Kết quả nghiên cứu thử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tư duy của trẻ em từ 3 đến 6 tuổi (Trang 62)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Kết quả nghiên cứu thử

Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thử trên 12 em, trong đó mỗi lớp gồm 4 em thì nhận thấy:

Các thực nghiệm của Piaget đòi hỏi trẻ phải có khả năng bảo toàn, mà căn cứ vào đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo bé thì các em hoàn toàn chưa có khả năng này nên chúng tôi không tiến hành làm thực nghiệm của Piaget cho trẻ mẫu giáo bé.Thực nghiệm của Piaget chỉ được thực hiện ở trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn. Với trẻ mẫu giáo bé, chúng tôi tiến hành tìm hiểu đặc điểm tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng của các cháu bằng các bài tập đã biên soạn. Đồng thời, qua nghiên cứu thử các em mẫu giáo bé, chúng tôi rút bớt số hình ảnh trong bài tập tìm hiểu tư duy trực quan – hình tượng xuống còn 04 hình. Lớp mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn vẫn giữ nguyên 06 hình.

59 2.4. Các bước nghiên cứu thực tiễn - Bước 1: Chọn 90 em ở các lớp

- Bước 2: Tiến hành thực hiện các bài tập tham khảo tại lớp mẫu giáo bé.

- Bước 3: Tiến hành thực hiện các bài tập tham khảo và các bài tập thực nghiệm của Piaget tại lớp mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn.

- Bước 4: Phát phiếu trưng cầu ý kiến cho phụ huynh học sinh. - Bước 5: Phỏng vấn các cô giáo nuôi dạy trẻ và phụ huynh học sinh - Bước 6: Tiến hành xử lý kết quả thực nghiệm và bài tập.

- Bước 7: Tiến hành xử lý kết quả trưng cầu ý kiến của phụ huynh học sinh.

60 CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Khả năng bảo toàn và xếp hạng của trẻ mẫu giáo

Chúng tôi đã tiến hành thực hiện các bài tập thực nghiệm của Piaget ở 30 trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi) và 30 trẻ mẫu giáo lớn ( 5- 6 tuổi), thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1: Kết quả bài tập 1

Phương án lựa chọn Số lượng trẻ Tỉ lệ (%)

Nước trong chiếc cốc cao nhiều hơn 58 96,6

Nước trong chiếc cốc thấp nhiều hơn 02 9,04

Nước ở hai cốc bằng nhau 0 0

Tổng 60 100

Trong số 60 trẻ tham gia làm bải tập có tới 58 em (96,6%) cho rằng nước trong chiếc cốc cao nhiều hơn, chỉ có 02 em (9,04) cho rằng nước trong chiếc cốc thấp nhiều hơn. Không có em nào trả lời rằng nước ở hai chiếc cốc bằng nhau.

Khi được hỏi: “Vì sao em cho rằng nước ở trong chiếc cốc cao nhiều hơn?”, hầu hết những em trả lời rằng: “ Vì nước ở trong cái cốc cao này trông nhiều hơn ạ.”, “vì chiếc cốc này cao hơn chiếc cốc kia”. Đối với số ít chọn chiếc cốc thấp miệng rộng thì cho rằng “chiếc cốc này nhiều nước hơn vì trông nó to hơn ạ”.

61

Ở bài tập thứ 2, trong số 60 trẻ tham gia làm bải tập có em 46 (96,6%) cho rằng đất sét ở khối bẹt nhiều hơn, 14 em (9,04) cho rằng đất sét ở khối cầu nhiều hơn. Không có em nào trả lời rằng đất sét ở hai nơi bằng nhau

Bảng 3.2: Kết quả bài tập 2

Trả lời của trẻ Số lượng trẻ Tỉ lệ

Đất sét ở khối bẹt nhiều hơn 46 76,6

Đất sét ở khối cầu nhiều hơn 14 23,4

Đất sét ở hai nơi bằng nhau 0 0

Tổng 60 100

Khi được hỏi “vì sao em nghĩ đất sét ở khối bẹt nhiều hơn?”, các em cho rằng “vì khối đất bẹt nhìn to hơn.”. Em chọn khối cầu thì lại cho rằng “vì khối cầu nhìn cao hơn.”

