Tính tích cực hoạt động của trẻ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tư duy của trẻ em từ 3 đến 6 tuổi (Trang 47)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.2.4.3. Tính tích cực hoạt động của trẻ

Vai trò của hoạt động tích cực của con người trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh đặc biệt to lớn. Tính tích cực ở những hình thức khác nhau diễn ra ở những mức độ không như nhau nhưng luôn là một trong những điều kiện quyết định của bất cứ hoạt động nào của trẻ và sự phát triển của nó nói chung.

Nếu không có tính tích cực hoạt động thì không có sự tiếp xúc của trẻ với môi trường và do đó không thể phát triển được. Tính tích cực có nghĩa là luôn ở trong trạng thái hoạt động. Kết quả của hoạt động phụ thuộc vào tính tích cực, vào vai trò của nó đối với sự phát triển của trẻ. Ví dụ: tính tích cực hoạt động của nó đối với sự phát triển của trẻ 5 – 6 tuổi thể hiện rõ trong những tìm tòi, những sự tranh cãi, câu hỏi của nó khi nó tiếp xúc với người lớn, với sự vật xung quanh và ngay với chính nó. Và rõ ràng ta thấy chất lượng của những câu hỏi mà trẻ đưa ra phụ thuộc vào sự tích cực hoạt động, đến lượt nó những hứng thú và lòng ham hiểu biết thúc đẩy trẻ hoạt động.

Cuộc sống là một chuỗi hoạt động. Song có những dạng hoạt động trong giai đoạn này là chủ đạo và có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển tư duy,

44

tâm lý, nhân cách, có những dạng hoạt động ít có ý nghĩa hơn. Có những hoạt động giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển, có những dạng giữ vai trò phụ thuộc. Nhưng sự phát triển tâm lý phụ thuộc không phải vào những hoạt động nói chung mà phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động chủ đạo.

Ở mỗi lứa tuổi có một hoạt động chủ đạo nhất định, đó là hoạt động có đối tượng mới mẻ mà chưa hề có trước đó. Chính đối tượng mới này tạo ra những cái mới trong tâm lý trẻ. Đây là hoạt động có khả năng chi phối toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ. Những quá trình tâm lý của trẻ được cải tổ, được tổ chức lại bằng hoạt động này. Đồng thời, hoạt động chủ đạo là hoạt động có khả năng chi phối các hoạt động khác cùng diễn ra đồng thời và tạo ra những nét đặc trưng trong tâm lý của trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển.

Ở tuổi mẫu giáo (3 – 6 tuổi), hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề là hoạt động chủ đạo. Chính hoạt động vui chơi này đã tạo ra nét đặc trưng trong tư duy, nhận thức, tâm lý của trẻ mẫu giáo. Nếu trong giai đoạn, thời kỳ nào đó, hoạt động chủ đạo không được thực hiện tốt thì dù các hoạt động khác có tốt đi nữa cũng không bù đắp được sai sót của giai đoạn ấy và ảnh hưởng đến cả sự phát triển của giai đoạn sau. Về sau, nếu cố gắng bù đắp thiếu sót nói trên cũng tốn công hơn mà vẫn không đạt kết quả tốt [15].

Như vậy, có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo từ 3 – 6 tuổi, trong đó yếu tố giáo dục của gia đình là vô cũng quan trọng. Chính vì vậy, chúng tôi đã tìm hiểu về cách dạy bảo, giáo dục của cha mẹ trong gia đình đối với trẻ để làm rõ thêm mối quan hệ giữa phương pháp giáo dục và sự phát triển tư duy.

45 Chương 2

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tư duy của trẻ em từ 3 đến 6 tuổi (Trang 47)