- Giải thích được một vài hiện tượng thực tế như: vì sao phải trồng cây ởn ơi có đủ ánh sáng? Vì sao nên thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh?
Cốc nước vôi trong
cây, hai tấm kính ướt.
Tiến hành:
+ Bước 1: Lấy 2 cốc nước vôi trong giống nhau, đặt lên 2 tấm kính
ướt.
+ Bước 2: Dùng 2 chuông thuỷ tinh A và B úp vào, trong chuông A có
đặt một chậu cây.
+ Bước 3. Cho cả 2 chuông thí nghiệm vào chỗ tối sau 6 giờ.
Kết quả: Sau khoảng 6 giờ có kết quả gì? Ghi nhận hiện tượng, giải thích.
- GV nên cho HS thảo luận toàn lớp tìm câu trả lời đúng.
+ Sau 6 giờ, thấy cốc nước vôi ở chuông A bị đục và trên có một lớp váng trắng dày, cốc nước vôi ở chuông B vẫn còn trong và trên mặt chỉ có một lớp váng trắng rất mỏng.
+ Giải thích: Lớp váng trong chuông A dày hơn vì cây trong chuông A
đã thải ra khí cacbonic, khí cacbonic làm nước vôi trong hoá đục. Tiểu kết: Khi không có ánh sáng, cây đã thải ra nhiều khí cacbonic.
b. Chứng minh cây đã lấy oxi của không khí
- Giáo viên đặt vấn đề, nêu yêu cầu thí nghiệm và hướng dẫn học sinh cách thực hiện.
- Hỏi HS: Mục đích chuáng ta làm thí nghiệm này là gi?
Cốc nước vôi trong vôi trong
- Cho HS quan sát H.3.2 và tất cả các dụng cụ thật mà nhóm đó đã sử dụng
để làm thí nghiệm.
Hình 3.2. Các dụng cụ mẫu vật dùng để làm thí nghiệm 2 1. Túi giấy đen; 2. Cốc thủy tinh to; 3. Cây trồng trong cốc; 4. Diêm; 5. Đóm; 6. Tấm kính.
- Mỗi HS suy nghĩ cách thiết kế thí nghiệm sao cho đạt mục đích của thí nghiệm và trình bày trong vở bài tập.
- Cho HS trao đổi thông tin trong nhóm để giúp nhau tìm cách thiết kế thí nghiệm. Yêu cầu vài nhóm trình bày cách thiết kế của nhóm mình trên các dụng cụ thật. Toàn lớp tham gia ý kiến nhận xét. GV giúp HS hoàn thiện cách thiết kế thí nghiệm.
Tiến hành:
Bước 1: Đặt cốc có cây vào cốc thuỷ tinh to, dùng tấm kính đậy kín miệng cốc.
Bước 2: Dùng túi giấy đen bọc toàn bộ cốc thuỷ tinh và đưa vào chổ tối trong khoảng 4 giờ.
Bước 3: Thử kết quả thí nghiệm. Bỏ túi đen, đốt que diêm.
Mở hé miệng cốc, để que diêm đang cháy vào trong cốc thuỷ tinh xem que diêm còn cháy không?