Bảng 3.3: Kết quả bài tập 3

Trả lời của trẻ Số lượng trẻ Tỉ lệ (%)

Dãy bên trên nhiều hình tròn hơn 60 100

Dãy bên dưới nhiều hình tròn hơn 0 0

Hình tròn ở hai dãy bằng nhau 0 0

Tổng 60 100

Với bài tập này, 100% trẻ được hỏi trả lời rằng dãy bên trên nhiều hình tròn hơn, không có em nào cho rằng dãy bên dưới nhiều hình tròn. Khi được yêu cầu giải thích: “Tại sao các em cho rằng dãy bên trên nhiều hình tròn hơn?”, hầu hết các em trả lời rằng: “Vì dãy bên trên dài hơn dãy bên dưới.”

62 Bảng 3.4: Kết quả bài tập 4 Cách sắp xếp của trẻ Tỉ lệ trẻ mẫu giáo nhỡ %) Tỉ lệ trẻ mẫu giáo lớn (%) Trẻ xếp đúng 13,3 26,7 Xếp đúng nhưng phải sửa nhiều lần 5 6,7 Không xếp đúng 31,7 16,6 Tổng 50 50

Ở bài tập này có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn. Có 40% trẻ có khả năng thực hiện thao tác xếp hàng, trong đó 13,3% là trẻ mẫu giáo nhỡ và 26,7% là trẻ mẫu giáo lớn. Số trẻ không thực hiện được là 60%, trong đó 36,7% là trẻ mẫu giáo nhỡ và 23,3% là trẻ mẫu giáo lớn. Con số đó cho thấy khả năng xếp hạng của trẻ mẫu giáo lớn tốt hơn trẻ mẫu giáo nhỡ.

Bảng 3.5: Kết quả bài tập 5

Trả lời của trẻ Số lượng trẻ Tỉ lệ (%)

Có nhiều hạt cườm màu xanh hơn 60 100

Có nhiều hạt cườm bằng nhựa hơn 0 0

63

Với bài tập này, 100% các em được hỏi cho rằng có nhiều hạt cườm màu xanh hơn. Khi yêu cầu các em giải thích tại sao lại chọn phương án đó, hầu hết các em trả lời rằng: “Vì nhìn thấy nhiều hạt màu xanh hơn.”

Đến bài tập thứ 6, trong số 60 em được làm thực nghiệm này, có 43 em cho rằng que ở phía trên dài hơn, 17 em cho rằng que ở phía dưới dài hơn. Không có em nào trả lời rằng hai que dài bằng nhau. Khi hỏi “ Tại sao em lại cho rằng que ở phía trên dài hơn?”, phần lớn các em trả lời rằng: “Vì que đó trông dài hơn”, “Vì que đó cao hơn.” Với những em chọn que phía dưới dài hơn thì cũng thấy rằng “que đó nhìn thấy dài hơn”.

Bảng 3.6: Kết quả bài tập 6

Trả lời của trẻ Số lượng trẻ Tỉ lệ (%)

Que ở phía trên dài hơn 43 71,7

Que ở phía dưới dài hơn 17 28,3

Hai que bằng nhau 0 0

Tổng 60 100

Từ kết quả giải các bài tập của Piaget, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- 100% trẻ em tham gia làm bài tập chưa nắm được nguyên tắc bảo toàn khối lượng, số lượng, độ dài. Các em trả lời một cách cảm tính, dựa vào các đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng: chiều cao của mực nước, bề rộng của khối đất sét, độ dài của dãy hạt… Trong tư duy của các em chưa hình thành rõ thao tác đảo ngược (đảo ngược hành động đã diễn ra trong đầu óc để sự vật, hiện tượng trở lại vị trí ban đầu).

