Trung Quốc Nhập khẩu
3.3.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN và Trung Quốc
với ASEAN và Trung Quốc
Với Việt Nam, cả ASEAN và Trung Quốc hiện đang là các đối tác thương mại hàng đầu. Tổng giá trị thương mại với các nước này chiếm tới 35% tổng kim ngạch thương mại của nước ta với thế giới.
Bảng 3.1: Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam- ASEAN trong năm 2008
Chỉ tiêu Xuấtnhập
khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu
Tính toán trên nguồn số liệu của Hải quan Việt Nam
Thứ hạng trong tổng số tất cả các khu vực thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam
1 3 2
Tỷ trọng so với tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam (%) 20,8 16,3 24,2
Tính toán trên nguồn số liệu của an Thư k ASEAN
Thứ hạng kim ngạch xuất nhập khẩu
của Việt Nam trong ASEAN 5 6 5
Tỷ trọng so với tổng kim ngạch
xuất khẩu của ASEAN (%) 8,3 7,0 9,6
Biểu đồ 3.1: Quan hệ ngoại thương Việt Nam-ASEAN giai đoạn 2005-2009
Số liệu thống kê cho thấy trong những năm gần đây uan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN ngày càng đạt được sự phát tri n khả quan. Trị giá buôn bán hàng hoá hai chiều trong giai đoạn 2005-2008 liên tục tăng ua các năm. Cụ th trong năm 2005, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - ASEAN chỉ đạt 14.91 tỷ USD trong khi đó con số này của năm 2008 là 29.77 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Đến năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng trị giá giao thương giữa Việt Nam với tất cả các uốc gia thành viên tổ chức liên kết khu vực này chỉ đạt con số 22.41 tỷ USD, giảm gần 25% so với một năm trước đó.
Cơ cấu m t hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường ASEAN chưa bền vững, chủ lực chỉ có dầu thô và gạo, đây là 2 m t hàng có nhiều biến động về giá nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này chịu ảnh hưởng lớn của giá dầu thô và gạo trên thị trường thế giới. Tổng trị giá xuất khẩu hai nhóm hàng trên sang thị trường ASEAN chiếm khoảng trên 42% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường này. Trong khi đó, nhiều sản phẩm xuất khẩu là thế mạnh của các doanh
nghiệp Việt Nam như hàng dệt may, giày dép và thủy sản hiện mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN mà nguyên nhân chủ yếu là do một số nước thành viên lớn của ASEAN cũng có lợi thế sản xuất, xuất khẩu các m t hàng tương tự này.
Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2007-2010 (tỷ USD)
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Trong vòng 10 năm từ 2000 -2010, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc không ngừng tăng nhanh với tốc độ trung bình 32%/năm . i u đồ 3 cho thấy trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc liên tục tăng. Năm 2010, m c dù chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế thế giới suy giảm nhưng kim ngạch thương mại hai nước vẫn đạt 27.32 tỷ USD, tăng 2 ,8% so với năm 200 . Điều đáng nói là tình trạng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc vẫn liên tục tăng, là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp của ta.
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc phần lớn là các sản phẩm có hàm lượng chế tạo, gia công thấp ho c nguyên liệu thô như cao su, than đá, dầu thô, các loại khoáng sản, hạt điều, hàng thủy hải sản, chiếm từ 52 – 85% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc. Thời gian gần đây, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có xu hướng thay đổi tích cực nhưng tốc độ còn chậm.
Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn cung ứng nguyên, nhiên liệu, máy móc nhập khẩu từ Trung Quốc với kim ngạch chiếm từ 65% đến 81%. Nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc có giá thành hợp lý, phục vụ tốt cho mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam;
Nhìn vào thực tế kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với ASEAN và Trung Quốc những năm gần đây cho thấy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai đối tác này có xu hướng phát tri n đi lên nhưng nhập siêu của Việt Nam còn lớn, cần có biện pháp đ giảm nhập siêu, tăng khả năng xuất khẩu.