6. Phương pháp nghiên cứu
1.2.4.2. Giáo dục
Giáo dục – dưới dạng chung nhất là sự chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào đời sống xã hội. Trong quá trình giáo dục, các thế hệ đang lớn phải lĩnh hội những gì xã hội đã tích lũy được nghĩa là tiếp thu các tri thức ở mức độ phát triển đã đạt tới của chúng, nắm vững những kỹ năng lao động, tiếp thu các tiêu chuẩn và kinh nghiệm ứng xử trong xã hội và xây dựng được một hệ thống quan điểm nhất định về cuộc sống. Trong quá trình giáo dục cũng phải hình thành được những phẩm chất cần thiết để giải quyết các nhiệm vụ mới chưa hề đặt ra trước thế hệ cha anh. Muốn vậy phải rèn luyện kỹ năng thu
40
lượm các kiến thức cần thiết, kỹ năng thích nghi với các điều kiện luôn thay đổi của cuộc sống và lao động, kỹ năng thực hiện hoạt động sáng tạo.
Tóm lại, có thể nói rằng giáo dục đó là quá trình mà thế hệ cha anh truyền lại kinh nghiệm lịch sử - xã hội cho các thế hệ mới nhằm chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống và lao động để đảm bảo sự phát triển hơn nữa của xã hội và của cá nhân. Như vậy, theo nghĩa rộng, nói đến giáo dục là nói đến sự tác động tới con người của toàn xã hội và của thực tiễn xung quanh. Ở trẻ mẫu giáo có hai môi trường giáo dục quan trọng là giáo dục trong nhà trường và ở gia đình.
Đối với trẻ em, giáo dục nhằm phát triển các chức năng tâm lý, hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, chuẩn bị cho những giai đoạn phát triển sau được thuận lợi. Trẻ em không đứng một mình đối diện với thế giới xung quanh nó. Những quan hệ của nó với thế giới xung quanh bao giờ cũng thông qua người lớn. Ngay từ những năm đầu của cuộc sống đã tồn tại mối liên hệ chặt chẽ giữa đứa trẻ với những người chăm sóc chúng. Người lớn là trung tâm của mọi tình huống mà đứa trẻ ở trong đó. Càng về sau mối liên hệ càng sâu sắc và trở nên tinh tế hơn, đa dạng hơn và dưới những hình thức phức tạp hơn.
Người lớn là người cụ thể mang trong mình tất cả những gì mà trong quá trình sống trẻ phải lĩnh hội được. Chỉ thông qua người lớn và nhờ có người lớn trẻ mới lĩnh hội được toàn bộ sự phong phú của thực tại: thế giới đồ vật với cách sử dụng của chúng, các mối quan hệ ứng xử giữa con người với con người, ngôn ngữ, nhận thức, những năng lực phẩm chất người.
Để quá trình giáo dục mang lại hiệu quả cao hơn thì người ta cần nghiên cứu xác định xem dạy trẻ những cái gì và dạy trẻ như thế nào ở các giai đoạn khác nhau của tuổi ấu thơ. Đứa trẻ phát triển được là nhờ có quá trình lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội mà chính giáo dục đã truyền thụ cho trẻ những
41
kinh nghiệm đó. Chúng ta khẳng định rằng, giáo dục luôn đi trước sự phát triển. Giáo dục bao giờ cũng tính đến mọi yếu tố sinh học cũng như yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách trẻ. Giáo dục có thể giúp trẻ rèn luyện làm thay đổi điều kiện sinh học, tạo ra hoàn cảnh tốt, đặc biệt là tổ chức cho trẻ hoạt động để thực hiện mục đích của giáo dục.
Chúng ta biết đặc điểm hệ thần kinh giữ vai trò lớn trong sự phát triển tâm lý người, phát triển các phẩm chất tinh thần, trong đó có sự hình thành các quá trình nhận thức của một người, song hoạt động thần kinh cấp cao không phải là tuyệt đối cố định. Dưới ảnh hưởng của điều kiện sống, đặc biệt của giáo dục và tự giáo dục, ở người có thể phát triển và củng cố các quá trình ức chế, nâng cao sức mạnh và tính năng động của các quá trình thần kinh và có thể biến đổi khí chất bẩm sinh và những hình thái biểu hiẹn rõ ràng của nó khi cần.
