tế Trung Quốc phát tri n nhanh chóng đ tạo ra nhiều cơ hội cho các nước ASEAN, nhưng cũng mang đến sự cạnh tranh quyết liệt về thị trường hàng hoá và đầu tư tiền vốn quốc tế. Do ASEAN và Trung quốc có cơ cấu xuất khẩu giống nhau (hàng dệt may, giày

dép, chất dẻo, các sản phẩm điện và điện tử) nên khả năng xuất khẩu sang thị trường của nhau sẽ bị hạn chế, ngay cả khi các hàng rào thuế quan và phi thuế uan đ được xoá bỏ. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu giống nhau đ và còn gây nên sự cạnh tranh gay gắt ở thị trường thứ ba. Hiện nay Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu đều là các đối tác thương mại lớn nhất của cả ASEAN và Trung Quốc. Tại những thị trường này, Trung quốc có lợi thế so sánh hơn ASEAN. Năm 200 , trong tổng thương mại của Trung Quốc với thế giới là 2.206 ngàn tỷ USD thì thương mại Trung Quốc - EU chiếm 16.5%, thương mại Trung Quốc - Mỹ chiếm 13.5%, Trung Quốc với Nhật Bản chiếm 10.3%, còn thương mại Trung Quốc - ASEAN đứng thứ 4, chỉ chiếm 9.6% tổng thương mại của Trung Quốc với thế giới(27) .

Hiện nay, Trung Quốc là nước sản xuất và xuất khẩu nhiều hàng công nghiệp trên thế giới, tỷ lệ chiếm hữu thị trường thế giới nhanh chóng nâng cao, từ đó làm cho hàng hoá và sản xuất của các nước ASEAN đứng trước áp lực cạnh tranh rất lớn trên trường thế giới và ngay cả trong nội địa.

Thứ ba, trong việc thực hiện ưu đ i thuế uan thương mại giữa Trung Quốc - ASEAN, rất nhiều doanh nghiệp chưa lợi dụng đầy đủ nơi sản xuất đ chứng minh xuất khẩu. Ở Trung Quốc chủ yếu có nguyên nhân 2 m t. Một m t, do tuyên truyền trong nước chưa đủ, rất nhiều doanh nghiệp không biết phải có giấy chứng minh nơi sản xuất mà Ngành ki m nghiệm ki m dịch xuất nhập khẩu cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước ASEAN, đ có th được hưởng ưu đ i về thuế quan (tình trạng này cũng phổ biến tồn tại thậm chí ở khu vực duyên hải Trung Quốc), vì vậy rất nhiều hàng hoá xuất khẩu chưa được hưởng ưu đ i giảm thuế quan. M t khác, vì công tác quản lý của các nước ASEAN đối với hàng hoá miễn giảm thuế xuất khẩu của Trung Quốc nghiêm ng t, mô thức thông quan nhập khẩu tiến hành ki m tra ch t chẽ, kéo dài thời gian thông quan hàng hoá, giá thành thông quan của doanh nghiệp tương đối cao, cho nên ít doanh nghiệp xin phép. Nhân viên hải quan của một số nước ASEAN thường xuyên hoài nghi tính chân thực tin cậy của con dấu và chữ kí

trên bi u E (chứng minh nơi sản xuất), thậm chí đưa bảng này trả về nơi ki m tra, đ c biệt, điều này thường xảy ra với thông quan thực phẩm.(28)

Thứ tư, Tình trạng thiếu hi u biết về thị trường của nhau. Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ dân doanh Trung Quốc đ trở thành lực lượng chủ yếu khai thác thị trường ASEAN, nhưng những doanh nghiệp này phổ biến g p phải vấn đề như tin tức không đủ, tiền vốn thiếu. Do nguồn tin tức liên uan đến ASEAN có hạn, nhiều doanh nghiệp thiếu hi u biết về thị trường ở khu vực này, đ c biệt các tư liệu cụ th liên uan đến các thành viên mới tương đối lạc hậu của ASEAN càng thiếu. Trong quá trình xin phép thủ tục hạng mục đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ g p phải nhiều vấn đề ngoài ý muốn, như chính sách thuế quan nhập khẩu của một số nước có nhiều thay đổi. Ngoài các loại phí doanh nghiệp phải nộp theo uy định, hiện tượng thu phí khác cũng tồn tại phổ biến.

