-Để phục vụ cho công tác làm luận văn, đề tài đã tiến hành phỏng vấn ông Nguyễn Đức Thiện- trưởng Phòng Công thương huyện Ba Vì, ông Hoàng Văn Hùng- phó Phòng Công thương phụ trách mảng thương mại huyện Ba Vì và các trưởng phó phòng của phòng Tài chính - Kế hoạch và Phòng Tài nguyên môi trường Ba Vì.
-Tổng hợp từ các câu trả lời phỏng vấn có được kết quả như sau :
1. Việc phát triển HTC hiện nay còn gặp phải những khó khăn vướng mắc gì ?
Trả lời : Khó khăn lớn nhất phải kể đến khi muốn xây dựng nâng cấp và cải tạo HTC đó là khó khăn về vốn. Nguồn ngân sách của huyện là rất hạn hẹp, không đủ khả năng để đầu tư xây dựng chợ, ngân sách của Thành Phố phân bổ xuống cũng rất hạn chế, mấy năm nay Huyện đã rất nhiều lần trình dự án xây dựng chợ để xin kinh phí nhưng vẫn chưa được phê duyệt một dự án nào, thêm vào đó việc huy động vốn của các doanh nghiệp và tổ chức cũng còn rất khó khăn do cơ chế của nhà nước vẫn chưa tạo được sự khuyến khích mạnh mẽ, hơn nữa sức mua của người dân trong huyện cũng chưa đủ sức hấp dẫn các doanh nghiệp.
Khoa kinh tế
2. Công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng chợ diễn ra NTN ? Nhà nước có tạo điều kiện thuận lợi gì không ?
Trả lời : Nhiều chợ của Ba Vì có phạm vi chợ rất hẹp nên muốn nâng cấp cải tạo hay xây mới chợ thì phải giải tỏa mặt bằng xung quanh, nhưng nhiều khi việc giải tỏa rất khó khăn do quá trình đền bù cho người dân có đất thuộc khu vực bị giải tỏa gặp nhiều vương mắc, nhất là chi phí cho việc đền bù cao và người dân không chịu di dời, vì vậy huyện đã phải chuyển một số chợ sang khu vực khác mới có mặt bằng để xây dựng, chợ Phú châu của xã Phú châu là một ví dụ. Chính sách của nhà nước trong việc phân bổ đất đai xây dựng chợ cũng còn nhiều hạn chế và chưa có nhiều ưu đãi, chưa tạo nhiều thuận lợi cho giải tỏa mặt bằng xây dựng chợ.
3. Những ưu đãi mà các hộ kinh doanh trong HTC của huyện có được hưởng là gì ?
Trả lời : Chính sách của nhà nước đã tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh thường xuyên sẽ được vay vốn hỗ trợ từ các ngân hàng chính sách để đầu tư vào hoạt động kinh doanh, đó là ưu đãi đầu tiên, thứ hai hiện nay hầu như tất cả các hộ kinh doanh trong chợ đều chưa phải nộp thuế thu nhập mà chỉ phải nộp thuế và các loại phí kinh doanh ở chợ.
4. Đánh về hiệu quả của các CSQLNN đối với HTC của huyện ta ?
Trả lời : Các chính sách của nhà nước đưa ra đều được cán bộ và nhân dân huyện Ba Vì nỗ lực thực hiện, những năm qua, Ba Vì đã và đang cố gắng xây dựng hoàn thiện quy hoạch HTC của huyện, hàng năm huyện đều xây dựng quy hoạch phát triển chợ là một bộ phận của quy hoạch phát triển KTXH của huyện, xây dựng các dự án xây dựng cải tạo nâng cấp chợ và trình lên Sở Công Thương Hà Nội để xin hỗ trợ kinh phí xây dựng. Công tác quản lý chợ cũng đạt được nhiều tiến bộ, hầu hết các chợ trên địa bàn huyện đều đã được đưa vào danh sách các chợ thuộc huyện quản lý, không để kéo dài tình trạng chợ hoạt động ngoài tầm kiểm soát của nhà nước. Việc quản lý hoạt động của các chợ cũng có nhiều cải thiện, công tác vệ sinh và đảm bảo an ninh của chợ tuy còn nhiều bất cập nhưng đã tốt hơn trước rất
Khoa kinh tế
nhiều do có sự quản lý của nhà nước. Nhiều chợ của huyện đã được cải thiện và nâng cấp. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được thì cũng còn rất nhiều hạn chế, hiệu quả của các chính sách thu hút đầu tư xây dựng chợ còn cao, chưa hấp dẫn các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư xây dựng chợ.
5. Trong thời gian tới nhà nước cần có những chính sách gì để hỗ trợ HTC Ba Vì phát triển ?
Trả lời : Huyện Ba Vì rất mong muốn đảng và nhà nước quan tâm hơn nữa tới việc phát triển cơ sở hạ tầng thương mại và đặc biệt là HTC cho các huyện nông thôn như Ba Vì, ưu tiên việc phân bổ ngân sách để hỗ trợ huyện xây dựng nâng cấp và cải tạo chợ và xây dựng nhiều chính sách để khuyến khích các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp bỏ vốn ra để đầu tư xây dựng chợ, có nhiều chính sách ưu tiên đất đai cho xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội đặc biệt là HTC để giúp huyện bớt khó khăn hơn trong việc phân bổ đất đai hoặc giải tỏa mặt bằng xây dựng chợ.