64

- 13,3% trẻ mẫu giáo nhỡ và 26,7% trẻ mẫu giáo lớn có khả năng xếp đúng thứ tự các que theo độ dài. Tuy nhiên, một số em còn thực hiện các thao tác một cách chưa logic.Còn lại phần lớn các em chưa có khả năng xếp hạng.

Các kết quả này phù hợp với đặc điểm tư duy của trẻ theo lý thuyết phát triển trí tuệ của Piaget, theo đó trẻ em trước 7 tuổi chưa có khả năng hiểu bản chất của sự bảo toàn, khả năng xếp hạng 7 que tính theo độ dài còn hạn chế. Kết quả thực nghiệm của chúng tôi trên trẻ em Việt Nam cũng phù hợp với nhận định này.

3.2. Trình độ tư duy của trẻ mẫu giáo

3.2.1. Trình độ tư duy trực quan - hành động

Chúng tôi đã tiến hành cho trẻ thực hiện 3 bài tập nhằm tìm hiểu khả năng tư duy trực quan – hành động của trẻ. Dưới đây là kết quả của từng bài tập.

Biểu đồ 3.1: Kết quả bài tập trực quan – hành động 1

Kết quả bài tập trực quan – hành động 1 cho thấy: trong số 90 trẻ tham gia làm bài tập, có 54,4% trẻ chỉ đạt 1 điểm – xếp mức thấp; 20% trẻ đạt 2 điểm – xếp ở mức trung bình và 25,6% trẻ đạt 3 điểm – xếp ở mức cao. Như

65

vậy, số trẻ chỉ đạt kết quả làm bài ở mức thấp chiếm tỉ lệ khá cao, trong đó phần lớn là trẻ lớp mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ. Cụ thể như bảng sau :

Bảng 3.7: Kết quả bài tập 1ở từng lớp: Xếp hạng Nhóm trẻ 1 điểm Thấp 2 điểm Trung bình 3 điểm Cao Mẫu giáo bé 100 0 0 Mẫu giáo nhỡ 51,6 32,3 16,1 Mẫu giáo lớn 13,3 26,7 60

Trong nhóm trẻ mẫu giáo lớn có 60% trẻ đạt 3 điểm , xếp loại cao; 26,7% trẻ xếp loại trung bình và 13,3% trẻ bị loại thấp.

Trẻ mẫu giáo nhỡ có 51,6% số em ở mức thấp; 32,3 đạt mức trung bình và chỉ có 16,1% đạt mức cao.

Tất cả trẻ lớp mẫu giáo bé đều xếp loại thấp, các bé vẽ sai từ 8 – 12 đường, thậm chí có nhiều bé vẽ sai hoàn toàn, không chính xác đường nào. Các bé thường mắc phải các lỗi là vẽ không thẳng, nối không đúng các đỉnh mà thường nối lung tung các đỉnh với nhau. Nhiều bé còn vẽ thêm cả các đoạn thẳng khác mà bài tập không yêu cầu.

Tư duy trực quan – hành động là kiểu tư duy cơ bản của trẻ từ 1 đến 3 tuổi. Đến giai đoạn từ 3 – 6 tuổi, về nguyên tắc, loại hình tư duy này đã phát triển khá tốt. Tuy nhiên, kết quả bài tập nên trên cho thấy, tất cả trẻ mẫu giáo bé chỉ đạt mức thấp. Bên cạnh đó 51,6% trẻ mẫu giáo nhỡ và 13,3% trẻ mẫu giáo lớn cũng chỉ đạt kết quả ở mức thấp.

Lẽ ra, trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn phải có trình độ tư duy trực quan – hành động ở mức khá cao. Vì vậy, những trẻ lứa tuổi này chỉ đạt mức thấp là không phù hợp (kém hơn) so với sự phát triển lứa tuổi.

