6. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.2. Phân tích kết quả thực hiện các bài tập tư duy trực quan –
hành động
Tư duy trực quan hành động là loại tư duy có ở cả con người và ở một số loài động vật cao cấp (tất nhiên là loại tư duy này ở con người khác xa về chất so với tư duy của con vật). Đó là loại tư duy bằng các thao tác tay chân cụ thể
hướng vào việc giải quyết một số tình huống cụ thể, trực quan.
Chúng tôi đã sử dụng 03 bài tập tư duy trực quan – hành động sau để tìm hiểu về mức độ phát triển loại tư duy này ở trẻ mẫu giáo (Dẫn theo tài liệu của
Marsinkovxkaia T.Đ., Chẩn đoán sự phát triển tâm lý trẻ em, NXB Linka –
Press, Matxcơva, 1998).
- Bài 1: Cho các em xem 2 hình vẽ sau. Một hình có các đoạn thẳng nối các hình tam giác với nhau. Một hình không có các đoạn thẳng đó. Các em hãy quan sát hình vẽ bên tay trái – hình có các đoạn thẳng và sau đó vẽ lại y hệt các đoạn thẳng đó sang hình bên tay phải. Thời gian làm bài là 2 phút.
49 => Cách tính kết quả:
+ 3 điểm khi: 1 – 3 đoạn vẽ không thẳng
1 – 3 đoạn không bắt đầu từ đỉnh của hình 1 – 3 đoạn dài quá đỉnh
+ 2 điểm khi: 4 – 8 đoạn vẽ không thẳng
4 – 8 đoạn không bắt đầu từ đỉnh của hình 4 – 8 đoạn dài quá đỉnh
+ 1 điểm khi: 9 – 12 đoạn vẽ không thẳng
9 – 12 đoạn không bắt đầu từ đỉnh của hình 9 – 12 đoạn dài quá đỉnh
50
- Bài 2: Cho các em xem 2 hình vẽ sau. Một hình có các đoạn thẳng được tô đậm. Một hình không có các đoạn thẳng đó. Các em hãy quan sát hình vẽ bên tay trái – hình có các đoạn thẳng được tô đậm và sau đó vẽ lại y hệt các đoạn thẳng đó sang hình bên tay phải. Thời gian làm bài là 2 phút.
=> Cách tính kết quả:
+ 3 điểm khi: 1- 6 đoạn vẽ không thẳng 1-6 đoạn không vẽ đúng vị trí
1- 6 đoạn ngắn hoặc dài quá đường kẻ mẫu + 2 điểm khi: : 7 - 12 đoạn vẽ không thẳng
7 – 12 đoạn không vẽ đúng vị trí
7 – 12 đoạn ngắn hoặc dài quá đường kẻ mẫu: + 1 điểm khi: 13 - 20 đoạn vẽ không thẳng
13 - 20 đoạn không vẽ đúng vị trí
51
- Bài 3: Trong bức hình này, ở phía dưới có các hình vuông đã được kẻ và tô mầu rất đẹp còn những hình ở phía trên thì không có gì. Các em hãy quan sát các hình đã được tô mầu sau đó vẽ và tô màu cho các hình ở trên giống y hệt những hình ở phía dưới. Thời gian làm bài là 5 phút.
=> Cách tính kết quả:
+ 3 điểm khi: vẽ và tô màu hoàn chỉnh 5 – 6 hình, không tô chờm ra ngoài quá 1mm.
+ 2 điểm khi: vẽ được 2 – 4 hình, có thể tô không kín hết hình, nhiều khoảng trắng, không tô chờm ra ngoài quá 2mm.
+ 1 điểm khi: không vẽ và tô được 1 hình, tô chờm ra ngoài 3mm
2.2.2.3. Phân tích kết quả thực hiện các bài tập tư duy trực quan – hình tượng tượng
Tư duy trực quan - hình tượng là loại tư duy phát triển ở mức cao hơn, ra đời muộn hơn so với loại tư duy trực quan hành động và chỉ có ở con người. Đó là loại tư duy mà việc giải quyết vấn đề dựa vào các hình ảnh của sự vật,
hiện tượng.
Chúng tôi sử dụng 4 nhóm bài tư duy trực quan – hình tượng sau: phân loại, tương tự, sắp xếp và khái quát hóa. Mỗi nhóm bài gồm 3 bài. Thời gian làm mỗi bài là 1 phút. Cách đánh giá kết quả các bài tập tư duy trực quan – hình tượng được chia làm 3 mức sau:
52
+ Trả lời đúng nhưng giải thích sai hoặc không giải thích được: 2 điểm + Trả lời sai: 1 điểm
a. Nhóm bài tập phân loại: Có 6 bức hình, trong đó có 1 bức tranh
có đặc điểm/chủ đề khác với những bức tranh còn lại. Các em hãy chỉ ra bức tranh đó và giải thích bức tranh đó khác ở điểm nào.
- Bài tập phân loại 1:
53 - Bài tập phân loại 3
b. Nhóm bài tập tương tự: bên trên cho một cặp hai hình có liên hệ
với nhau theo một tương quan nhất định. Ở dưới cho trước 1 hình, cần phải tìm một hình nữa từ 8 hình cho sẵn ở ngoài để tạo với hình đã cho một cặp có mối liên hệ tương tự như cặp đã cho ở trên.
54 - Hình 2
- Hình 3
55
c. Nhóm bài sắp xếp theo trình tự đúng: mỗi bài gồm có 3 hoặc 4
bức tranh miêu tả các hành động của một sự kiện nào đó. Các em hãy sắp xếp lại các bức tranh theo trình tự đúng.
- Bài 1: - Bài 2: - Bài 3:
56
d. Nhóm bài tập khái quát hóa: mỗi bài gồm 6 bức tranh vẽ các đồ
vật, thực vật, các hiện tượng tự nhiên...2 trong số 6 bức tranh có những đặc điểm chung. Các em hãy tìm ra chúng và chỉ ra đặc điểm chung đó.
- Bài 1:
57 - Bài 3:
2.2.3. Phương pháp quan sát
Chúng tôi thực hiện quan sát có ghi biên bản để khắc họa hành vi của trẻ khi làm các bài tập tư duy.
2.2.4. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thực, sự quan tâm và phương pháp phát triển tư duy cho trẻ em của các bậc phụ huynh. (phụ lục đính kèm).
Chúng tôi đưa ra câu hỏi 3 mức độ và cách mã hóa chúng như sau: - Thường xuyên: 3 điểm
Thỉnh thoảng: 2 điểm Không bao giờ: 1 điểm - Cần thiết: 3 điểm
Khá cần thiết: 2 điểm Không cần thiết: 1 điểm - Không đúng: 3 điểm
58 Đúng: 1 điểm
Thứ tự ưu tiên cao nhất là 3, sau đó là 2 và 1. Trên cơ sở đó, chúng tôi chia ra các mức độ sau :
- Mức 1: ĐTB từ 1 đến 1,66: nhận thức và vận dụng ở mức thấp - Mức 2: ĐTB từ 1,67 đến 2,33: nhận thức và vận dụng ở mức khá - Mức 3: ĐTB từ 2,34 đến 3: nhận thức và vận dụng ở mức cao
2.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu
Sau qua trình điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu đối với phụ huynh, các cô dạy trẻ để tìm hiểu sâu thêm các vấn đề cần nghiên cứu.