Giáo dục còn tác động qua lại rất mật thiết với tất cả những ảnh hưởng xuất phát từ môi trường, nó nắm vai trò chủ đạo trong việc sử dụng các điều kiện xã hội thuận lợi cũng như trong việc loại trừ hoặc làm suy yếu những ảnh hưởng và tác động bất lợi bắt nguồn từ môi trường mà trẻ sống. Nhà trẻ, trường mẫu giáo có thể tạo ra những điều kiện tốt giúp trẻ phát triển thuận lợi.
Giáo dục có thể định hướng phát triển tư duy của trẻ em chính vì vậy giáo dục phải đưa ra những hình thức hoạt động nhất định và tổ chức nó sao cho có thể hình thành ở trẻ khả năng tư duy và điều chỉnh những thiếu sót đã hình thành trước đó. Có thể nói nhà giáo dục giỏi là nhà tổ chức hoạt động giỏi. Muốn phát triển tư duy nói riêng và tâm lý cho trẻ nói chung cần tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ phát triển tối đa năng lực của mình.
Giáo dục có thể hình thành và phát triển tư duy khi nó dựa trên những hiểu biết sâu sắc về đặc điểm sinh lý, về những quy luật hình thành và phát triển tâm lý của trẻ.
42
Ý nghĩa của giáo dục còn ở chỗ, nó có thể tác động vào những yếu tố di truyền không có lợi cho sự phát triển bằng phương pháp tập luyện đặc biệt và phát triển những năng khiếu đặc biệt của trẻ.
Tóm lại giáo dục có thể tác động đến các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy của trẻ, để có những biện pháp phù hợp hơn đối với từng trẻ nhỏ.
Để giúp trẻ mẫu giáo phát triển tư duy, người lớn cần tổ chức phong phú cho các em hoạt động với đối tượng ở bên ngoài, vì hoạt động bên ngoài quy định hoạt động bên trong. Cha mẹ, thầy cô cần tổ chức cho trẻ thao tác phong phú trên đồ vật, trên kí hiệu thì biểu tượng trong đầu trẻ mới trở nên đầy đủ, khái quát, giúp tư duy trực quan – hành động và tư duy trực quan – hình tượng của trẻ phát triển. Ví dụ: khi tổ chức cho trẻ làm quen với một câu chuyện, nếu người lớn tổ chức hình thức kể chuyện phong phú như kể qua hình thức rối, qua mô hình, trao đổi với trẻ về các nhân vật thì biểu tượng từng nhân vật sẽ nhập vào đầu trẻ một cách dễ dàng và rõ nét. Nếu hình thức kể chuyện nghèo nàn, không hấp dẫn thì biểu tượng về từng nhân vật sẽ mờ nhạt. Hay khi hình thành biểu tượng về số, cần cho trẻ thao tác trên đồ vật, trên kí hiệu trước và cuối cùng là thao tác trên số (thao tác ở trong đầu). Trẻ càng được tích cực hoạt động khám phá đồ vật xung quanh thì tư duy càng có điều kiện phát triển.
Trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ, người lớn cần hiểu rõ cơ chế chuyển từ hành động bên ngoài thành hành động tâm lý bên trong và vận dụng nó một cách linh hoạt. Ở mỗi lứa tuổi khác nhau trình độ của trẻ khác nhau thì vận dụng cơ chế này để hình thành biểu tượng cũng khác nhau. Ở cùng một độ tuổi nhưng trình độ của trẻ khác nhau thì vận dụng cũng phải linh hoạt khác nhau. Ví dụ: với trẻ mẫu giáo lớn khi hình thành biểu tượng về số 10 thì trẻ đã có những kĩ năng như đếm để phát hiện số lượng, kĩ năng so
43
sánh trên đồ vật để xác định bằng nhau hay không bằng nhau…Nói cách khác là trẻ đã thuần thục với các thao tác trên đồ vật khi học các số nhỏ hơn 10. Vì vậy, khi dạy trẻ làm quen với số 10 không nên cho trẻ thao tác nhiều trên đồ vật như các số trước đó mà nên hướng dẫn trẻ thao tác nhiều trên biểu tượng, kí hiệu và trên số để phát triển khả năng tư duy trực quan - hình ảnh.
Cha mẹ phải tạo ra môi trường chơi (môi trường hoạt động, học tập) mang tính phát triển và hướng dẫn trẻ tương tác với môi trường đó. Người lớn không nên áp đặt hay bỏ mặc để trẻ tự loay hoay một mình.Cha mẹ nên chơi cũng trẻ, hướng dẫn trẻ cách chơi nhằm kích thích hứng thú và sự phát triển tư duy của các em [24, 35, 38].