- Yêu cầu các nhóm trao đổi tìm câu trả lời cho câu hỏi thảo luận.
4. Tiến hành (hoạt động dạy học):
Hoạt động 1 :
GV hướng dẫn HS thực hành quan sát và viết tường trình. - GV chiếu (hoặc treo tranh nếu có) hình 4.1 và 4.3,
- Trình bày kĩ thuật giải phẫu, lưu ý vị trí đường cắt để nhìn rõ nội quan của cá và khi cắt nâng mũi kéo để tránh cắt phải các cơ quan bên trong.
- Hướng dẫn HS xác định vị trí của nội quan .
Hoạt động 2: Thực hành của HS
- HS thực hành mổ theo nhóm 4 – 6 em.
- Quan sát cấu tạo trong → nêu nhận xét vị trí của từng cơ quan. - Gỡ nội quan → quan sát kĩ và nêu vai trò của từng cơ quan.
- Quan sát tranh bộ xương cá (hoặc hình 4.2) - Quan sát tranh hoặc mô hình não cá.
- Thảo luận nhóm và viết thu hoạch dựa theo bảng 1 sau:
Bảng 1: Các cơ quan bên trong và bộ xương của cá chép
Tên cơ quan Nhận xét vị trí và vai trò
- Mang (hệ hô hấp) Nằm dưới xương nắp mang trong phần
đầu, gồm các lá mang gắn vào các xương cung mang – có vai trò trao đổi khí.
- Tim (hệ tuần hoàn) Nằm phía trước khoang thân ứng với vây
ngực – co bóp để đẩy máu vào động mạch, giúp cho sự tuần hoàn máu.
- Hệ tiêu hóa Phân hóa rõ rệt thành thực quản, dạ dày,
ruột, có gan tiết mật giúp cho sự tiêu hóa thức ăn.
- Bóng hơi Trong khoang thân, sát cột sống – giúp cá
chìm nổi dễ dàng trong nước.
Thận (hệ bài tiết) Hai dải, sát cột sống – lọc từ máu các chất không cần thiết để thải ra ngoài.
- Tuyến sinh dục (hệ sinh dục) Trong khoang thân, ở cá đực là 2 dải tinh hoàn, ở cá cái là 2 buồng trứng phát triển trong mùa sinh sản.
- Não (hệ thần kinh) Não nằm trong hộp sọ, nối với tủy sống nằm trong các cung đốt sống – điều khiển,
điều hòa hoạt động của cá.
sườn và các xương vây – nâng đỡ cơ thể, bảo vệ nội quan, vận động.