-Trên địa bàn huyện Ba Vì có 23 chợ/31 xã, thị trấn. Trong đó có 2 chợ loại 2 và 21 chợ loại 3. Nhìn chung các chợ trên địa bàn có cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng còn rất nghèo nàn, xuống cấp. Phần lớn các chợ loại 3 là chợ tạm, lều lán, họp ở ngoài trời, trên nền đất, chưa có rãnh thoát nước, tường bao xung quanh chợ, cổng chợ, bãi đỗ xe và khu nhà vệ sinh, khi gặp mưa to gió lớn gây ngập úng, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh trong khu vực chợ và xung quanh.. Thiết kế kỹ thuật của chợ còn chưa phù hợp, đường đi lối lại trong các chợ đa phần là hẹp không đủ cho đi lại của người tiêu dùng, cộng thêm sự thiếu ý thức của người kinh doanh trong chợ, bầy hàng hóa làm cản trở lối đi vào chợ, tạo tâm lý ngại vào chợ cho khách hàng, tạo điều kiện cho các gánh hàng rong phát triển.
-Tình hình đầu tư xây dựng chợ ở các xã thị trấn có nhiều cố gắng nhưng trong tình trạng khó khăn, khả năng đầu tư của các xã còn rất hạn chế, ngân sách nhà nước rót xuống cũng hạn hẹp. Tổng số chợ được xây dựng mới, đầu tư nâng cấp các chợ trong 5 năm qua từ 2005 đến 2009 là 9 chợ, trong đó xây dựng 1 chợ mới và cải tạo nâng cấp 8 chợ, tập trung vào việc san lấp mặt bằng, đổ bê tông nền chợ, làm hệ thống rãnh thoát nước, nhà cầu chợ, nhà ban quản lý chợ, nhà kyốt cho thuê kinh doanh, cổng chợ. Kinh phí đầu tư chủ yếu là nguồn ngân sách của các xã và cho thuê kyốt làm quầy dịch vụ, tỉnh Hà Tây (cũ) hỗ trợ 200-300 triệu đồng/chợ.
-Nói tóm lại cơ sở vật chất kỹ thuật của HTC vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong cơ chế thị trường, cần tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho HTC song song với quá trình xây dựng phát triển kinh tế huyện.
Khoa kinh tế