Thứ năm, tình trạng hàng lậu Trung Quốc xuất hiện tràn lan đ ảnh hưởng đến các nền kinh tế ASEAN. Việt Nam là một ví dụ. Khoảng 70-80% cửa hàng giày dép bán hàng lậu từ Trung Quốc, gây thiệt hại n ng nề cho ngành sản xuất giày dép trong nước. Đối với trường hợp của Philippin, báo cáo gần đây của tổ chức Liên minh Tự do Thương mại cho rằng, ngành sản xuất giày dép của nước này cũng chịu tác động lớn do hàng lậu Trung Quốc. Hàng lậu không chỉ dừng lại ở m t hàng giày dép mà còn lan rộng ra hầu hết các m t hàng khác trong đời sống như thép, giấy, xi măng, nhựa… Nhiều công ty của Philippin đ phải đóng cửa ho c giảm sản xuất và nhân công do tình trạng hàng lậu. Nhiều nhà kinh tế lo ngại rằng, CAFTA có th hợp pháp hóa số hàng lậu này và khiến cho ngành công nghiệp của ASEAN trở nên tệ hại hơn(29). Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào số liệu chính thức thì tình hình vẫn tốt đẹp, đúng như mong muốn và tuyên bố của nhiều nguyên thủ đứng đầu Trung Quốc và ASEAN(30).

Thứ sáu, Vấn đề tranh chấp biên giới lãnh thổ, đ c biệt là tranh chấp trên bi n Đông. i n Đông là nơi có trữ lượng dầu mỏ phong phú, có hơn 200 khu vực có dầu khí và có khoảng 180 giếng dầu khí. Theo tính toán, trữ lượng dầu

mỏ từ 23-30 tỷ tấn, chiếm khoảng 1/3 tài nguyên năng lượng của Trung Quốc (theo uan đi m của Trung Quốc) là khu vực tranh chấp giữa 5 nước (6 bên): ASEAN gồm Campuchia, Philippin. Malaysia, Indonexia, Việt Nam với Trung Quốc và Đài Loan, đây là vấn đề tranh chấp do lịch sử đ lại nên rất khó giải quyết, lâu nay luôn là trở ngại trên con đường tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc với ASEAN. Thiện chí giải quyết tranh chấp thông ua thương lượng hòa bình, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều bất đồng lớn, vì tranh chấp quyền lợi bi n thường gắn ch t với lợi ích kinh tế, cản trở quan hệ thương mại song phương. Những gì đụng chạm đến lợi ích của các quốc gia thường khó giải quyết, đòi hỏi hai bên phải cố gắng tìm biện pháp thích hợp cho cả đôi bên. Giải quyết việc tranh chấp chủ quyền về bi n Đông giữa Trung Quốc với một số nước hữu quan của ASEAN chắc còn phải cần nhiều thời gian, do vậy sẽ còn ảnh hưởng tới việc mở rộng hợp tác kinh tế hai bên trong thời gian tới.

Ngoài ra còn tồn tại một số vấn đề chưa giải quyết được ảnh hưởng đến tiến trình phát tri n của quan hệ thương mại song phương như chất lượng hàng hoá chưa cao, bi u hiện là hàng giả, hàng nhái còn quá nhiều gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp làm ăn chân chính; phương thức thanh toán nhiều khi chưa sòng phẳng, kiện tụng lẫn nhau; hai bên chưa thực sự tin tưởng nhau dẫn đến sự trì trệ trong trao đổi thương mại; tệ nạn ăn cắp, đổi tiền giả vẫn chưa được ngăn ch n gây ra nghi ngại trong buôn bán, v.v... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đ giảm thi u những vấn đề tồn tại trên, đòi hỏi cả Trung Quốc và các nước ASEAN phải cùng thiện chí đề ra biện pháp thực hiện, đưa uan hệ thương mại song phương phát tri n tốt đẹp hơn.

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Trung Quốc-ASEAN từ khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay (Trang 57)