Phân tích kết quả thực hiện các bài tập tư duy của Jean

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tư duy của trẻ em từ 3 đến 6 tuổi (Trang 50)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Phân tích kết quả thực hiện các bài tập tư duy của Jean

Chúng tôi đã sử dụng 6 bài tập sau của Jean Piaget để nghiên cứu tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn (dựa trên tài liệu của Robert S. Siegler,

Children’s thinking).

Bài 1: Vật liệu bao gồm một xô nước chứa đầy nước, một chiếc cốc dùng để múc nước, 1 cái cốc thấp miệng rộng và 2 cái cốc cao miệng hẹp. Nhà nghiên cứu múc nước từ xô bằng cùng một cốc lần lượt đổ vào 2 chiếc cốc cao miệng hẹp để sẵn trước mặt trẻ. Hỏi trẻ: “Em cho cô biết nước ở cốc nào nhiều hơn?”. Trẻ trả lời: “Nước ở hai cốc như nhau ạ”. Sau đó đổ nước từ 1 chiếc cốc cao miệng hẹp sang chiếc cốc thấp miệng rộng. Hỏi trẻ: “Bây giờ em cho cô biết cốc nào có nhiều nước hơn?” ….Tại sao?

47

Bài 2: Vật liệu gồm hai khối cấu bằng đất sét hoàn toàn bằng nhau. Đặt trước mặt trẻ và hỏi “Em cho cô biết đất sét ở đâu nhiều hơn?”. Trẻ trả lời: “Bằng nhau ạ”. Sau đó ấn bẹt một quả cầu trước mắt trẻ và hỏi: “Bây giờ em cho cô biết đất sét ở đâu nhiều hơn?” Tại sao?

Bài 3: Vật liệu gồm 12 hình tròn màu đỏ như nhau. Xếp chúng thành hai dãy, mỗi dãy gồm 6 hình tròn cách đều nhau. Hỏi trẻ: “Em cho cô biết dãy nào có nhiều hình tròn hơn”. Trẻ trả lời: “Bằng nhau ạ”. Sau đó để những hình tròn ở dãy bên trên cách xa nhau ra. Bây giờ hỏi trẻ “ Em cho cô biết dãy nào nhiều hình tròn hơn? Tại sao?

Bài 4: Vật liệu gồm 7 cái que có độ dài khác nhau. Yêu cầu trẻ: “Các em hãy xếp 7 cái que này theo thứ tự từ que ngắn nhất đến que dài nhất.”

48

Bài 5: Vật liệu gồm 1 chiếc hộp có chứa 10 hạt cườm bằng nhựa, trong đó có 7 hạt màu xanh và 3 hạt màu đỏ. Hỏi trẻ: “Em cho cô biết trong hộp này có nhiều hạt cườm bằng nhựa hơn hay nhiều hạt cườm màu xanh hơn?” Tại sao?

Bài 6: Vật liệu gồm 02 cái que dài bằng nhau được xếp song song theo chiều dọc. Hỏi trẻ: “Cái que nào dài hơn?”. Trẻ trả lời: “Hai que bằng nhau ạ”. Sau đó di chuyển một cái que lên phía trên rồi hỏi trẻ: “Bây giờ thì que nào dài hơn?”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tư duy của trẻ em từ 3 đến 6 tuổi (Trang 50)