66

Biểu đồ 3.2: Kết quả bài tập trực quan – hành động 2

Ở bài tập trực quan – hành động 2, cũng có tới 56,7% trẻ chỉ xếp loại thấp; 18,9% trẻ ở mức trung bình và 24,4% trẻ xếp loại cao. Xem xét kết quả trong từng nhóm, chúng ta thấy: Bảng 3.8: Kết quả bài tập 2 ở từng lớp: Xếp hạng Nhóm trẻ 1 điểm Thấp 2 điểm Trung bình 3 điểm Cao Mẫu giáo bé 100 0 0 Mẫu giáo nhỡ 51,6 32,3 16,1 Mẫu giáo lớn 20 23,3 56,7

Vẫn lặp lại kết quả như bài trước, 100% trẻ mẫu giáo bé chỉ đạt 1 điểm – xếp mức thấp; 51,6% trẻ mẫu giáo nhỡ cũng bị xếp loại thấp. Còn lại, mẫu giáo nhỡ có 32,3% trẻ đạt mức trung bình và 16,1% trẻ đạt mức cao.

Các em mẫu giáo lớn vẫn làm bài tập này tốt hơn, có tới 56,7% đạt mức cao; 23,3% và 20% lần lượt bị mức trung bình và thấp.

67

Kết quả bài tập này một lần nữa cho thấy khả năng tư duy trực quan – hành động ở trẻ mẫu giáo bé rất kém. Không có một trẻ mẫu giáo bé nào thực hiện được yêu cầu tối thiểu của bài tập. Mẫu giáo nhỡ có đến 51,6% trẻ chỉ đạt ở mức độ thấp. Mẫu giáo lớn cũng có đến 20% trẻ xếp loại thấp. Có thể thấy trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn ở mức thấp cũng không phải là ít. Đây là những em có sự phát triển tư duy chậm hơn so với các bạn cũng lứa. Các em rất cần sự quan tâm, giáo dục nhiều hơn từ gia đình và nhà trường.

Biểu đồ 3.3: Kết quả bài tập trực quan – hành động 3

Ở bài tập thứ 3, tỉ lệ trẻ bị xếp loại thấp vẫn rất cao, lên tới 57,8%; số trẻ ở mức trung bình là 28,9% và số trẻ ở mức cao giảm xuống chỉ còn 13,3%. Trong đó, mẫu giáo bé vẫn biểu hiện khả năng rất kém khi thực hiện các bài tập tư duy trực quan – hành động. Bằng chứng là 100% các em đều chỉ đạt 1 điểm – xếp mức thấp.

68 Bảng 3.9: Kết quả bài tập 3 ở từng lớp Xếp hạng Nhóm trẻ 1 điểm Thấp 2 điểm Trung bình 3 điểm Cao Mẫu giáo bé 100 0 0 Mẫu giáo nhỡ 51,6 38,7 9,7 Mẫu giáo lớn 23,3 46,7 30

Bài tập 3 là bài tập phức tạp hơn hai bài trước nên dễ hiểu khi một lần nữa 100% trẻ mẫu giáo bé chỉ đạt 1 điểm. Trẻ mẫu giáo nhỡ cũng tỏ ra khó khăn với bài tập này khi chỉ có 9,7% em đạt mức cao, có 38,7% đạt mức trung bình và 51,6% trẻ bị mức thấp. Số trẻ mẫu giáo lớn cũng tỏ ra lúng túng hơn khi thực hiện bài tập này. Kết quả là số em đạt mức cao là 30%, còn lại 46,7% em đạt mức trung bình là 2 điểm và 23,3% các em bị mức thấp là 1 điểm.

Tương tự như hai bài tập trên, trình độ phát triển tư duy trực quan – hành động của trẻ mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ còn hạn chế. Số trẻ mẫu giáo nhỡ đạt yêu cầu, có sự phát triển tư duy đúng với độ tuổi chỉ chiếm gần ½ số em, còn lại là 51,6% trẻ xếp loại thấp. Mẫu giáo lớn cũng có đến 23,3% trẻ bị xếp loại thấp.

