Tiến hành (Hoạt động dạy học)

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BDTX SINH HỌC 2013 (Trang 39)

- Yêu cầu các nhóm trao đổi tìm câu trả lời cho câu hỏi thảo luận.

4.Tiến hành (Hoạt động dạy học)

4.1. Ổn định tổ chức lớp. 4.2. GV nêu yêu cầu bài học. 4.3. Tiến hành thực hành

Hoạt động 1: Quan sát bộ xương chim bồ câu - GV yêu cầu HS quan sát bộ xương chim

(hoặc tranh bộ xương nhưng không có phần ghi chú) → nhận biết các thành phần của bộ xương.

- GV chiếu tranh bộ xương có phần ghi chú để HS xác định các thành phần chưa

biết. - GV cho HS thảo luận: nêu những đặc điểm bộ xương thích nghi với đời sống bay. - GV chốt lại các đặc điểm thích nghi: + Bộ xương nhẹ, chắc. + Hộp sọ mỏng, nhẹ, hàm không răng + Chi trước biến thành cánh

+ Xương mỏ ác có mấu lưỡi hái rộng. + Các đốt sống lưng, hông gắn chặt với xương đai hông → tạo thành khối vững chắc.

- HS đối chiếu tranh với bộ xương → xác

định.

- HS thảo luận nhóm →đại diện phát biểu, các nhóm khác bổ sung.

Hình 6.1. Bộ xương chim

Hoạt động 2: Quan sát các nội quan trên mẫu mổ

- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu mổ →

xác định vị trí các hệ cơ quan.

- GV cho HS quan sát hình 6.2 kết hợp với tranh cấu tạo trong → nhận định lại các

thành phần của từng hệ cơ quan.

- Cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 3 sau.

- GV chốt lại.

- GV cho HS thảo luận: hệ tiêu hóa ở chim bồ câu có gì khác so với những động vật có xương sống đã học ?

- GV cho HS tìm những đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay. - GV chốt lại. - Thảo luận nhóm → đại diện phát biểu, các nhóm khác bổ sung. - Thảo luận nhóm → nêu được: thực quản có diều, có dạ dày cơ

- HS thảo luận → nêu được: hệ hô hấp có thêm các túi khí, hệ tiêu hóa không có ruột thẳng).

Bng 3: Thành phn cu to trong các h cơ quan ca chim b câu

- Tiêu hóa

- Hô hấp - Tuần hoàn - Bài tiết

- Thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột, gan, tụy, huyệt. - Khí quản, phổi, túi khí. - Tim, hệ mạch. - Thận và xoang huyệt. 4.4. Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của các nhóm. - Cho điểm bảng tường trình. - Cho HS dọn vệ sinh.

BÀI 7. TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG NƯỚC BỌT

1. Mục tiêu:

- Học sinh biết đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho enzim hoạt động.

- Học sinh biết rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng.

2. Nội dung:

Mỗi ngày cơ thể ta tiết ra khoảng 800-1200ml nước bọt. Bình thường mỗi giờ tiết khoảng 15ml, nhưng khi nói, khi nhai và đặc biệt khi ăn thức ăn khô sẽ tiết nhiều hơn. Ban ngày tiết nhiều hơn ban đêm. Nước bọt không chỉ có vai trò trong tiêu hoá mà còn trong bảo vệ răng miệng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt ở nhiệt độ, độ pH khác nhau.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BDTX SINH HỌC 2013 (Trang 39)