- Yêu cầu các nhóm trao đổi tìm câu trả lời cho câu hỏi thảo luận.
3. Chuẩn bị: 1 Dụng cụ :
3.1. Dụng cụ: - 12 ống nghiệm nhỏ (10ml) - 2 giá đểống nghiệm - 2 đèn cồn và giá đun - 2 ống đong chia độ (10ml) - 1 máy đo pH (hoặc giấy đo pH) - 2 phễu nhỏ và bông lọc
- 1 bình thuỷ tinh (4-5 lít), đũa thuỷ tinh, nhiệt kế, cặp ống nghiệm, may so đun nước.
3.2. Vật liệu:
- Nước bọt hoà loãng (25%) qua bông lọc - Hồ tinh bột (1%)
- Dung dịch HCl (2%) - Dung dịch iôt (1%)
- Thuốc thử Strôme (3ml dung dịch NaOH 10% + 3ml dung dịch CuSO4 2%). - Tranh vẽ màu phóng to minh hoạ bước 2 và bước 3 của TN.
Hình 7.1. Dụng cụ, hóa chất, mẫu vật thí nghiệm
4. Thực hành:
GV: ĐVĐ Tại sao khi ta nhai cơm lâu trong miệng có cảm giác ngọt?
HS: dễ dàng trả lời tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần thành đường mantôzơ nên ta cảm thấy ngọt.
- Vào bài với câu dẫn: Trong bài hôm nay, các em sẽ làm thí nghiệm để kiểm tra điều khẳng định này và tìm hiểu thêm một sốđặc điểm hoạt động của enzim.
* Cách tiến hành:
- Mỗi học sinh tựđọc trước ở nhà nội dung bài thực hành. - Tổ trưởng phân công công việc cho các nhóm trong tổ. - Tiến hành bước 1 và bước 2 của thí nghiệm:
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu cho các ống nghiệm (Có thể tiến hành trước giờ lên lớp): Ống A: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước lã.
Ống B: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt.
Ống C: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt đã đun sôi.
Ống D: 2ml hồ tinh bột + 2ml nước bọt + vài giọt HCl (2%) (*)
Bước 2. Tiến hành thí nghiệm như sau:
- Đặt 4 ống nghiệm trong chậu nước nóng 370C trong thời gian 15 phút (hình 7.2).
Hình 7. 2. Bố trí thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nước bọt
- Tất cả học sinh quan sát kết quả biến đổi của hồ tinh bột trong các ống nghiệm (A, B, C, D) rồi ghi nhận xét về sự biến đổi và giải thích cho sự biến đổi vào bảng 4.
*Đáp án cho kết quả bước 2 và giải thích:
Bảng 4. Kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nước bọt
Các ống nghiệm Hiện tượng (độ trong) Giải thích
Ống A Không đổi Nước lã không có enzim biến đổi tinh
bột.
Ống B Tăng lên Nước bọt có enzim làm biến đổi tinh bột.
Ống C Không đổi Nước bọt đun sôi đã làm mất hoạt tính
của enzim biến đổi tinh bột.
Ống D Không đổi
Do HCL đã hạ thấp pH nên enzim trong nước bọt không hoạt động, không làm biến đổi tinh bột.
Bước 3. Kiểm tra thí nghiệm như sau:
- Chia phần dung dịch trong mỗi ống nghiệm thành hai:
- Dùng thuốc thửđể kiểm tra kết quả biến đổi trong các ống nghiệm như sau: Lô 1: + Ống A1
+ Ống C1 + Ống D1 Thêm vào mỗi ống 5 - 6 giọt iốt (1%). Lắc đều các ống nghiệm. Lô 2: + Ống A2 + Ống B2 + Ống C2 + Ống D2
Thêm vào mỗi ống 5 - 6 giọt dung dịch Strôme.
Lắc đều các ống nghiệm rồi đun sôi các ống nghiệm này trên ngọn lửa đèn cồn. - Quan sát kết quả bước 3 rồi ghi nhận xét vào bảng 5.
Tinh bột + Iốt -> Màu xanh.
Đường + thuốc thử Strôme -> màu đỏ nâu.
- Thảo luận tổ về lời giải thích cho các biến đổi màu trong các ống: * Đáp án cho kết quả bước 3 và giải thích (bảng 5).
Bảng 5. Kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nước bọt
Các ống nghiệm Hiện tượng (màu sắc) Giải thích
Ống A1 Có màu xanh
Ống A2 Không có màu đỏ nâu
Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột.
Ống B1 Không có màu xanh
Ống B2 Có màu đỏ nâu Nước bọt có enzim làm biến đổi tinh bột.
Ống C1 Có màu xanh
Ống C2 Không có màu đỏ nâu
Enzim trong nước bọt đun sôi không còn khả năng biến đổi tinh bột thành đường.
Ống D1 Có màu xanh
Ống D2 Không có màu đỏ nâu
Enzim trong nước bọt không hoạt động ở
pH axit, không làm biến đổi tinh bột thành đường.
5. Thu hoạch:
GV hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Enzim trong nước bọt có tên là gì?
Câu 3. Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện pH và nhiệt độ nào? Câu 4. So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường?
Câu 5. So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta nhận xét về một vài
BÀI 8. QUAN SÁT HÌNH THÁI NHIỄM SẮC THỂ, SỰ PHÂN BÀO NGUYÊN NHIỄM NGUYÊN NHIỄM
1. Mục tiêu
- Nhận dạng được NST ở các kì.
- Làm được tiêu bản để quan sát sự phân bào có tơ. Nhận ra các quá trình trong phân bào nguyên phân.
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng chuẩn bị tiêu bản và sử dụng kính hiển vi, kĩ năng vẽ
tế bào.
2. Nội dụng
- Quan sát hình thái NST. - Làm tiêu bản tạm thời rễ hành. - Quan sát sự phân bào nguyên nhiễm.
3. Chuẩn bị:
3.1. Chuẩn bị của học sinh
- Xem kĩ phần lý thuyết những nội dung liên quan.
3.2. Chuẩn bị của phòng thí nghiệm
a, Dụng cụ: Kính hiển vi, lưỡi dao cạo mỏng, kim mũi mác, đĩa đồng hồ, phiến kính, lá kính, giấy lọc hoặc giấy thấm, đèn cồn, diêm, cốc thủy tinh nhỏ. Các tiêu bản cố định NST của một số loài động vật, thực vật (giun đũa, châu chấu, trâu, bò, lợn, người, hành, lúa nước …).
b, Hóa chất: HCl, Hematocylin (camine acetic).
c, Mẫu vật: Rễ hành.
4. Tiến hành
4.1. Quan sát hình thái nhiễm sắc thể