- Giải thích được một vài hiện tượng thực tế như: vì sao phải trồng cây ởn ơi có đủ ánh sáng? Vì sao nên thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh?
5. Hướng dẫn học sinh viết bản thu hoạch:
- Ghi nhận hiện tượng, giải thích sự tạo thành tinh bột trong quang hợp. - Ghi nhận hiện tượng, giải thích quá trình giải phóng oxy trong quang hợp.
Có thể sử dụng 2 câu hỏi cuối bài để kiểm tra, hoặc có thể hỏi thêm nhiều câu hỏi vận dụng.
BÀI 3. HÔ HẤP Ở CÂY XANH 1. Mục tiêu 1. Mục tiêu
- Phân tích được thí nghiệm và tham gia thiết kế một thí nghiệm đơn giản HS phát hiện
được có hiện tượng hô hấp ở cây.
- Biết được khái niệm đơn giản về hiện tượng hô hấp và hiểu được ý nghĩa hô hấp đối với đời sống của cây.
- Ghi nhận hiện tượng giải phóng khí cacbonic trong hô hấp ở cây xanh và chứng minh cây đã lấy khí ôxi từ không khí.
- Giải thích được vài ứng dụng trong trồng trọt liên quan đến hiện tượng hô hấp của cây.
2. Nội dụng
- Làm thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây. - Làm thí nghiệm chứng minh cây đã lấy o xi của không khí.
3. Chuẩn bị:
3.1. Chuẩn bị của học sinh
- Xem kĩ phần lý thuyết những nội dung liên quan.
3.2. Chuẩn bị của phòng thí nghiệm
a, Dụng cụ: 2 tấm kính ướt, 2 chuông thuỷ tinh A và B, túi giấy đen, cốc thuỷ tinh to, diêm, đóm.
b, Hóa chất: 2 cốc nước vôi trong.
c, Mẫu vật: 2 chậu cây,
4. Tiến hành
GV: Đặt vấn đề: Trao đổi chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của cơ thể
sống. Ở động vật một trong những quá trình dị hoá là quá trình hô hấp. Thực vật cũng là một cơ thể sống, vậy chúng có hô hấp không? Biểu hiện bên ngoài của hô hấp thực vật là gi?
Thí nghiệm 1. Chứng minh sự hô hấp của cây xanh
Hình 3. 1. Bố trí thí nghiệm chứng minh sự hô hấp của cây xanh Chuẩn bi: Gồm chuông A và chuông B; 2 cốc nước vôi trong; 1 chậu cây, hai tấm kính ướt.
Tiến hành:
+ Bước 1: Lấy 2 cốc nước vôi trong giống nhau, đặt lên 2 tấm kính
ướt.
+ Bước 2: Dùng 2 chuông thuỷ tinh A và B úp vào, trong chuông A có
đặt một chậu cây.
+ Bước 3. Cho cả 2 chuông thí nghiệm vào chỗ tối sau 6 giờ.
Kết quả: Sau khoảng 6 giờ có kết quả gì? Ghi nhận hiện tượng, giải thích.
- GV nên cho HS thảo luận toàn lớp tìm câu trả lời đúng.
+ Sau 6 giờ, thấy cốc nước vôi ở chuông A bị đục và trên có một lớp váng trắng dày, cốc nước vôi ở chuông B vẫn còn trong và trên mặt chỉ có một lớp váng trắng rất mỏng.
+ Giải thích: Lớp váng trong chuông A dày hơn vì cây trong chuông A
đã thải ra khí cacbonic, khí cacbonic làm nước vôi trong hoá đục. Tiểu kết: Khi không có ánh sáng, cây đã thải ra nhiều khí cacbonic.