Đáng lẽ, trực quan – hành động là loại tư duy phát triển rất mạnh mẽ ở tuổi mâu giáo. Tuy nhiên, chúng tôi thấy khá nhiều trẻ mẫu giáo nhỡ vẫn chưa thành thạo trong lối tư duy này, thậm chí một số trẻ mẫu giáo lớn cũng vẫn rất kém trong những thao tác tư duy này.

Theo lý thuyết, kiểu tư duy trực quan hành động là kiểu tư duy chủ đạo của tuổi ấu nhi (15 tháng đến – 2, 3 tuổi). Ở giai đoạn này, các em giải quyết vấn đề chủ yếu bằng kiểu tư duy này và có thể nói đến tuổi mẫu giáo thì các em đã trở nên thành thạo khi sử dụng lối tư duy đó. Tuy nhiên, từ kết quả bài làm của các em có thể nhận thấy khả năng tư duy trực quan – hành động của

69

trẻ mẫu giáo bé và phần lớn trẻ mẫu giáo nhỡ còn kém. Chỉ có đa số trẻ mẫu giáo lớn đạt đúng trình độ phát triển tư duy của lứa tuổi. Tuy nhiên, vẫn còn một số trẻ mẫu giáo lớn thể hiện không tốt khả năng tư duy này.

3.2.1. Trình độ tư duy trực quan - hình tượng

Các bài tập kiểm tra khả năng tư duy trực quan – hình tượng gồm 4 bài tập sau: phân loại, tìm hình tượng tự, sắp xếp trật tự và khái quát hóa. Kết quả thu được từ các bài tập trên của trẻ mẫu giáo như sau:

3.2.1.1.Khả năng phân loại

0 10 20 30 40 50 60 Thấp Trung bình Cao 57,3 12 30,7 Tỉ lệ %

Biểu đồ 3.4: Kết quả bài tập phân loại

Bài tập phân loại cũng như các bài tập tư duy trực quan – hình tượng khác đều được chia làm 3 mức độ từ thấp đến cao. Biểu đồ trên cho thấy 57,3% số trẻ tham gia trả lời sai bài tập, 12% trả lời đúng nhưng giải thích sai hoặc không giải thích được và 30,7 trẻ trả lời đúng và giải thích đúng. Như vậy có hơn ½ số trẻ tham gia làm bài tập không đạt yêu cầu. Trong đó, tỉ lệ ở các nhóm trẻ như sau:

70

Bảng 3.10: Kết quả bài tập phân loại của các nhóm trẻ

Xếp hạng Nhóm trẻ Thấp Trung bình Cao Mẫu giáo bé 81,6 12,6 5,8 Mẫu giáo nhỡ 59,1 15,1 25,8 Mẫu giáo lớn 32,2 17 50,8

Trong số trẻ xếp loại thấp, có tới 81,6% là trẻ mẫu giáo bé. Như vậy có thể thấy thao tác phân loại của nhóm trẻ này rất kém. Trong nhóm trẻ này chỉ có 12,6% xếp loại trung bình và con số “khiêm tốn” 5,8% xếp loại cao. Có 59,1% trẻ mẫu giáo nhỡ cũng xếp loại thấp; 15,1% xếp loại trung bình và 25,8% xếp loại tốt. Phân loại là một thao tác cơ bản của tư duy mà trẻ mẫu giáo nhỡ cần phải nắm được. Tuy nhiên, kết quả cho thấy khá đông nhóm trẻ này có khả năng phân loại rất kém. Mẫu giáo lớn là nhóm trẻ tỏ ra xuất sắc hơn khi thực hiện bài tập này với kết quả là 50,8% đạt mức cao; 17% đạt mức trung bình và 32,2% ở mức thấp. Con số trên cho thấy khả năng phân loại của trẻ mẫu giáo lớn tương đối tốt. Ngược lại, thao tác tư duy này ở trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tư duy của trẻ em từ 3 đến 6 tuổi (Trang 62)